Gói thầu THPT Mỹ Xuân: Cần làm rõ dấu hiệu vi phạm luật

Luật sư cho rằng tiêu chí kỹ thuật quá chi tiết tại gói thầu thiết bị Trường THPT Mỹ Xuân có dấu hiệu vi phạm luật, cần thanh tra để làm rõ trách nhiệm.

Tiêu chí kỹ thuật “kín như bưng”, nhà thầu bị loại từ vòng gửi xe

Như báo Tri thức và Cuộc sống đã thông tin, Gói thầu “Mua sắm và lắp đặt thiết bị học tập, văn phòng” tại Trường THPT Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ (nay thuộc TP HCM), do Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư, đang vấp phải nhiều phản ánh liên quan đến tiêu chí kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu (HSMT).

Cụ thể, gói thầu này đã bị kiến nghị ngay trong quá trình mời thầu, cho thấy nhiều dấu hiệu bất thường có nguy cơ làm giảm tính cạnh tranh, gây lãng phí ngân sách nhà nước và đi ngược lại các quy định pháp luật về đấu thầu.

"Khóa thầu" bằng công nghệ độc quyền? Một nhà thầu đã gửi đơn kiến nghị, chỉ rõ việc E-HSMT yêu cầu bộ học liệu điện tử với các tính năng chuyên biệt và việc cấp tài khoản vào kho học liệu của Công ty cổ phần IIT. Theo đó, các thông số này được cho là độc quyền của IIT, gây khó khăn cho các nhà sản xuất khác trong việc đáp ứng. Việc đưa các thông số này vào hồ sơ mời thầu bị nghi ngờ nhằm định hướng nhà sản xuất, tạo lợi thế cho nhà thầu cụ thể...

Bên mời thầu chỉ trả lời chung chung rằng "Tại Việt Nam hiện có nhiều đơn vị triển khai và có khả năng cung cấp các nền tảng phần mềm tương đương" nhưng không đưa ra bất kỳ dẫn chứng cụ thể nào để bác bỏ nghi vấn này, càng củng cố nghi vấn về việc định hướng sản phẩm.

Thông số máy tính "lạ" định hướng hãng FPT? E-HSMT cũng yêu cầu máy vi tính có các thông số kỹ thuật về khe cắm bo mạch chủ (3 x PCIe x16 slot, 1 x PCIe x1 Slot) và cổng giao tiếp (12 USB) được cho là "hết sức vô lý" cho mục đích giảng dạy cơ bản. Nhà thầu kiến nghị cho rằng chỉ có hãng FPT độc quyền loại mainboard này và đây là một "key khóa của bài" nhằm định hướng nhà thầu cụ thể.

Yêu cầu kinh nghiệm và nhân sự "ép sân" không phù hợp? Gói thầu này thuộc lĩnh vực hàng hóa, nhưng E-HSMT lại yêu cầu hợp đồng tương tự phải là "thiết bị dạy học... cho chương trình giáo dục THPT mới theo thông tư 39/2021/TTBGDĐT". Đồng thời, các vị trí nhân sự chủ chốt (Quản lý chung/Trưởng nhóm kỹ thuật/Chỉ huy trưởng và Cán bộ kỹ thuật) cũng bị đòi hỏi kinh nghiệm và chứng chỉ cao.

Theo đơn kiến nghị, việc yêu cầu nhân sự chủ chốt đối với phần công việc cung cấp hàng hóa là không phù hợp với quy định tại mục 2.2, Chương 3 - Tiêu chuẩn đánh giá E-HSDT, Mẫu số 4A, ban hành kèm theo Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Những yêu cầu này bị cho là "nhằm hạn chế sự tham gia của Nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng"...

Phản hồi thiếu sức thuyết phục từ phía chủ đầu tư

Khi có kiến nghị từ nhà thầu bị loại, chủ đầu tư chỉ trả lời ngắn gọn: “Đề nghị nhà thầu nghiên cứu thực hiện theo đúng quy định của pháp luật”. Phản hồi này không làm rõ các vấn đề cốt lõi mà nhà thầu nêu – như căn cứ xây dựng tiêu chí kỹ thuật, hay lý do loại bỏ cấu hình tương đương về tính năng nhưng khác thương hiệu.

Một chuyên gia đấu thầu (đề nghị giấu tên) nhận định: “Cách phản hồi này là hình thức, không thể hiện tinh thần trách nhiệm giải trình. Nếu thực sự minh bạch, chủ đầu tư cần công bố cơ sở khoa học, đánh giá định tính và định lượng khi lựa chọn các thông số kỹ thuật đó.”

