“Dị nhân” nhặt đá cuội về làm con, cho đá một cuộc đời

Những viên đá ở sông, suối hay nương rẫy nếu không được ai để ý đến thì đều là vật vô tri, vô giác. Nhưng khi chúng được nhặt về thì sẽ có một cuộc đời, có tên và được tiếp xúc với con người mỗi ngày.

“Di nhan” nhat da cuoi ve lam con, cho da mot cuoc doi
 
Niềm đam mê bất tận
Người nghệ nhân mà chúng tôi nhắc đến là ông Lê Hát Sơn, ngụ xã Kroong, Tp.Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Căn nhà ông Sơn nằm khép mình tại con hẻm nhỏ tại xã Kroong hiền hòa thơ mộng. Trong không gian phòng khách nho nhỏ, tràn ngập những viên đá cuội với đủ kích thước khác nhau được ông Sơn tô vẽ thành những tác phẩm nghệ thuật bắt mắt.
Nhấp ngụm trà đắng ông cười hiền nói: “Nhà tôi chật quá, chỉ để được một số ít gỗ lũa và đá suối. Bên ngoài sân, vườn còn nhiều lắm nhưng chủ yếu là đá to từ vài chục đến hàng trăm kilogram”.
Nói về cơ duyên đến với nghề sưu tầm và chế tác đá ông kể, vào những năm 1978 ông làm tại Trạm Thuỷ văn Trung Nghĩa, xã Kroong, thị xã Kon Tum (nay là Tp.Kon Tum).
Tại đây, ông bén duyên rồi lập gia đình với cô gái trẻ thanh niên xung phong. Năm 1998, khi đập thủy điện Ya Ly được ngăn dòng, một phần lớn vùng đất xã Kroong trở thành khu vực ngập lòng hồ, trạm thủy văn giải thể, ông trở về với công việc đồng áng. 
“Di nhan” nhat da cuoi ve lam con, cho da mot cuoc doi-Hinh-2
Trong căn nhà nhỏ của ông Sơn chật kín những tác phẩm nghệ thuật từ đá cuội. 
Trong những lần vác cuốc ra đồng, ông bắt gặp những viên đá có hình thù, dáng vẻ khác nhau. Cầm viên đá trên tay ngắm nghía một lúc lâu, ông cảm nhận được dường như những viên đá vô tri, vô giác này phát ra nội tâm ấm áp, cuối hút đến lạ.
Từ đó, sau những phút lao động mệt mài, lúc nông nhàn ông đào tìm những viên đá có hình thù khác lạ đem về sưu tầm.
Ông Sơn chia sẻ: “Đối với những viên đá nhặt được ở sông suối hay nương rẫy tôi đều để chúng ở hình dáng tự nhiên chứ không mài giũa. Bởi tôi thích những thứ đơn giản, gần gũi và được tạo ra từ những điều tự nhiên nhất. Viên đá đầu tiên tôi nhặt được đã tặng cho người bạn ở Tp.Đà Nẵng. Người bạn đó rất quý trọng và nâng niu, gìn giữ”.
Cũng từ đó, ông có niềm đam mê mãnh liệt với các viên đá cuội, khi nghe ở đâu có đá đẹp ông đều tìm đến để mang về làm giàu thêm cho bộ sưu tập của mình. Từ con suối ở gần nhà cho đến vùng sâu, vùng xa huyện Đăk Glei của tỉnh Kon Tum hoặc tận tỉnh Quảng Ngãi ông đều đặt chân tới.
Có những chuyến đi phải vượt chặng đường hơn 100km nhưng ông Sơn đành phải “công cốc” quay về vì không có đá đẹp. Những lần như vậy ông chỉ nhặt một viên đá mang về kỷ niệm cho chuyến hành trình của mình.
