
Khi tiến hành khai quật các di tích khảo cổ có trong hang động Nahal Hever ở Sa mạc Judean, Israel, các chuyên gia đến từ Viện Hàn lâm Khoa học Áo bất ngờ tìm thấy một tấm giấy cói cổ xưa, độc lạ. Ảnh: @Viện Hàn lâm Khoa học Áo.

Hiện được gọi là Papyrus Cotton, tấm giấy cói này dài hơn 133 dòng, được viết bằng tiếng Hy Lạp, khiến nó trở thành tài liệu tiếng Hy Lạp cổ xưa dài nhất từng được tìm thấy ở Sa mạc Judean. Ảnh: @Viện Hàn lâm Khoa học Áo.

Được viết bằng tiếng Hy Lạp, giấy cói này là bản ghi nhớ cho phiên điều trần trước một viên chức La Mã ở tỉnh Judean, dưới triều đại của hoàng đế La Mã Hadrian. Ảnh: @Viện Hàn lâm Khoa học Áo.

Giấy cói chứa một bản ghi về phiên điều trần, liên quan đến việc truy tố một số cá nhân, bao gồm Gadalias và Saulos, những người bị buộc tội làm giả các tài liệu liên quan đến việc mua bán và giải phóng nô lệ để lách luật ngân khố hoàng gia (kho bạc do hoàng đế kiểm soát). Ảnh: @Viện Hàn lâm Khoa học Áo.

Tiến sĩ Anna Dolganov đến từ Viện Hàn lâm Khoa học Áo cho biết: "Tấm giấy cói này rất đặc biệt vì nó cung cấp cái nhìn sâu sắc trực tiếp về công tác điều trần, tố tụng, xét xử ở khu vực này của Đế chế La Mã cổ đại". Ảnh: @Viện Hàn lâm Khoa học Áo.

Cũng theo Tiến sĩ Dolganov, theo luật La Mã cổ đại, hành vi làm giả giấy tờ và gian lận thuế sẽ bị phạt rất nặng, bao gồm cả lao động khổ sai hoặc thậm chí là tử hình. Ảnh: @Viện Hàn lâm Khoa học Áo.
Mời Quý Độc Giả cùng xem video: “Mở” xác ướp 3.000 năm của Pharaoh Ai Cập: Dung mạo thật "gây sốc" và những bí mật động trời. Nguồn video: @VGT TV - Đời Sống.