Chính phủ hỗ trợ TP HCM giải quyết khó khăn dự án ngập 10.000 tỷ

Chính phủ đã có nghị quyết tháo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập triều TP.HCM (giai đoạn 1)

congphuxaun-1.png
Hạng mục cống Phú Xuân thuộc dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng. Ảnh: Hoàng Giám.

Theo VOV, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 212/NQ-CP nhằm tháo gỡ các vướng mắc pháp lý then chốt cho "siêu dự án" Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) và Dự án Đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1 (đoạn 3 - đường Vành đai 2 TP.HCM).

Theo đó, Thủ tướng đã quyết định để Chính phủ thảo luận và quyết nghị việc giải quyết khó khăn, vướng mắc các dự án trên thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại văn bản số 9497-CV/BNCTW ngày 2/4/2025 của Ban Nội chính Trung ương và Thông báo số 61-TB/BCĐTW ngày 31/3/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Chính phủ cũng yêu cầu việc thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án; khơi thông các điểm nghẽn, huy động các nguồn lực của xã hội, sớm đưa dự án vào hoạt động, phát huy hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí, thất thoát.

Chính phủ lưu ý chỉ xem xét, xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan mà nguyên nhân dẫn đến vi phạm do lỗi của cơ quan quản lý Nhà nước hoặc do lỗi của cả cơ quan quản lý Nhà nước và nhà đầu tư. Thẩm quyền xử lý khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án đầu tư thuộc cấp nào thì cấp đó xử lý.

Quá trình giải quyết phải bảo đảm kịp thời, khả thi, đúng quy định pháp luật, phù hợp với thực tiễn khách quan; không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, thất thoát, lãng phí ngân sách và tài sản của Nhà nước; không hợp pháp hóa sai phạm, không để sai chồng sai.

UBND TP.HCM chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục lập, thẩm định, điều chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; chịu trách nhiệm toàn diện về quyết định khi thực hiện điều chỉnh.

Về việc thanh toán cho nhà đầu tư dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1), Chính phủ yêu cầu UBND TP.HCM thanh toán cho nhà đầu tư dự án bằng quỹ đất, bảo đảm tuân thủ quy định tại Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, quy định của pháp luật có liên quan và chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 1/4/2021 về việc tiếp tục triển khai dự án.

UBND TP.HCM chịu trách nhiệm toàn diện trong việc xác định giá đất cụ thể, tính tiền sử dụng đất, tính tiền thuê đất của các khu đất dự kiến thanh toán, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai.

Sau khi thanh toán bằng quỹ đất, trường hợp giá trị quỹ đất thanh toán nhỏ hơn giá trị công trình BT (đã được rà soát, loại bỏ toàn bộ các chi phí bất hợp lý, không đúng quy định), phần chênh lệch sẽ được thanh toán bằng tiền từ nguồn vốn đầu tư công thành phố quản lý.

Chính phủ cũng đề nghị Kiểm toán Nhà nước xem xét thực hiện việc kiểm toán dự án làm cơ sở tổ chức thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhà đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước, sớm đưa dự án vào vận hành, khai thác, không để lãng phí thất thoát.

Dự án ngăn triều TP.HCM khởi công từ năm 2016 theo hình thức BT, do Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng.

Công trình gồm 6 cống kiểm soát triều lớn gồm Tân Thuận, Bến Nghé, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định. Các cống này có bề rộng 40-160 m cùng hệ thống đê bao dài gần 8 km, nhằm kiểm soát ngập lụt cho khu vực rộng 570 km2, với khoảng 6,5 triệu dân ở các quận trung tâm như quận: 1, 3, 4, 5, 7, 8, Bình Thạnh, Nhà Bè...

Dự án ban đầu dự kiến hoàn thành năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa thể vận hành do gặp nhiều vướng mắc.

*Tiêu đề, sapo đã được Vietnamdaily thay đổi

Sawaco gọi tên Hồng Đăng ở các gói thầu thi công cấp nước

Công ty Hồng Đăng liên tục ghi dấu với hàng loạt gói thầu cấp nước tại Sawaco, mới nhất là gói thầu ở Đa Phước, Bình Chánh (cũ), với giá trúng thầu hơn 4,3 tỷ.

Vượt 2 đối thủ, trúng thầu

Theo đó, ngày 19/12/2024, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn – TNHH MTV (Sawaco) ban hành Quyết định số 2830/QĐ-TCT-KHĐT, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng dự án “Di dời, tái bố trí và phát triển mạng lưới cấp nước đồng bộ với dự án nâng cấp, mở rộng đường Liên ấp 4-5, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh” cùng Kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Tổng mức đầu tư dự án là 4,965 tỷ đồng.

Đồng Nai: Biết gì về nhà thầu vừa trúng gói cây xanh?

Gói thầu cây xanh dự án kè sông Đồng Nai ghi nhận sự tham gia của 4 nhà thầu. Trong đó, Công ty Tân Hoàng trúng thầu, với giá thấp hơn dự toán 1,140 tỷ đồng.

Vượt 3 đối thủ, trúng thầu

Ngày 30/7/2021, HĐND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-HĐND về chủ trương đầu tư Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Đồng Nai (đoạn từ cầu Rạch Cát đến cầu Ghềnh, phía cù lao Phố), TP Biên Hòa. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 350,788 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ 235,55 tỷ đồng, phần còn lại được bố trí từ ngân sách tỉnh.

Trường ĐH SPKT TP HCM: Gói thầu lắp đặt thang máy gần 7 tỷ về tay ai?

Không đối thủ cạnh tranh, Liên danh Bình Minh – Đại Nam "một mình một ngựa" trúng gói lắp đặt thang máy, trị giá 6,922 tỷ tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.

Gói thầu không có đối thủ

Dự án cung cấp và lắp đặt thiết bị thang máy tòa nhà trung tâm Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, với tổng mức đầu tư 8,019 tỷ đồng, được Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật tại Quyết định số 1805/QĐ-ĐHSPKT ngày 23/5/2025. Sau đó, ngày 26/5/2025, đơn vị này tiếp tục phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho dự án trên với 7 gói thầu, tổng giá trị 7,488 tỷ đồng tại Quyết định số 1819/QĐ-ĐHSPKT.