“Trên những chuyến đi đó, hành trang của tôi chỉ là chiếc xe máy cà tàng, balo đựng vài bộ quần áo và chiếc võng dã chiến. Mỗi đợt như vậy sẽ đi từ 4-5 ngày, khi nào xe gần cạn xăng, túi sắp hết tiền tôi sẽ chủ động quay về nhà chuẩn bị cho những chuyến đi tiếp theo. May mắn vợ luôn là người luôn ủng hộ tôi tiếp tục với niềm đam mê của mình”, ông Sơn bộc bạch.
Những viên đá “biết nói”
Theo ông Sơn, mỗi viên đá đều có tuổi đời hàng triệu năm và được thời tiết, nước mài giũa nên mới có những hình thù riêng biệt. Chính vì vậy, chúng đều có một giá trị và ý nghĩa nhất định.
Do đó, mỗi viên đá khi đến tay bất kỳ ai ông đều muốn chúng được nâng niu, trân trọng. Nhưng cũng có những người đặt chúng ở vị trí không phù hợp nên ông khá buồn và chạnh lòng. Ông luôn hy vọng mọi người có thể xem những viên đá ấy như người bạn vì chúng cũng có tên và cuộc sống riêng.
“Những viên đá ở sông, suối hay nương rẫy nếu không được ai để ý đến thì đều là vật vô tri, vô giác. Nhưng khi chúng được nhặt về thì sẽ có một cuộc đời, có tên và được tiếp xúc với con người mỗi ngày.
Với tôi, khi đá được đưa về cũng như một người con rơi. Nếu chúng vào gia đình tốt thì sẽ được nâng niu, trân trọng, chăm sóc kỹ lưỡng và trở nên có ích. Còn không thì có thể bị vứt bỏ… Đối với những viên đá ấy, nếu con người đặt tình cảm vào sẽ trở nên đẹp và sắc sảo, còn để tiền bạc lấn át thì sẽ chẳng còn ý nghĩa”, ông Sơn chia sẻ.
Trong căn nhà nhỏ của mình, gia tài của ông Sơn là cả nghìn viên đá lớn nhỏ và gỗ lũa. Có những người tìm đến xin ý kiến và nhờ ông góp ý để đặt tên cho đá. Cũng có người ngỏ ý muốn lưu giữ và bảo quản những viên đá đó giúp ông. Thế nhưng, khi biết ý định của họ là để kinh doanh thì ông Sơn lắc đầu từ chối.
“Di nhan” nhat da cuoi ve lam con, cho da mot cuoc doi-Hinh-3
Ngoài sở thích sưu tầm đá cuội, ông Sơn rất đam mê với thư pháp. 
Ông Phan Đức Luận, nguyên Giám đốc Sở Văn hoá, Thông tin và Thể thao tỉnh Kon Tum cho biết, ông Sơn là một người đa tài và có niềm yêu thích nghệ thuật, thơ ca. Bên cạnh đó, ông Sơn còn rất đam mê sưu tập đá suối, gỗ lũa. Với “gia tài” là gỗ lũa, đá suối, nhiều tập thơ ca thì nhà Sơn được xem là một điểm đến, bởi ở ông hội tụ nghệ thuật chân chính.
Theo ông Luận, trong mỗi viên đá đều có cái hồn, bản thân viên đá biết nói, quan trọng là con người có cảm nhận được nó hay không. Riêng bản thân ông Sơn, có thể cảm nhận và trò chuyện được với những viên đá tưởng chừng như vô tri, vô giác đó.

