Có nên đưa toàn bộ tiền vàng cho mẹ chồng giữ sau đám cưới?

Câu hỏi khiến nhiều nàng dâu mới băn khoăn là: "Có nên đưa vàng cho mẹ chồng giữ?".

Trong ngày cưới, hai bên gia đình thường tặng cô dâu, chú rể tiền vàng để hy vọng cả hai sẽ có một cuộc sống mới, khởi đầu thuận lợi, suôn sẻ và đủ đầy. Sau đám cưới, có cặp đôi sẽ giữ hết số tiền mừng ấy, nhưng cũng có những người để ba mẹ chồng cất hộ, khi nào cần dùng thì mới lấy. Vậy có nên đưa vàng cho mẹ chồng giữ?

Co nen dua toan bo tien vang cho me chong giu sau dam cuoi?
"Có nên đưa vàng cho mẹ chồng giữ?".

Câu hỏi này khi chia sẻ trên một diễn đàn đã nhận về nhiều luồng ý kiến tranh cãi. Phần đa đều khuyên là không: "Con lớn rùi tiền vàng của con thì con giữ được không cần mẹ phải bận lòng giữ dùm con đâu, ngược lại là mẹ có cần con giữ dùm không để mẹ lớn tuổi rùi hay quên", "Không nhé bạn, có thể đổi thanh tiền và gửi ngân hàng lấy sổ giao mẹ chồng giữ cũng được"...

Co nen dua toan bo tien vang cho me chong giu sau dam cuoi?-Hinh-2

(Ảnh minh họa)

Nhưng cũng có người thoải mái cho rằng: "Mình cũng đưa mẹ chồng giữ hộ vì mình chưa cần dùng đến mà mẹ chồng mình sống rất tiết kiệm bản thân để dành tiền cho con cháu nên mình không hề lăn tăn chuyện này". Có ý kiến lại phân vân: "Mẹ chồng hoặc chồng ngỏ ý muốn giữ tiền vàng cưới là có ý muốn quản kinh tế do tham hoặc không tin con dâu. Không đưa thì dễ bị ghét, đưa thì có thể mất. Khó thật"...

Co nen dua toan bo tien vang cho me chong giu sau dam cuoi?-Hinh-3
Co nen dua toan bo tien vang cho me chong giu sau dam cuoi?-Hinh-4
Co nen dua toan bo tien vang cho me chong giu sau dam cuoi?-Hinh-5
Co nen dua toan bo tien vang cho me chong giu sau dam cuoi?-Hinh-6

Việc đưa hay không đưa trở thành chủ đề tranh cãi trên các diễn đàn.

Đứng trước tình huống này, có một điểm "mấu chốt" mà nhiều người nên biết. Đó là việc đưa vàng hay không đưa cho mẹ chồng giữ vàng hộ là quyết định cá nhân, tùy thuộc vào gia đình.

Nếu cảm thấy thoải mái và tin tưởng, các nàng dâu hoàn toàn có thể giao cho mẹ chồng quản lý hộ. Trong trường hợp cảm thấy băn khoăn hoặc bản thân không muốn thì cần nói khéo để tránh mất lòng. Nhất là trong trường hợp sau đám cưới sống chung với nhà chồng.

Co nen dua toan bo tien vang cho me chong giu sau dam cuoi?-Hinh-7

Làm thế nào thì tùy hoàn cảnh mỗi người, đôi khi những cái nhỏ nhặt lại hóa ra quan trọng, cái tưởng chừng ghê gớm lại xử lý rất dễ dàng. Khéo một tí thì cơm lành canh ngọt, gia đình êm ấm.

Việc này bạn càng lười càng tích đức, gia đình hạnh phúc

Có nhiều người cho rằng, làm việc càng siêng năng, chăm chỉ càng gặt hái nhiều thành công. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp, có một việc bạn càng lười càng làm ít, gia đình của bạn sẽ hạnh phúc viên mãn.

Có câu thế này "cần cù bù thông minh", chúng ta chỉ cần chăm chỉ, siêng năng dù không thông minh cũng gặt hái được thành quả. Thế nhưng, có người càng lười biếng, thành quả vẫn nhận được trái ngọt. Tại vì sao? Bởi họ đã bớt khẩu nghiệp, lười vẫn động miệng. Đây cũng chính là lý do tại sao cổ nhân thường nhắc rằng "họa từ miệng mà ra" hoặc "bảy điều nhịn chín điều lành". Ngày nay cũng rất ít người thực hiện được điều này.

Vợ âm thầm làm một việc khiến chồng và bồ trẻ tự cắt đứt

Chồng ngoại tình còn chiều chuộng, cung phụng nhân tình bằng tất cả số tiền thu nhập cao mà anh ta kiếm được.

Không cho chị chồng mượn nhà, tôi bị cả gia đình chồng lạnh nhạt

Tôi không phải là người tính toán tiền bạc. Chỉ là chuyện cho anh chị ở nhờ nhà, tôi thấy đó là việc không nên.

Vợ chồng tôi cưới nhau đã 3 năm, có một cậu con trai hơn một tuổi. Nhờ có công việc tốt, thu nhập ổn định, cùng với ông bà ngoại hỗ trợ thêm nên chúng tôi đã mua được một căn hộ chung cư.

Thực ra, trước khi cưới, tôi đã có căn hộ riêng do bố mẹ tôi mua cho. Tôi định sau khi cưới, hai vợ chồng sẽ chuyển về ở đó nhưng chồng tôi không chịu.