Có cần phải xét nghiệm D-dimer sàng lọc cục máu đông?

Xét nghiệm D-dimer chỉ dùng để giúp chẩn đoán hoặc loại trừ bệnh liên quan cục máu đông.

Hỏi: Xét nghiệm D-dimer có thể chẩn đoán cục máu đông không? Có nên sàng lọc cục máu đông bằng xét nghiệm này không?
Nguyễn Văn Hưng (Hà Nội)
Co can phai xet nghiem D-dimer sang loc cuc mau dong?
Có nên xét nghiệm D-dimer sàng lọc cục máu đông?
Trả lời: theo TS.BS Huỳnh Wynn Trần, Tiến sĩ Y khoa tại Trường Y khoa, ĐH State University of New York, Test D-dimer là xét nghiệm máu xem có bệnh về cục máu đông không, chủ yếu để chẩn đoán loại trừ chứ không phải sàng lọc.
Cục máu đông được tạo ra giúp cơ thể bịt vết thương, ngăn chảy máu và tan ra khi vết thương đã lành. Với các bệnh liên quan cục máu đông như tắc tĩnh mạch sâu, tắc động mạch phổi, đột quỵ, đông máu nội mạch phân tán…, cục máu đông có thể hình thành khi không có chấn thương hoặc không tan khi đáng ra nó phải tan.
D-dimer là mảnh protein tạo ra khi cục máu đông phân rã. Ở người có triệu chứng giống của tắc tĩnh mạch sâu, hay tắc động mạch phổi chẳng hạn, mức D-dimer thấp/bình thường giúp loại trừ những bệnh này.
D-dimer tăng trong máu gợi ý bệnh liên quan cục máu đông. Nó cũng tăng trong các bệnh, nhiều điều kiện khác, như cao tuổi, có thai, nhiễm trùng, bệnh gan, bệnh tim, một số bệnh ung thư, phẫu thuật hay chấn thương gần đây, bệnh tự miễn…Do vậy, phải làm thêm các xét nghiệm khác như các chẩn đoán hình ảnh để xác định.
Xét nghiệm D-dimer chỉ dùng để giúp chẩn đoán hoặc loại trừ bệnh liên quan cục máu đông như nêu trên ở người có triệu chứng. Nếu không có triệu chứng, chẳng có lý do gì phải xét nghiệm D-dimer cả.
Do nhiều bệnh, điều kiện có thể làm tăng D-dimer, nếu không có triệu chứng của bệnh về cục máu đông thì độ nhạy của xét nghiệm này thấp, D-dimer không thể dùng để sàng lọc bệnh liên quan cục máu đông trên người không có triệu chứng.

Người vợ hạnh phúc khi chồng được ba mẹ yêu thương, tin tưởng

9 năm qua, bà Mai luôn đặt trọn niềm tin vào chàng rể. Thậm chí mọi việc liên quan tới tiền nong, thay vì chuyển khoản cho con gái, bà lại gửi luôn cho con rể.

Nhớ lại lần đầu tiên ra mắt mẹ vợ Đặng Thị Phương Mai (quê Buôn Mê Thuột), anh Huỳnh Săn (ở Đức Hòa, Long An) vẫn còn cảm thấy... sợ. 9 năm sau khi chính thức trở thành con rể của bà Mai, anh Săn chưa thể quên được cảm giác tự ti khi đứng trước ba mẹ vợ.
 "Hôm đó đi dự lễ tốt nghiệp, thấy ba mẹ ngoại hình bự quá, tập gym mà. Em chỉ dám kêu bằng cô chú thôi. Ngày ấy mình nhát. Không biết mình nhỏ con vậy ba mẹ có chịu mình không", Săn tâm sự.

Cách phòng cục máu đông, ngừa đột quỵ

Cục máu đông hình thành trong cơ thể có thể gây hệ lụy tai biến chết người. Vậy cách phòng tránh thế nào?

Cục máu đông (huyết khối) là do mảng xơ vữa động mạch bị vỡ ra. Tại chỗ vỡ mảng xơ vữa động mạch, máu tiếp xúc với lõi chất béo bên trong mảng. Khi đó, các tế bào tiểu cầu và hệ thống đông máu bị hoạt hóa, dẫn đến hình thành cục máu đông gây tắc động mạch.

Điều chỉnh nút nhỏ này trên tủ lạnh giúp tiết kiệm tiền điện

Chỉ cần điều chỉnh nút nhỏ này trên tủ lạnh, hóa đơn tiền điện nhà bạn có thể được "giảm tải" phần nào trong mùa nắng nóng cao điểm.

Mùa hè đến, nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát trong các gia đình tăng cao. Cũng bởi vậy mà hoá đơn tiền điện cũng đạt con số lớn hơn hẳn so với các thời điểm khác trong năm. Để tiết kiệm điện hơn, rất nhiều phương pháp đã được chỉ ra. Và có lẽ nhiều người chưa biết, bên cạnh thao tác với các thiết bị làm mát như quạt hay điều hoà, người dùng có thể thực hiện cả những thay đổi nhỏ trên các thiết bị điện khác nữa.