Bé 19 tháng tuổi đuối nước trong xô đựng nước thải điều hòa

Không chỉ ao hồ, sông suối mới nguy hiểm mà ngay cả các vật dụng chứa nước trong nhà như chậu, xô, bể bơi mini, bể cá cảnh… cũng tiềm ẩn rủi ro đuối nước cao.

Mới đây, Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận và xử trí trường hợp một bé gái 19 tháng tuổi bị đuối nước do ngã vào xô đựng nước thải điều hòa ở đầu hồi nhà. May mắn, gia đình phát hiện kịp thời, sơ cứu ép tim, thổi ngạt nên bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch.

Tím tái, ngưng thở.... vì đuổi nước trong

Theo lời kể của bố mẹ, bệnh nhi nặng khoảng 12kg, cao chừng 90cm, rất thích nghịch nước. Hôm ấy, trong lúc nhà có khách, bé một mình đi ra khu vực đầu hồi nhà, nơi có đặt một chiếc xô đựng nước thải điều hòa, cao khoảng 40 - 45cm, miệng rộng 40cm, bên trong có chứa khoảng 10 - 15cm nước.

duoi-nuoc1.jpg
BSCKII Phạm Công Khắc, Trung tâm Nhi khoa thăm khám cho bệnh nhi - Ảnh BVCC

Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở. May mắn, người nhà có kiến thức sơ cấp cứu đã đến kịp thời thực hiện các bước sơ cứu ban đầu. Sau khoảng 5 - 7 phút, trẻ nôn ra nước, thức ăn, có nhịp thở trở lại dù vẫn hôn mê.

Ngay lập tức, bệnh nhi được đưa đến Bệnh viện huyện trong tình trạng có mạch, được đặt nội khí quản và bóp bóng có oxy hỗ trợ hô hấp và chuyển đến Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai điều trị tiếp. Tại Trung tâm Nhi khoa, kết quả hình ảnh chụp phim X-quang phổi cho thấy bé có dấu hiệu tổn thương phổi do hít sặc, trẻ được an thần thở máy và hồi sức tích cực.

Sơ cấp cứu đúng cách quyết định sự sống còn

BSCKII. Phạm Công Khắc, Trung tâm Nhi khoa cho biết: “May mắn là gia đình bé có người nhà làm nhân viên y tế nên đã xử trí bước đầu kịp thời. Đây là yếu tố quan trọng giúp giữ mạng sống cho bé”.

Với các trường hợp cấp cứu cho trẻ nói chung, bác sĩ Khắc khuyến nghị áp dụng theo nguyên tắc đầu tiên làm thông thoáng đường thở, tiếp đó thổi ngạt và ép tim.

Cụ thể, khi gặp trường hợp trẻ đuối nước cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm, tới vị trí an toàn gần nhất. Cẩn thận đặt trẻ trên nền cứng, phẳng, chắc chắn. Giữ đầu trẻ ngửa ra sau và nâng cằm để thông đường thở.

Tiếp theo, thực hiện thổi ngạt 5 lần, sau đó tiếp tục thực hiện theo chu kỳ ép tim 30 lần thì thổi ngạt 2 lần. Khi ép tim ngoài lồng ngực, không ấn ngực quá mạnh tránh gây tổn thương xương sườn, phổi. Tiếp tục các bước ép tim - thổi ngạt xen kẽ cho đến khi trẻ có phản ứng trở lại, có nhịp thở và đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

anh-chup-man-hinh-2025-05-22-141721.jpg
Xô nước bệnh nhi ngã vào - Ảnh BVCC

Nguy cơ đuối nước từ các vật chứa trong nhà

BSCKII Phạm Công Khắc, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: “Mùa hè, trẻ nhỏ rất thích nghịch nước. Không chỉ ao hồ, sông suối mới nguy hiểm mà ngay cả các vật dụng chứa nước trong nhà như chậu, xô, bể bơi mini, bể cá cảnh… cũng tiềm ẩn rủi ro đuối nước cao”.

Một em bé chỉ cần 10cm nước và vài giây lơ là của người lớn có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm tính mạng. Vì thế, phụ huynh tuyệt đối không để trẻ chơi một mình gần khu vực có nước, đồng thời cần đậy kín, cất cao những vật dụng chứa nước. Trẻ em khi đi bơi cần có người lớn giám sát.

“Đặc biệt, không được dốc ngược trẻ hay vác trẻ lên vai chạy vòng quanh khi trẻ bị đuối nước, hành động này dễ làm chậm quá trình sơ cứu và gây tổn thương thêm cho trẻ.

Song song với đó, tăng cường các hoạt động truyền thông, đào tạo giáo dục kỹ năng sơ cấp cứu cho cộng đồng. Nên cho trẻ tập bơi sớm nhất có thể”, BSCKII Khắc nhấn mạnh.

Cứu 4 học sinh đuối nước ở Phú Thọ, người đàn ông tử vong

Trong lúc anh Đ.D.D. nhảy xuống sông Hồng để cứu 4 học sinh đuối nước không may đã bị nước cuốn trôi dẫn đến tử vong.

Ngày 21/5, thông tin từ UBND xã Cao Xá (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) cho biết, một nam thanh niên địa phương thiệt mạng trong lúc cứu 4 học sinh khỏi đuối nước. Nạn nhân là anh Đ.D.D. (SN 1994).

capture.png
Khu vực nơi xảy ra sự việc. Ảnh Vietnamnet

Phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ mùa hè

Mùa hè, khoảng thời gian được mong đợi nhất trong năm đối với trẻ em lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn thương tích nếu thiếu sự giám sát từ người lớn.

Theo thống kê từ Bộ Y tế, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 370.000 trẻ em bị tai nạn thương tích, trong đó đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Riêng trong dịp hè, số ca tai nạn tăng cao do trẻ được nghỉ học, dành nhiều thời gian ở nhà hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời, nhưng không phải lúc nào cũng có người lớn bên cạnh.

Đuối nước vẫn là mối đe dọa lớn nhất, đặc biệt ở các khu vực có ao hồ, sông suối, hoặc khi trẻ tự ý đi bơi không có người lớn giám sát. Ngoài ra, trẻ nhỏ còn dễ gặp tai nạn do chơi đùa gần khu vực bếp, ổ điện, leo trèo cây cao hoặc sử dụng xe đạp, xe trượt mà không có đồ bảo hộ.

Chạy đua với thời gian cứu bé 14 tuổi bị vỡ tim sau tai nạn

Vỡ tim, hôn mê, đa chấn thương... là một tình huống vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được can thiệp kịp thời.

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa chạy đua với thời gian, cứu sống người bệnh 14 tuổi bị vỡ tim kèm theo nhiều chấn thương nghiêm trọng sau tai nạn giao thông.

Theo thông tin từ gia đình, người bệnh H trú tại huyện Đoan Hùng, bị tai nạn giao thông bất tỉnh tại chỗ, được người dân đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương. Người bệnh được cấp cứu ban đầu và nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.