Luật sư Nguyễn Văn Lập (Đoàn Luật sư TP HCM) nêu quan điểm: “Theo khoản 6 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023, hành vi ‘nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa’ hoặc ‘nêu điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu’ là bị cấm. Nếu tiêu chí trong HSMT được xây dựng theo cách chỉ có một nhà cung cấp đáp ứng được, thì có dấu hiệu vi phạm luật và cần được thanh tra, làm rõ.”

Luật sư Lập cũng lưu ý rằng: Nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế là xương sống của Luật Đấu thầu. Mọi biểu hiện làm suy giảm những nguyên tắc này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin thị trường và hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.

Tình huống chỉ có một nhà thầu “đáp ứng đủ yêu cầu kỹ thuật” vốn không hiếm trong các gói thầu sử dụng ngân sách nhà nước. Điều đáng ngại là khi điều đó đi kèm các dấu hiệu như tiêu chí bất thường, thời gian mời thầu ngắn, hồ sơ được phát hành giới hạn...

Trong trường hợp tại Trường THPT Mỹ Xuân, nếu các tiêu chí kỹ thuật quá chi tiết thực sự là “đo ni đóng giày”, thì khả năng cao đã tồn tại cơ chế chỉ định trá hình thông qua hồ sơ mời thầu. Đây là điều đã được cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu nhiều lần cảnh báo.

Hai gói thủy lợi Cà Mau: Thành Trung chiếm thế thượng phong

Dự thầu cả hai gói xây lắp thủy lợi trọng điểm, Thành Trung một mình một sân ở Kênh Trâu Trắng và chỉ nhỉnh nhẹ đối thủ ở Kênh Bào Tròn.

Ngày 14/7/2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau đã tiến hành mở thầu hai gói xây lắp trọng điểm trong lĩnh vực thủy lợi gồm: Gói thầu số 06 - Duy tu, sửa chữa bờ bao tuyến Kênh Trâu Trắng và Gói thầu số 06 - Duy tu, sửa chữa bờ bao tuyến Kênh Bào Tròn. Cả hai gói đều tổ chức theo hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng, một giai đoạn một túi hồ sơ.

Điểm đáng chú ý là Công ty TNHH MTV Xây dựng Dịch vụ Thương mại Thành Trung có mặt tại cả hai gói thầu. Trong đó, gói Kênh Trâu Trắng chỉ có duy nhất một nhà thầu nộp hồ sơ, trong khi gói còn lại ghi nhận sự cạnh tranh nhẹ.

Gói thầu Hoa Sen: “Ông lớn” so kè liên danh địa phương

Chênh 5,4 tỷ đồng, gói thầu Mầm non Hoa Sen là cuộc so kè giữa “ông lớn” và liên danh địa phương – giá thấp hơn liệu có đi kèm chất lượng?

Gói thầu số 01: “Trường Mầm non Hoa Sen; hạng mục: Xây dựng mới” do Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất thành phố Sa Đéc làm chủ đầu tư đang thu hút sự chú ý bởi sự góp mặt của hai nhà thầu có tên tuổi trên thị trường xây lắp. Với giá dự toán hơn 33,4 tỷ đồng, gói thầu mở vào sáng ngày 14/7/2025 chứng kiến màn so tài giữa một “ông lớn” giàu kinh nghiệm và một “người quen” địa phương có thế mạnh về giá.

Theo biên bản mở thầu, hai đơn vị đã nộp hồ sơ dự thầu gồm:

Gói thầu thiết bị ở trường Mỹ Xuân bị nghi ngờ "hướng" thầu

Gói thiết bị hơn 11 tỷ đồng của Trường THPT Mỹ Xuân bị kiến nghị hàng loạt dấu hiệu "khóa thầu", đặt ra câu hỏi về cạnh tranh công bằng.

Gói thầu số 08: Mua sắm và lắp đặt thiết bị học tập, văn phòng cho Trường THPT Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ (nay thuộc TP HCM), do Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư, vướng nghi vấn về tính minh bạch và công bằng trong đấu thầu. Nhiều kiến nghị đã được gửi đi, đặt ra câu hỏi lớn về quá trình lựa chọn nhà thầu.

Quá trình đấu thầu và kết quả gây tranh cãi