“Dị nhân” 15 năm nhặt vỏ chai về xây ngôi nhà “độc nhất vô nhị” ở Quảng Nam

Ngôi nhà của ông Nguyễn Hoàng Linh đã được xây liên tục suốt 15 năm mà chưa hoàn thiện. Điều đặc biệt là ngôi nhà được ông trang trí bằng hàng nghìn vỏ chai...

“Di nhan” 15 nam nhat vo chai ve xay ngoi nha “doc nhat vo nhi” o Quang Nam

Nằm cách trung tâm TP Hội An cũng không xa, ngôi nhà "dị biệt" của ông Nguyễn Hoàng Linh (47 tuổi) nằm bên cạnh rừng dừa nước ở xã Cẩm Thanh. Với vẻ ngoài còn đang được chắp vá, công trình này trở nên khác biệt với những ngôi nhà xung quanh. 

“Di nhan” 15 nam nhat vo chai ve xay ngoi nha “doc nhat vo nhi” o Quang Nam-Hinh-2

Công trình này không chỉ là nơi ở của gia đình ông Linh mà nó còn là một "biểu tượng" giúp lan truyền cảm hứng bảo vệ môi trường đến bất cứ ai đã từng ghé thăm.


Choáng váng hành trình từ "dị nhân" ăn sống sâu, bọ... thành tiến sĩ

(Kiến Thức) - Gregory ăn bất cứ con gì động đậy mà mình nhìn thấy, từ sâu, bọ, thằn lằn, chỉ để duy trì sự sống. Có những lúc cảm thấy ghê sợ bản thân, "dị nhân" này còn muốn buông bỏ cuộc sống.

Theo thông tin đăng tải, ông Gregory Smith, 63 tuổi, hiện là tiến sĩ, giảng viên đại học ở Australia, mới đây chia sẻ câu chuyện cảm động của mình, kể về hành trình từ một dị nhân trở thành một vị tiến sĩ đáng kính, gây xôn xao dư luận.

Cụ thể, Gregory Smith từ khi còn nhỏ đã bị cha mình đánh đạp và ngược đãi. Mẹ ông cũng không can thiệp, thậm chí còn đánh đập 5 chị em ông tàn nhẫn hơn.

Choang vang hanh trinh tu
 

10 tuổi, Gregory Smith bị đưa vào cô nhi viện. Bi thảm thay, tại cô nhi viện, cậu bé Gregory bị xâm hại tình dục. Đây là bước chuyển lớn khiến tâm tình của Gregory ngày một biến thái, vặn vẹo, trở thành người có khuynh hướng tính cách chống đối xã hội.

Đến năm 14 tuổi, Gregory bắt đầu uống rượu và đánh nhau, có nhiều hành vi ác.

Mời quý vị xem video: Dị nhân nửa người nửa cáo ở Pakistan

Đói khổ, Gregory bắt đầu lang thang, đi tận sâu vào trong khu rừng nhiệt đới thuộc công viên quốc gia Goonengerry, phía tây Mullumbimby, New South Wales và học cách sống như một con rắn.

Gregory ăn bất cứ con gì động đậy mà mình nhìn thấy, từ sâu, bọ, thằn lằn, chỉ để duy trì sự sống. Có những lúc cảm thấy ghê sợ bản thân, Gregory còn muốn buông bỏ cuộc sống này.

Choang vang hanh trinh tu
 

Đến năm 1989, Gregory chuyển hẳn vào rừng rậm sống như một ẩn sĩ thực sự. Mãi đến năm 1999, Gregory bị xe đâm, buộc phải vào bệnh viện, lúc này ông mới chấm dứt những ngày sinh sống hoang dã.

Sau khi được điều trị, Gregory tỉnh lại, ông giật mình nhận ra, trong túi xách của mình chỉ có các loại chất có hại, rượu, thuốc lá... Cảm thấy cuộc sống của mình không nên bệ rạc thế này, Gregory dứt khoát đoạn tuyệt với quá khứ, quyết tâm thay đổi tương lai.

Choang vang hanh trinh tu
 

Thời điểm này, Gregory đã 45 tuổi, anh bắt đầu tự học, rất nhập tâm và có nhận định vô cùng sắc bén với bộ môn xã hội học. Gregory được nhận vào một trường đại học.

Sau đó, nhờ nỗ lực vượt bậc, ông tốt nghiệp và lấy được bằng tiến sĩ bằng chính năng lực của mình.

Hiện tại, khi đã trở thành một giảng viên đại học, là một vị tiến sĩ đáng kính, Gregory vẫn thường chia sẻ về cuộc đời của mình cho các sinh viên nghe, giúp họ vững tin vào con đường mình đã chọn, tin rằng thay đổi không bao giờ là quá muộn.