Clip "CSGT dừng xe tang, bé gái chui ra từ quan tài" là giả
Công an Thanh Hóa đã xác minh và xác định thông tin về clip "CSGT dừng xe tang giữa đường, bé gái bất ngờ chui ra từ quan tài" là không đúng sự thật.
Ngày 12/7, tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết đã chỉ đạo lực lượng CSGT Công an tỉnh vào cuộc làm rõ thông tin clip đăng trên mạng xã hội Facebook có tiêu đề "Chấn động: CSGT dừng xe tang giữa đường, bé gái bất ngờ chui ra từ quan tài" xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, gây hoang mang dư luận.
Hình ảnh lan truyền trên mạng cho rằng CSGT dừng xe, bé gái bất ngờ chui ra từ quan tài được xác định là thông tin sai sự thật. Ảnh chụp màn hình
Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, ngày 10/7, trên trang Facebook "Tin Nóng Việt Nam" đăng tải 1 video clip có lời bình tiêu đề "Chấn động: CSGT dừng xe tang giữa đường, bé gái bất ngờ chui ra từ quan tài" xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Ngay sau khi xuất hiện, clip này đã lan truyền trên mạng xã hội với nhiều lượt chia sẻ, bình luận, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân.
Sau khi nắm bắt được thông tin, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Phòng CSGT phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương tiến hành kiểm tra, xác minh, làm rõ vụ việc.
Qua xác minh, Công an tỉnh Thanh Hóa xác định thông tin trên là sai sự thật.
Hiện, các đơn vị chức năng Công an tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục kiểm tra, xác minh chủ tài khoản để điều tra, làm rõ động cơ, mục đích, đồng thời xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Công an tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo việc lan truyền clip sai sự thật trên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả gây ra. Các cá nhân, tổ chức khi chia sẻ thông tin sai sự thật có thể bị phạt tiền, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng như ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân.
Xác minh thông tin người dân trình báo nghi gạo giả
Cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang đang xác minh thông tin người dân trình báo nghi ngờ gạo giả, cháy thành than khi rang.
Chiều 9/6, thông tin từ Công an tỉnh Vĩnh Long, cơ quan này đang phối hợp với Công an tỉnh Tiền Giang xác minh, làm rõ thông tin người dân trình báo về vụ nghi gạo giả ở xã cù lao Đồng Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 11h ngày 7/6, một người dân xã Đồng Phú đến vựa gạo ở chợ Đồng Phú (xã Đồng Phú) mua 1 bao gạo (loại 25 kg/bao) “Thơm Lài VIP”, trên bao bì còn có chữ nước ngoài.
“Bắt cán bộ cấp cao” vụ nổ súng Vĩnh Long là tin giả
Công an tỉnh Vĩnh Long khẳng định video có nội dung “bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao” liên quan vụ nổ súng ở Vĩnh Long là thông tin giả mạo.
Tối 16/5, Công an tỉnh Vĩnh Long phát đi thông tin khẳng định, thông tin “bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao” ở Trà Ôn đang lan truyền trên mạng xã hội là tin giả.
“Mạng thông tin giả” của bộ đội Việt Nam trong Chiến dịch Tây Nguyên
Ta điều động Sư đoàn 968 đang hoạt động ở Hạ Lào về Kon Tum và Pleiku làm nhiệm vụ thay Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 bí mật hành quân xuống Nam Tây Nguyên đánh chiếm Buôn Ma Thuột.
"Mạng thông tin giả" trong Chiến dịch Tây Nguyên
Để địch tin rằng ta sẽ đánh Kon Tum, Pleiku, Quân Giải phóng đã triển khai “mạng thông tin giả” nhằm đánh lừa đối phương.
Đầu tháng 2/1975, một “mạng thông tin giả” được tung lên không trung. Ở Pleiku xuất hiện cụm điện đài của “Bộ tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên” giả, do tổ cơ yếu của Trung đoàn 19, cụm điện đài của Sư đoàn 968 và các đơn vị thuộc Trung đoàn Thông tin 29 khai thác. Khi các cụm điện đài phát sóng, lập tức các máy bay trinh sát L-19, OV-10 của địch thay phiên nhau ngày đêm quần lượn trên bầu trời để định vị các cụm điện đài của ta, chỉ thị mục tiêu cho máy bay tiêm kích ném bom tọa độ xuống các điểm xung quanh Kon Tum, Pleiku.
