Choáng váng dòng sông khổng lồ từng chảy qua sao Hỏa?

(Kiến Thức) - Sao Hỏa dường như đã từng là một thế giới rất ẩm ướt. Theo các nhà nghiên cứu, có lẽ sao Hỏa không khô nhanh và nhiều khi so với các lý thuyết hiện tại cho thấy.

Một nghiên cứu toàn cầu mới về các lòng sông cổ đại trên sao Hỏa cho thấy, từng có một dòng sông khổng lồ, rộng hơn các dòng sông Trái đất và từng mang một lượng nước lớn trải dài trên khắp hành tinh.
Choang vang dong song khong lo tung chay qua sao Hoa?

Nguồn ảnh: Spaceflight Now 

Các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi thấy dấu hiệu các dòng sông chảy, có lẽ trong vòng một tỷ năm qua trước khi biến mất.
Tác giả chính Edwin Kite của Đại học Chicago nói rằng, có lẽ sao Hỏa không khô nhiều so với các lý thuyết hiện tại cho thấy.
Có thể có một số quá trình chưa biết cũng có thể giữ cho sao Hỏa đủ ấm để các dòng sông lớn chảy qua rồi cạn từ từ, ngay cả khi phần lớn bầu khí quyển sao Hỏa đã biến mất.
Và hình ảnh màu này đã mô phỏng chi tiết một lòng sông martian cổ đại trên hành tinh Đỏ, màu xanh biểu thị độ sâu lòng sông thấp hơn và màu vàng biểu thị độ sâu lòng sông sâu hơn.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Giải mã bí ẩn vết "sọc hổ" trên mặt trăng Enceladus sao Thổ

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới giải quyết một số bí ẩn về "sọc hổ" trên mặt trăng Enceladus của sao Thổ. Những sọc này song song và cách đều nhau, dài khoảng 130 km và cách nhau 35 km.

Mặt trăng Enceladus sao Thổ đã được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm kể từ khi nó được quan sát chi tiết bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA.

Với dữ liệu của Cassini, các nhà khoa học đã phát hiện ra một đại dương băng giá, nằm dưới mặt trăng và có những vệt sọc hổ kỳ lạ trên cực nam của mặt trăng, không giống bất kỳ thứ gì khác trong Hệ Mặt trời.

Động đất trên sao Hỏa có khác với Trái đất không?

(Kiến Thức) - Câu chuyện thú vị liên quan tới hiện tượng động đất sao Hỏa vừa được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chia sẻ. Động đất trên sao Hỏa có khác với Trái đất không?

Động đất trên sao Hỏa là một hiện tượng giống như động đất trên Trái đất, là những rung động di chuyển qua mặt đất. Nhưng cách những trận động đất này hình thành trên Hành tinh Đỏ có thể khác với cách chúng hình thành trên Trái đất.

Và hóa ra những khác biệt này có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về Trái đất thủa ban đầu trông như thế nào.

Choáng tính chất hóa học trong môi trường liên sao hỗn loạn

(Kiến Thức) - Hơn 200 phân tử được phát hiện trong không gian, một số (như Buckminsterfullerene) có cấu trúc phức tạp với các nguyên tử carbon. Nhiều thập kỷ quan sát cũng cho thấy môi trường giữa các vì sao không đồng nhất mà khá hỗn loạn.

Được biết, những phân tử này tỏa nhiệt, giúp những đám mây vật chất liên sao khổng lồ nguội đi và co lại thành những ngôi sao mới.

Hơn nữa, các nhà thiên văn học sử dụng bức xạ từ các phân tử này để nghiên cứu các điều kiện, khi các hành tinh hình thành trong các vành đĩa ngôi sao trẻ.