Chàng rể bị mẹ la vì quá chiều vợ

Làm con rể của một người phụ nữ truyền thống nhưng lại có một cô vợ luôn muốn phá rào, anh Hoàng hay bị mẹ la vì quá chiều vợ.

Xuất hiện tại chương trình Mẹ chồng nàng dâu tập 416 là một gia đình khá đặc biệt. Khách mời là bà Trương Thị Mỹ, 74 tuổi, hiện sống ở TPHCM – mẹ vợ và anh Nguyễn Huy Hoàng, 51 tuổi – con rể. 

Trong câu chuyện của họ, “nhân vật” quan trọng nhất và luôn là trung tâm của sự chú ý là chị Phạm Thị Thu Hiền – con gái bà Mỹ, vợ anh Hoàng.

Vài tháng gần đây, chị Thu Hiền nổi lên như một TikToker với tạo hình độc lạ - mặc áo dài kiểu xưa hát dòng nhạc xưa cũ phía sau cửa kính tiệm áo dài nằm giữa con phố đông đúc của TPHCM.

Hình ảnh hoài cổ và lạ lẫm của chị Hiền thu hút sự chú ý của dòng người qua lại mỗi giờ tan tầm. Mục đích của chị là quảng bá cho tiệm áo dài đã hoạt động 8 năm nay của mình. 

Chang re bi me la vi qua chieu vo

Chị Thu Hiền từng thu hút sự chú ý của người qua đường và cộng đồng mạng với cách quảng bá độc lạ.

Là người nảy ra ý tưởng và đích thân thực hiện ý tưởng độc lạ này, nên không khó hiểu khi trong cuộc sống đời thường, chị Hiền được đánh giá là một phụ nữ cá tính và phá cách. 

Câu chuyện giữa bà Mỹ và anh Hoàng phần lớn xoay quanh người phụ nữ đặc biệt này.

Anh Hoàng chia sẻ, anh về làm rể nhà bà Mỹ đã 18 năm nay và có 3 đứa con với chị Hiền. 

Mặc dù lớn hơn chị Hiền 7 tuổi nhưng anh được gia đình vợ chào đón và ủng hộ ngay từ đầu. Lần đầu ra mắt bố mẹ vợ tương lai, anh đã cảm nhận được không khí ấm cúng, gần gũi của gia đình.

Ngược lại, bà Mỹ cũng rất cảm mến chàng rể tương lai vì thấy anh ngoan và trí thức. Chỉ sau vài tháng hẹn hò, anh chị đã tiến tới hôn nhân.

Chang re bi me la vi qua chieu vo-Hinh-2

Vợ chồng anh Hoàng, chị Hiền là 2 cá tính hoàn toàn khác nhau.

Khác với vợ, anh Hoàng có một vẻ ngoài điềm đạm, già dặn và có phần khô cứng của một người làm kỹ thuật. Anh nói, anh với vợ là 2 thế giới hoàn toàn khác nhau.

“Cuộc sống của tôi là làm công ty, sáng đi chiều về. Vợ tôi làm trong tiệm áo dài, đi mô-tô, ca hát trong tiệm… Chúng tôi khác nhau hoàn toàn”.

Nói về chuyện vợ mua mô-tô, anh tiết lộ mình bị “lãnh đạn” khá nhiều. Cả mẹ đẻ và mẹ vợ anh đều mắng “sao con để cho vợ đi mô-tô, kỳ quá vậy”. Nhưng anh vẫn một mực về phe vợ. 

Anh quan niệm: “Mỗi người có một sở thích riêng. Cuộc sống này ngắn lắm, nên mình cứ sống theo ý mình muốn, miễn đừng hại ai là được”.

Bà Mỹ vốn là một người phụ nữ truyền thống. Khi nghe phong thanh chuyện con gái muốn mua mô-tô, bà gọi ngay cho con rể nói “Hoàng ơi, đừng cho Hiền mua mô-tô. Con gái mà đi mô-tô, kỳ lắm!”.

Khi ấy – năm chị Hiền mới hơn 30 tuổi, anh Hoàng nói một điều mà đến giờ bà Mỹ vẫn nhớ: “Má ơi, con thấy Hiền thích, giờ Hiền còn trẻ thì cũng không phải điều gì quá đáng lắm, nên để Hiền tự do với ý thích của Hiền.

Năm nay Hiền mới có ba mấy, mà đòi đi không được, nhỡ năm năm mấy tuổi Hiền đòi đi xe mô-tô thì còn kỳ nữa má! Thôi, con nghĩ má cứ để Hiền đi”.

Bà Mỹ chia sẻ, xưa nay con gái bà hay có những hành động khác lạ, nói con gái không được, bà thường quay sang nói con rể để con ngăn bớt con gái mình lại. Nhưng lần nào anh Hoàng cũng bênh vợ. 

