Chân dung nữ đại gia nghìn tỷ trong vụ án Huyền Như

(Kiến Thức) - Nữ đại gia Thiên Lý đã cho Như vay 554 tỉ đồng và 340.000USD với lãi suất từ 0,4-1,7%/ngày. Lý đã nhận của Như tổng số tiền gốc và lãi hơn 1.296 tỉ.

Trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng của 9 công ty, 4 ngân hàng và 3 cá nhân thì chân dung bà trùm Nguyễn Thiên Lý (39 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM) nổi trội hơn cả về nhan sắc lẫn số tiền cho vay lên tới ngàn tỉ đồng.
Nguyễn Thiên Lý với "vẻ đẹp trời cho" tại phiên tòa năm 2009.
 Nguyễn Thiên Lý với "vẻ đẹp trời cho" tại phiên tòa năm 2009.
Nữ đại gia với khối tài sản khủng
Tại phiên tòa, Huỳnh Thị Huyền Như khai: Cuối năm 2007, thông qua Hùng Mỹ Phương, một đối tượng làm nghề môi giới chứng khoán giới thiệu, Nguyễn Thiên Lý chủ động gặp Như tại Vietinbank và đề nghị có tiền cho Như vay với lãi suất 0,4%/ngày. Như đồng ý vay với số tiền ban đầu là 100.000USD và khoảng 3 tỉ đồng, sau đó số tiền vay càng nhiều hơn, có khi lên tới 40 tỷ đồng với lãi suất tăng dần từ 0,4% đến 1,2%/ngày, đặc biệt có những khoản Như phải trả cho Lý từ 3 đến 3,7%/ngày.
Số tiền Lý cho Như vay được chuyển khoản qua tài khoản của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Hoàng Khải (công ty riêng của Như) tại 3 ngân hàng và tài khoản của nhóm nhân viên giúp việc cho Như. Còn khi Lý giao tiền mặt cho Như thì chị gái Như là Huỳnh Mỹ Hạnh ghi chép lại và theo dõi. Đến hạn trả tiền lãi và nợ gốc cho Lý, có khi Như trả trực tiếp bằng tiền mặt, có khi chuyển khoản qua tài khoản cá nhân.
Theo đó, từ ngày 1/12/2009 đến ngày 14/9/2011, Lý đã cho Như vay 554 tỉ đồng và 340.000USD với lãi suất từ 0,4-1,7%/ngày. Trong số này, Lý đã nhận của Như tổng số tiền gốc và lãi là hơn 1.296 tỉ đồng, trong đó có 672 tỉ Lý và Như xác định được cụ thể từng khoản vay.
Cụ thể, số tiền này Lý nhận của Như 255 tỉ tiền gốc và 417 tỉ tiền lãi. Còn lại số tiền 633 tỉ Như trả cho Lý, cả hai đều chưa giải trình được trong số đó bao nhiêu là tiền gốc và bao nhiêu là tiền lãi. Từ việc cho vay nặng lãi này, Lý đã thu lợi bất chính với số tiền "khủng" hơn 735 tỉ đồng nhưng Như vẫn còn là "con nợ" của Lý với số tiền 216 tỉ đồng và 340.000USD tiền gốc.
Cũng chính vì nợ nần "bao vây" và dính vào đường dây cho vay nặng lãi của Lý và các ông trùm, bà trùm cho vay khác, Huyền Như đã phải đi lừa đảo để có tiền trả nợ. Không chỉ vậy, tại tòa, Huyền Như khai chính vì bị Lý và các bị cáo cho vay nặng lãi khác thúc ép và hăm dọa "nếu không thanh toán kịp sẽ bị đánh vỡ mặt và lên ngân hàng quậy. Chính vì sợ mất mặt trước đồng nghiệp, gia đình và bạn bè, bị cáo mới đi lừa".
Trong khi đó, trả lời trước tòa, Nguyễn Thiên Lý phủ nhận việc đe dọa Như phải trả nợ gốc và lãi cho mình. Lý khai: "Bị cáo là người làm ăn có uy tín ở thành phố, cũng là con gái chân yếu tay mềm, không thể nói bị cáo đe dọa Như được. Bị cáo cũng từng khuyên Như tuyên bố phá sản để không bị vướng vào lao lý nhưng Như không chịu mà nói "cứ yên tâm, tôi sẽ xoay sở được"”.
Giải thích về khối tài sản "khủng" đang bị kê biên lên tới 328 tỉ đồng, bao gồm: hơn 146 tỉ đồng, 156.610EUR, 2.629USD, phong tỏa sổ tiết kiệm của Lý do người khác đứng tên trên 19 tỉ đồng. Ngoài ra, Cơ quan điều tra còn kê biên hàng chục bất động sản, nhà cửa, xe hơi các loại với tổng số tiền lên tới hàng trăm tỉ và khối vàng bạc, trang sức lên tới 10 tỉ đồng, Lý khai có được là do… kinh doanh.
Với hành vi phạm tội như trên, thừa ủy quyền của VKSND Tối cao, thực hành quyền công tố tại tòa, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Nguyễn Thiên Lý mức án từ 30 đến 36 tháng tù về tội "Cho vay nặng lãi".
Từng mang bản án 4 năm tù chưa thi hành
Không chỉ liên quan đến vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, trước đó "nữ đại gia thành đạt" Nguyễn Thiên Lý đã từng là "nhân vật chính" trong vụ án hình sự "vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới" với số tiền vận chuyển phi pháp lên tới 45.000USD. Vụ án cũng từng gây xôn xao khi liên tục bị kháng nghị, xử tới xử lui đến 4 lần mới kết thúc. Ngoài vụ án này, theo điều tra, Lý còn dính đến nhiều vụ việc khác.
Dù đã lớn tuổi nhưng vẫn còn mặn mà.
 Dù đã lớn tuổi nhưng vẫn còn mặn mà.
Theo hồ sơ vụ án, tối 19/6/2008, Nguyễn Thiên Lý làm làm thủ tục xuất cảnh sang Thái Lan thì bị Đội Kiểm tra hành lý hải quan phát hiện người này cất giấu 45.000USD không khai báo hải quan, không có giấy phép mang ngoại tệ ra nước ngoài. Sau đó, Lý được trả lại 7.000USD theo quy định, còn lại 38.000USD bị tạm giữ, chờ xử lý. Lý khai: Sở dĩ phải mang theo số tiền lớn như trên là định sang Thái Lan làm đẹp. Về nguồn gốc số tiền trên, Lý khai là do trước đó mua, bán chứng khoán. Tuy nhiên, sau đó Lý vẫn bị truy tố về tội danh trên.

