Chụp thiên hà xoắn ốc NGC 2903, "săm soi" lỗ đen siêu lớn

(Kiến Thức) - Kính viễn vọng Không gian Hubble vừa chụp cận cảnh một thiên hà xoắn ốc, tương tự như thiên hà Milky Way của chúng ta. Hình ảnh sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu thêm về các lỗ đen siêu lớn trong các thiên hà lớn.

Bức ảnh mới cho thấy một môi trường bụi bặm, màu đỏ cam với những ngôi sao màu tím, phát sáng giữa những vệt bụi màu đen. Thiên hà xoắn ốc đặc biệt này có tên là NGC 2903 và nằm cách Trái đất khoảng 30 triệu năm ánh sáng, trong chòm sao Leo.

Chup thien ha xoan oc NGC 2903,
Nguồn ảnh: Phys. 

Hubble đã thu được hình ảnh mới trong khi nghiên cứu các khu vực trung tâm của khoảng 145 thiên hà xoắn ốc NGC 2903 tương đối gần Trái đất.

Bức ảnh mới nhằm giúp các nhà thiên văn học hiểu thêm về các lỗ đen siêu lớn ẩn nấp ở trung tâm của nhiều thiên hà.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến việc tìm hiểu về mối quan hệ giữa các lỗ đen này với các chỗ phình ra của NGC 2903.

Mời quý vị xem video: Đâu mới thực sự là ngôi sao lớn nhất vũ trụ? - Thư Viện Thiên Văn

Bất ngờ với ngôi sao cực nghèo sắt vừa được phát hiện

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế phát hiện ra một ngôi sao cực kỳ nghèo kim loại mới được chỉ định là SMSS J160540.18−144323.1, cung cấp cho chúng ta kiến thức về sự tiến hóa hóa học của vũ trụ.

Đối tượng mới được tìm thấy là ngôi sao thiếu sắt nhất từng được phát hiện. SMSS J160540.18−144323.1 có lượng sắt [Fe / H] dưới mức 5,0 thấp hơn cả ngôi sao SMSS J03136708 từng được phát hiện có lượng sắt thấp chỉ còn 7.3.

Bat ngo voi ngoi sao cuc ngheo sat vua duoc phat hien
Nguồn ảnh: phys. 

Tiết lộ "sốc" về sự sụp đổ khí quyển sao Diêm Vương

(Kiến Thức) - Bầu khí quyển nitơ của hành tinh lùn sao Diêm Vương được dự đoán cuối cùng sẽ sụp đổ và đóng băng vào năm 2030, bầu khí quyển sẽ biến mất trên toàn hành tinh.

Sao Diêm Vương là hành tinh lùn nhỏ nhất, lạnh nhất và xa nhất có bầu khí quyển trong Hệ Mặt Trời.

Nó quay quanh Mặt trời cứ sau 248 năm và nhiệt độ bề mặt của nó nằm trong khoảng âm 378 đến âm 396 độ F (âm 228 - âm 238 độ C). Bầu khí quyển của sao Diêm Vương bao gồm nitơ, metan và carbon monoxide.