Chang re bi me la vi qua chieu vo-Hinh-3

Bà Mỹ nói, con gái bà thật có phước khi lấy được một người biết yêu thương, chăm sóc vợ con.

Nhận xét về chàng rể, bà Mỹ nói, có một thời gian, vợ chồng con gái về sống chung với bà, bà quan sát thấy anh Hoàng hiền lành và có nhiều đức tính rất dễ thương.

Từ khi bố vợ mất, vợ chồng anh cũng rất quan tâm tới bữa ăn, giấc ngủ của mẹ. “Cô thấy con gái cô có phước khi lấy được một người chồng biết yêu thương, lo lắng cho vợ con như Hoàng” – bà Mỹ tâm sự.

Chia sẻ về mẹ vợ, anh Hoàng cũng dùng những từ rất thương mến. Trong mắt anh, bà Mỹ là một người mẹ tuyệt vời, luôn lo lắng, chăm sóc cho các con ngay cả khi các con đã trưởng thành.

Tất cả cháu nội, ngoại đều một tay bà chăm sóc đến năm 4-5 tuổi. Khi con cháu có chuyện gì xảy ra, bà là người lo lắng trước tiên.

18 năm làm rể, anh và bà chưa từng xảy ra mâu thuẫn. Thi thoảng, bà la anh thì đều do “nhân vật kia” vừa làm một việc gì đó, anh hài hước chia sẻ. Anh nói, nếu như bà Mỹ là tuýp phụ nữ truyền thống thì vợ anh lại luôn là người muốn “phá rào”.

“Em hay bị la vì chiều vợ quá. Nhưng em cũng có đưa cho ‘người kia’ những giới hạn, rằng ‘em được quyền làm cái này, cái kia nhưng phải ở trong một cái rào’”. 

Xuất hiện ở cuối chương trình, chị Hiền tâm sự, những bay nhảy, những thành công nhất định mà chị có được ngày hôm nay đều là nhờ mẹ và chồng ủng hộ, làm hậu phương vững chắc. 

Cuối chương trình, bà Mỹ nói lời cảm ơn cả bà thông gia vì đã tác hợp các con với nhau, để các con có cuộc sống hạnh phúc, bình an như ngày hôm nay.

10 năm không đưa tiền cho vợ, vỡ nợ, cô ấy tặng 2 tỷ

Tôi sốc khi thấy vợ lấy ra cuốn sổ tiết kiệm có 2 tỷ đồng đưa cho mình.

Tính tôi đa nghi nên không tin tưởng được ai, kể cả vợ mình. Có lẽ do tôi lăn lộn, bươn chải ngoài đời quá sớm, bị lừa gạt cũng nhiều nên mới hình thành tính cách đó.

Chúng tôi đến với nhau qua mai mối của một người họ hàng. Lúc ấy, vợ tôi chỉ là cô nhân viên bán hàng bình thường, mức lương khiêm tốn đủ chi tiêu cá nhân. Còn tôi đã là ông chủ của một cơ sở sản xuất gạch ngói có tiếng trong vùng, nhà cao cửa rộng, xe ô tô 2 chiếc. Tôi được xem là một người đàn ông thành đạt trong khu phố, là mạnh thường quân của nhiều hoạt động, phong trào ở đây.

Chồng nhất quyết không thờ cúng bố mẹ vợ trong nhà

Thấy tôi giận dữ, anh dùng cách trì hoãn, hứa sẽ hỏi thêm thầy cúng. Vài ngày sau, anh bảo tôi có thể lập một ban thờ nhỏ ở góc sân cho bố mẹ tôi.

Chong nhat quyet khong tho cung bo me vo trong nha

Cưới vợ giàu, đêm tân hôn tôi bàng hoàng khi biết sự thật

Cả đêm tân hôn tôi trằn trọc, lòng ngổn ngang giữa nỗi tiếc nuối và trách nhiệm với người phụ nữ bên cạnh.

Trước khi cưới, tôi yêu một cô gái dưới quê, một mối tình mà tôi ngỡ sẽ bền lâu. Cô ấy là người luôn bên cạnh tôi, sẻ chia từng khoảnh khắc, từng khó khăn của cuộc đời. Thế nhưng, cuộc sống thực tế không dễ dàng.
Khi gia đình cô tiểu thư giàu có đề nghị, hứa hẹn về một tương lai đầy đủ, tôi bị cuốn vào vòng xoáy của tham vọng và nỗi lo về tương lai. Cuối cùng, tôi chọn rời xa cô gái ngày xưa để bước vào cuộc sống mà tôi tin rằng sẽ tốt đẹp hơn.
Vợ mới cưới của tôi là con gái duy nhất trong một gia đình danh giá. Cô ấy thông minh, thanh lịch, và mọi thứ ở cô ấy khiến người ta dễ dàng bị thu hút. Đám cưới của chúng tôi được tổ chức hoành tráng, có sự tham dự của nhiều khách mời sang trọng, khiến tôi cảm giác như mình vừa bước vào một cuộc sống trong mơ.
Tưởng chừng sau những tất bật của ngày cưới, tôi và vợ sẽ tận hưởng một đêm tân hôn hạnh phúc.
Thế nhưng, khi chúng tôi vừa vào phòng, mẹ vợ bất ngờ bước vào, nhìn tôi với ánh mắt nghiêm nghị và nói: "Con gái tôi dù đã một lần đò, nhưng con không được phép coi thường nó. Nếu sau này nó không sinh được, thì 2 đứa hãy tính đến chuyện xin con nuôi”.
Cuoi vo giau, dem tan hon toi bang hoang khi biet su that
Tưởng chừng sau những tất bật của ngày cưới, tôi và vợ sẽ tận hưởng một đêm hạnh phúc.
Lời nói ấy như một nhát dao vô hình, cắt ngang cảm giác phấn khởi trong lòng tôi. Tại sao bà lại nhắc đến chuyện này ngay trong đêm tân hôn?. Tôi cố giữ bình tĩnh, nhưng sự nghi ngờ dấy lên. Tại sao mẹ vợ lại ám chỉ khả năng không sinh con của vợ tôi? Lẽ nào còn một bí mật gì đó mà tôi chưa biết?.
Không chịu được nỗi lo, sáng hôm sau, tôi quyết định hỏi vợ về câu nói của mẹ cô ấy. Vợ tôi hơi lúng túng, rồi với ánh mắt trầm buồn, cô ấy khẽ nói: "Em xin lỗi vì đã giấu anh. Lúc trẻ, em từng mắc u nang buồng trứng và phải cắt bỏ cả hai buồng trứng. Điều đó nghĩa là em không thể có con được”.
Nghe vợ nói, tôi cảm thấy như đất trời sụp đổ. Hóa ra, đằng sau vẻ ngoài hoàn hảo của cô ấy là nỗi đau mà cô ấy luôn gắng gượng giấu kín. Cuộc hôn nhân này không chỉ đơn thuần là cuộc sống sung túc, mà còn là một cuộc hôn nhân chứa đựng nhiều mất mát và tổn thương.
Tôi từng nghĩ rằng mình có thể chấp nhận mọi thứ khi đến với cuộc hôn nhân này, nhưng sự thật ấy khiến tôi không khỏi hoang mang. Liệu tôi có đủ bao dung để chấp nhận một cuộc sống không có con ruột?.
Cả đêm tân hôn tôi trằn trọc, lòng ngổn ngang giữa nỗi tiếc nuối và trách nhiệm với người phụ nữ bên cạnh.
Nếu sống bên cô ấy cả đời, đồng nghĩa với việc tôi sẽ không thể có con vì vợ mình từng bị cắt buồng trứng cả 2 bên. Phải chăng đây là cái giá mà tôi phải gánh chịu cho lựa chọn đầy toan tính, khi mải mê chạy theo giàu sang mà bỏ lại tình nghĩa ngày xưa?.
(thanhhoan...89@gmail.com)
Phụ nữ từng cắt 2 bên buồng trứng có khả năng sinh con được không?
Phụ nữ đã cắt bỏ cả hai buồng trứng sẽ không thể sinh con một cách tự nhiên vì buồng trứng là nơi sản xuất trứng – yếu tố cần thiết để thụ tinh và mang thai. Khi buồng trứng bị cắt bỏ, cơ thể không còn khả năng sản xuất trứng hoặc các hormone nữ chính như estrogen và progesterone, làm cho quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt chấm dứt.
Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học, người phụ nữ không còn buồng trứng vẫn có thể mang thai thông qua các phương pháp hỗ trợ sinh sản:
- Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) với trứng hiến tặng: Người phụ nữ có thể sử dụng trứng từ người hiến và kết hợp với tinh trùng của chồng để thụ tinh trong ống nghiệm. Phôi sau khi thụ tinh sẽ được cấy vào tử cung của người mẹ nếu tử cung vẫn còn khỏe mạnh.
- Mang thai hộ: Trong trường hợp người phụ nữ không thể mang thai được nữa hoặc gặp các vấn đề sức khỏe, gia đình có thể cân nhắc việc nhờ người mang thai hộ.
Dù việc mang thai sau khi cắt bỏ buồng trứng là thách thức lớn, nhưng với các phương pháp hiện đại, phụ nữ vẫn có thể hy vọng vào khả năng có con nếu mong muốn.