Bằng cách "triển khai giả" như trên, ta đã mô phỏng hoạt động của “Bộ tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên” giả bằng các phương tiện thông tin thật; đồng thời kết hợp với những biện pháp nghi binh chiến dịch khác như trinh sát giả, để lộ thông tin giả... bước đầu đã thu hút được sự chú ý của địch về hướng Kon Tum, Pleiku.
Quân Giải phóng làm chủ sở chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy ở thị xã Buôn Ma Thuột, tháng 3/1975. Ảnh tư liệu
Cùng với “triển khai giả”, quân ta còn tiến hành “thông tin giả” để lừa địch. Trong lúc Sư đoàn 320 và Sư đoàn 10 bí mật hành quân về tập kết ở Nam Tây Nguyên, để tránh địch nghi ngờ, hai sư đoàn này để lại hai điện đài sóng ngắn 15W cùng báo vụ và toàn bộ quy ước vô tuyến điện sóng cực ngắn, hệ thống thông tin hữu tuyến điện cho Sư đoàn 968 sử dụng.
Hằng ngày, Sư đoàn 968 duy trì đều đặn công việc ở các vị trí của Sư đoàn 320 và Sư đoàn 10. Các bộ phận làm nhiệm vụ nghi binh của Sư đoàn 968 vẫn theo nếp cũ phát đi những mệnh lệnh và những báo cáo giả trên mạng thông tin mang mật danh của Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320; một số bức điện thể hiện ý định ta đang chuẩn bị tiến công vào Kon Tum, Pleiku. Cùng với việc phát đi những bức điện giả, để nghi binh thu hút địch về hướng Bắc Tây Nguyên, ta cho người phao tin sẽ đánh lớn vào Kon Tum, Pleiku và tổ chức mít tinh, hoan nghênh bộ đội về giải phóng Kon Tum, Pleiku...
Tuy nhiên, địch đã thu thập được một quyển sổ tay của chiến sĩ ta có ghi chép một số thông tin liên quan đến Buôn Ma Thuột; cùng với báo cáo của tình báo ngụy, tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân khu 2 đã điều Trung đoàn 45 xuống Ea H'leo để thăm dò và bảo vệ Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, thông tin ta đánh vào Buôn Ma Thuột nhanh chóng bị nguồn tin của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ phủ nhận và cho rằng: Các đơn vị chủ lực Quân Giải phóng vẫn tập trung ở hướng Pleiku và Kon Tum, hoạt động ở Nam Tây Nguyên chỉ là nghi binh.
Để làm cho địch tin ta sẽ tiến công ở Bắc Tây Nguyên, lực lượng thông tin được lệnh phát đi bức điện cho các đơn vị với nội dung: "Địch đã bị mắc lừa, cho rằng ta sẽ đánh Buôn Ma Thuột nên đã điều quân xuống phía Nam" và cố tình để địch thu được. Thông tin này tiếp tục gây nhiễu loạn hệ thống tình báo ngụy quân, buộc địch điều Trung đoàn 45 (Sư đoàn 23) về Pleiku để đối phó với Sư đoàn 968 (đúng theo ý đồ chiến dịch của ta).
Với chiến thuật “đưa tin giả”, ta đã lừa được địch, tập trung lực lượng đánh chiếm Buôn Ma Thuột và giành thắng lợi, giải phóng địa bàn có ý nghĩa chiến lược, làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch ở phía Bắc Tây Nguyên, phá vỡ và chia cắt thế bố trí chiến lược của địch, buộc chúng phải co cụm và bị động đối phó trên các chiến trường. Từ đó mở ra thời cơ thuận lợi để ta tiến hành cuộc tổng tiến công chiến lược.
Trung tướng Mỹ Charle Times, cố vấn cho ngụy quyền Sài Gòn khi đó đã thừa nhận: Bằng nghi binh qua làn sóng điện, Quân Giải phóng đã thành công trong kế hoạch giam chân bộ phận chủ yếu của Quân khu 2, ngụy quân Sài Gòn ở Pleiku và Kon Tum.