Hàng loạt phụ nữ bị “Suger_deptrai...” đoạt tình, tiền

(Kiến Thức) - Nhắm vào phụ nữ "quá lứa" hoặc ly hôn có tiền, gã lưu manh lên mạng internet tự xưng có chức vụ để "câu mồi" rồi chiếm đoạt tình, tiền của các nạn nhân.

Ngày 8/2, Phòng cảnh sát truy nã tội phạm Công an TP HCM vừa bắt giữ Võ Hoàng Minh Dũng (28 tuổi, ngụ quận Thủ Đức). Đây là đối tượng bị Công an quận 3 truy nã về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Những “máy chém” tại lễ hội chùa Hương

Du khách đến với lễ hội chùa Hương không chỉ chịu cảnh chen chúc, xô đẩy đến nghẹt thở mà còn bị “cắt cổ” với những “máy chém” khi lên đò vào chùa và mua đồ ăn uống.

Ngày 5/2 (mùng 6 tháng giêng), “Nam thiên đệ nhất động” – chùa Hương chính thức mở cửa đón du khách. Tuy nhiên, ngay từ ngày khai hội, những “máy chém” tại chùa Hương đã hét giá khiến nhiều du khách phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Ngoài việc mua vé tham quan và phí đò với giá 85.000 đồng do ban tổ chức đưa ra, du khách còn phải thương lượng với lái đò giá ngồi đò vào chùa. Nếu “cháy đò”, giá có thể bị "hét" lên đến 100.000 đồng/người.
Ngày 5/2 (mùng 6 tháng giêng), “Nam thiên đệ nhất động” – chùa Hương chính thức mở cửa đón du khách. Tuy nhiên, ngay từ ngày khai hội, những “máy chém” tại chùa Hương đã hét giá khiến nhiều du khách phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Ngoài việc mua vé tham quan và phí đò với giá 85.000 đồng do ban tổ chức đưa ra, du khách còn phải thương lượng với lái đò giá ngồi đò vào chùa. Nếu “cháy đò”, giá có thể bị "hét" lên đến 100.000 đồng/người.   
Như mọi năm, tình trạng treo bán thú rừng vẫn diễn ra tại những điểm kinh doanh ăn uống. Những chủ hộ kinh doanh cho biết, thịt treo bán đều là thú rừng (?). Giá bán thịt nhím là 550.000 đồng/kg, thịt nai là 500.000 đồng/kg, thịt hoẵng 450.000 đồng/kg... Trong khi đó, ông Nguyễn Chí Thanh (Trường ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn) khẳng định: “Những loại thịt bán ở chùa Hương đều là thú nuôi chứ không phải thú rừng”.
Như mọi năm, tình trạng treo bán thú rừng vẫn diễn ra tại những điểm kinh doanh ăn uống. Những chủ hộ kinh doanh cho biết, thịt treo bán đều là thú rừng (?). Giá bán thịt nhím là 550.000 đồng/kg, thịt nai là 500.000 đồng/kg, thịt hoẵng 450.000 đồng/kg... Trong khi đó, ông Nguyễn Chí Thanh (Trường ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn) khẳng định: “Những loại thịt bán ở chùa Hương đều là thú nuôi chứ không phải thú rừng”.    
Những quán phục vụ ăn uống cũng tranh thủ "hét" giá với những món cơm, phở. Một bát phở bò thường cũng được bán với giá 45.000 đồng/bát.
Những quán phục vụ ăn uống cũng tranh thủ "hét" giá với những món cơm, phở. Một bát phở bò thường cũng được bán với giá 45.000 đồng/bát.  
“Máy chém trắng trợn” nhất trong ngày khai hội chùa Hương chính là điểm bán sim thẻ điện thoại. Mặc dù trên các thẻ đã in mệnh giá bán, nhưng chủ tiệm lại bán hơn giá chênh lệch 5.000 đồng (thẻ 20.000 đồng bán 25.000 đồng…).
 “Máy chém trắng trợn” nhất trong ngày khai hội chùa Hương chính là điểm bán sim thẻ điện thoại. Mặc dù trên các thẻ đã in mệnh giá bán, nhưng chủ tiệm lại bán hơn giá chênh lệch 5.000 đồng (thẻ 20.000 đồng bán 25.000 đồng…).   
Một lò bánh mỳ được dựng tạm để sản xuất trong mùa hội cũng “chém” với giá “cắt cổ”. Bánh mỳ thường có giá 10.000 đồng/chiếc. Nếu có kèm xúc xích thì giá vượt lên hẳn với 30.000 đồng/chiếc.
 Một lò bánh mỳ được dựng tạm để sản xuất trong mùa hội cũng “chém” với giá “cắt cổ”. Bánh mỳ thường có giá 10.000 đồng/chiếc. Nếu có kèm xúc xích thì giá vượt lên hẳn với 30.000 đồng/chiếc.
“Mua bán chợ nổi” được tái hiện tại suối Yến với giá bán hàng cao hơn khi bán ở trên bờ.
 “Mua bán chợ nổi” được tái hiện tại suối Yến với giá bán hàng cao hơn khi bán ở trên bờ. 
Dịch vụ đổi tiền lẻ cũng diễn ra công khai tại các cổng đền, chùa cho dù đã có lệnh cấm. Tỉ lệ đổi tiền chênh lệch khá lớn, “10 ăn 8” với tất cả các mệnh giá tiền.
 Dịch vụ đổi tiền lẻ cũng diễn ra công khai tại các cổng đền, chùa cho dù đã có lệnh cấm. Tỉ lệ đổi tiền chênh lệch khá lớn, “10 ăn 8” với tất cả các mệnh giá tiền. 
“Xổ số nhà nước” được rao bán tràn lan ở trạm cáp treo. “Chỉ cần cào lớp phủ và dò ngay tại chỗ, so với bảng số chị đang cầm, nếu có thì nhận thưởng luôn, giá chỉ 2.000 đồng thôi…” – một phụ nữ rao bán vé mời gọi.
 “Xổ số nhà nước” được rao bán tràn lan ở trạm cáp treo. “Chỉ cần cào lớp phủ và dò ngay tại chỗ, so với bảng số chị đang cầm, nếu có thì nhận thưởng luôn, giá chỉ 2.000 đồng thôi…” – một phụ nữ rao bán vé mời gọi. 
Nhiều du khách đã lựa chọn cách mang đồ theo để ăn uống tránh tình trạng bị “chặt chém”. Họ ăn uống ở mọi lúc, mọi nơi, thậm chí ở ngay cổng đền...
 Nhiều du khách đã lựa chọn cách mang đồ theo để ăn uống tránh tình trạng bị “chặt chém”. Họ ăn uống ở mọi lúc, mọi nơi, thậm chí ở ngay cổng đền...
.. và sẵn sàng ngủ nghỉ ở mọi nơi, khi giá cho thuê chỗ nằm tại chùa Hương là 30.000 đồng/giờ.
 .. và sẵn sàng ngủ nghỉ ở mọi nơi, khi giá cho thuê chỗ nằm tại chùa Hương là 30.000 đồng/giờ. 
Trước những tình trạng bất cập trên, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương đã có thông báo nhắc nhở du khách và công khai số điện thoại người có trách nhiệm để giải quyết các vụ việc, thắc mắc của du khách.
 Trước những tình trạng bất cập trên, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương đã có thông báo nhắc nhở du khách và công khai số điện thoại người có trách nhiệm để giải quyết các vụ việc, thắc mắc của du khách.