Cụ ông 71 tuổi bị ngã chấn thương khi trèo cây cắt cành tránh bão

Cụ ông 71 tuổi ở TP Hải Phòng đã trèo lên cây cao để cắt tỉa cành, phòng cây đổ khi bão về, nhưng trời mưa, cây trơn, bị trượt chân ngã xuống đất, chấn thương.

Ngày 22/7, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết đang điều trị cho bệnh nhân N.T.B. (71 tuổi, trú tại Trần Nhân Tông, TP Hải Phòng) bị đa chấn thương sau tai nạn ngã từ trên cây cao xuống đất.

Ông cho biết do lo sợ gió bão có thể làm gãy cành cây gây nguy hiểm cho người đi đường và tài sản, ông đã chủ động leo lên cây để cắt tỉa. Tuy nhiên, do trời mưa, bề mặt cây trơn trượt, ông mất thăng bằng và rơi xuống.

Cú ngã khiến ông B. bị chấn thương phức tạp ở vùng đỉnh đầu, gãy các ngón I, II bàn chân phải và ngón I bàn chân trái. Các bác sĩ đã nhanh chóng làm sạch, khâu vết thương đầu và nẹp cố định những vị trí xương bị gãy. Hiện tại, sức khỏe ông đã ổn định nhưng vẫn đang được theo dõi và điều trị tại bệnh viện.

Để đảm bảo công tác cấp cứu trong bão số 3, bệnh viện đã bố trí 100% nhân lực trực tại cả hai cơ sở, đội phòng chống thiên tai ứng trực 24/24 từ ngày 21/7 đến khi bão tan - Ảnh congluan.vn

Để chủ động ứng phó với bão Wipha sắp đổ bộ, nhiều người dân đã tất bật gia cố nhà cửa, chằng chống mái tôn, cắt tỉa cây cối quanh nhà nhằm hạn chế rủi ro khi gió lớn kéo đến. Đây là hành động cần thiết giúp đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

Tuy nhiên, nếu thực hiện thiếu kỹ năng, không trang bị dụng cụ bảo hộ đúng cách, những việc tưởng chừng đơn giản như trèo lên mái nhà, chặt cành cây lại có thể trở thành tai nạn nguy hiểm.

Theo các bác sĩ, tai nạn vào mùa mưa bão là tình huống thường gặp, nhất là ở người cao tuổi hoặc những người chủ quan, không trang bị thiết bị bảo hộ khi làm việc ở độ cao.

Trong bối cảnh thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng, việc chủ động phòng tránh thiên tai là rất cần thiết. Tuy nhiên, người dân cần có phương pháp hợp lý, an toàn và nếu có thể, nên nhờ đến sự hỗ trợ từ lực lượng chuyên môn hoặc người có kinh nghiệm để hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Gần 700 cây xanh đã được cắt tỉa trong những ngày gần đây để đề phòng bão WIPHA đổ bộ. Ảnh: Đinh Mười.
Gần 700 cây xanh đã được cắt tỉa trong những ngày gần đây để đề phòng bão WIPHA đổ bộ. Ảnh: Đinh Mười.

Theo thống kê từ Sở Y tế Hải Phòng, trong đêm 21 và sáng 22/7, các bệnh viện trên địa bàn tiếp nhận hàng trăm ca cấp cứu, trong đó hơn 100 ca là sản phụ chuyển dạ và gần 30 ca tai nạn trong mưa gió.

Tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, chỉ trong vài tiếng từ chiều 21/7 đến sáng 22/7 đã có gần 200 sản phụ nhập viện, trong đó có 81 ca phải khám cấp cứu. Nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng vỡ ối, cần can thiệp khẩn cấp. Do số lượng tăng đột biến, một số phòng phải bố trí bệnh nhân nằm ghép.

Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, từ 20h30 ngày 21/7 đến sáng 22/7, có hơn 30 ca cấp cứu, chủ yếu do tai nạn giao thông và sinh hoạt trong điều kiện mưa to, gió mạnh.

Khuyến cáo kỹ năng an toàn khi bão Wipha đổ bộ

Lũ và ngập lụt gây ra thiệt hại lớn về người, tài sản. Người dân cần nâng cao ý thức phòng tránh để hạn chế thiệt hại khi bão Wipha đổ bộ.

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa đưa ra các khuyến cáo kỹ năng an toàn khi bão Wipha (bão số 3) đổ bộ.

Theo dự báo, khoảng 10h - 14h hôm nay (22/7), bão số 3 sẽ đi vào đất liền. Đề nghị người dân tuân thủ theo các hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

Trực đêm chống bão WIPHA, cứu ca sốc mất máu cấp nguy kịch

Giữa đêm trực phòng chống bão WIPHA, các bác sĩ đã phát huy tinh thần “4 tại chỗ” để cứu sống bệnh nhân sốc mất máu cấp do chảy máu túi thừa đại tràng.

Sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa thấp

Trong đêm trực đầu tiên triển khai phương án phòng chống bão số 3 - bão Wipha, khi toàn hệ thống đang căng mình ứng trực, tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cẩm Phả (Quảng Ninh), một trận chiến sinh tử cũng âm thầm diễn ra: Cấp cứu thành công một bệnh nhân nguy kịch - sốc mất máu cấp do chảy máu túi thừa đại tràng.

Người phụ nữ tổn thương thính lực do ngoáy tai

Chấn thương tai có thể gây ra các triệu chứng như ù tai, nghe kém, chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn, chảy máu tai.

Ngày 17/7, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết, chị P.T.A.H, 44 tuổi, trú ở tỉnh Tây Ninh (khu vực tỉnh Long An trước đây) nhập viện với lý do chóng mặt dữ dội.

Trước đó 3 ngày, bệnh nhân bị chấn thương tai trái do va quẹt trong lúc ngoáy tai. Sau chấn thương, bệnh nhân bị chảy máu tai, chóng mặt, buồn nôn và nôn ói nhiều, nên đi khám tại Trung tâm Y tế gần nhà với chẩn đoán là theo dõi rối loạn tiền đình - theo dõi thủng nhĩ trái do chấn thương. Tuy nhiên, bệnh nhân còn chóng mặt nhiều, kèm buồn nôn, nôn ói nên đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM .