Cay cú vì bị vợ lải nhải so sánh với nam thần U23 Việt Nam

Dù biết các em U23 Việt Nam là niềm tự hào dân tộc, giành chiến thắng bất ngờ, rực rỡ, triệu triệu con tim rung động nhưng mà tôi vẫn phải nói tôi bực U23 lắm rồi.
   

Vợ tôi cũng không phải fan cuồng bóng đá. Nhưng từ khi U23 Việt Nam lọt vào trận tứ kết Giải U23 Châu Á và được ví von là tạo nên “cơn địa chấn Châu Á” thì vợ tôi như lên đồng. Cô ấy háo hức đón đợi từng trận đấu, nhưng khi xem không phải kỹ thuật đá bóng mà luôn miệng nhận xét “Tiến Dũng cao to, body đẹp”, “Quang Hải có gương mặt baby đáng yêu”, “Văn Thanh có nụ cười đẹp”. Rồi cô ấy suýt xoa: “Họ ăn gì mà khỏe thế”, “Làm sao mà chạy được trên sân 120 phút”, “Sức như thế này thì làm gì cũng trì lắm”.
 
Đặc biệt, mỗi lần thấy cầu thủ làm bàn, cởi áo, cô ấy dường như dí mũi vào màn hình, ngắm nghía thân hình sáu múi, tám cục của các chàng cầu thủ rồi rên rẩm, thích thú. Suốt 10 ngày nay, cô ấy dành phần lớn thời gian ăn ngủ để xem các chương trình bình luận thể thao, xem đi xem lại các trận đấu, bình luận về các cầu thủ. Cô ấy tra mạng, xem tiểu sử các “hoàng tử trong mộng” của mình, đặc biệt là các khuôn hình trần trụi cuồn cuộn múi của các cầu thủ. Vợ tôi luôn miệng gọi “nam thần của tôi”, “hot boy nóng bỏng”, “thiên thần đẹp trai”, “chàng trai của tôi”…
Avatar trang cá nhân của cô ấy có hình Quang Hải, màn hình máy tính treo hình Văn Thanh, cô ấy còn dự định phóng ảnh body 6 múi của Bùi Tiến Dũng để hàng ngày ngắm nghía cho thỏa mãn. Tình hình này tôi sợ vợ tôi phải nhập viện vì đau tim hoặc là “tràn dịch màng phổi” vì nuốt nước bọt không kịp mất.
Chưa hết, điện thoại của cô ấy cũng thường “cháy máy” vì các cuộc gọi buôn dưa lê với đám bạn thân về các chàng hoàng tử “cưỡi trái bóng” của mình. Chao ôi, bao lời tán dương giống như đập xả lũ cứ tuôn ầm ầm, kiểu như “đẹp điên cuồng”, “đáng yêu chết mất”, “nóng bỏng tan chảy”… khiến tai tôi cũng phát ù.
Thú thực, nếu tôi mà là các cầu thủ, nghe được mấy mẹ bỉm sữa tán dương mình như vậy chắc cũng muốn chui xuống lỗ nẻ mà trốn. Các cô ấy còn lập nhóm “Xin chết các cầu thủ U23”, tung ảnh, bàn tán, chat chit, chia sẻ suốt ngày.
Họ truy lùng các trang cá nhân của cầu thủ U23, chia sẻ cho nhau, vào like, bình luận, khen ngợi các thần tượng của mình. Tôi sợ nhất là cô ấy và đám bạn cuồng của mình còn dự định sau này đẻ đứa thứ 2 sẽ đặt tên là Hải hoặc Dũng, con gái thì gắng gượng đặt là Thanh. Họ dự định "bỏ nhà bỏ cửa", mặc kệ chồng con để đi "bão" đêm U23 đá chung kết.
Ngay từ thời yêu nhau, tôi biết tính vợ tôi. Cô ấy khá hồn nhiên, yêu thương rành rẽ, đặc biệt là bộp chộp, tính cách kiểu “ruột để ngoài da”. Thấy vợ mình say mê các cầu thủ mê mẩn, đêm quên ngủ, ngày quên ăn, lúc đầu tôi cũng chỉ coi đó là trò trẻ con, hết giải vợ lại quay về với ông chồng “thường thường” của mình.
Nhưng mà cuối cùng tôi không chịu nổi, phát điên vì cay cú, bực bội. Tôi không mê bóng đá, nên cũng không am hiểu về kỹ thuật. Khi thấy mọi người xem vui vẻ, phấn khởi thì cũng vui lây niềm vui của mọi người.
Đáng tiếc, vợ tôi lại yêu cầu tôi phải xem bóng đá cùng cô ấy, rồi hỏi han ý kiến của tôi. Tôi gà gà vịt vịt nói vài câu lập tức vợ tôi cáu giận, nói tôi “nhà quê”, “lỗi thời”, “cục mịch”. Cô ấy quay sang chê tôi mới 27 tuổi, hơn cầu thủ có vài tuổi mà bụng đã “1 múi” lại còn nổi cộm lên như ôm dưa.
Cô ấy cằn nhằn tôi lười thể dục, không nhanh nhẹn, chuyện giường chiếu buồn tẻ. “Anh không tập thể dục thể thao thì chẳng mấy mà nằm ị một đống, không nhúc nhích được. Lúc đó đừng có trách em buồn chán đi theo người khác”.
Ngắm hoàng tử của mình một lúc, lâu lâu cô ấy lại sờ bụng tôi rồi dài miệng chê bai. Tôi muốn có tí “tòm tem” là vợ lại đẩy tôi ra rồi bảo: “Bao giờ bụng nhỏ hẵng hay”. Tôi thề, nếu tôi mà tập được cái bụng 110 cm của tôi đạt chuẩn 6 múi như các nam thần U23 của vợ tôi thì có lẽ tôi cũng đến tuổi nghỉ hưu toàn phần.
Đi làm về mệt mỏi muốn ăn bữa cơm nóng mà về nhà bếp vẫn lạnh tanh, vợ không ngồi xem bóng đá thì lại lướt mạng ngắm “nam thần”. Con thì ngồi trên nền nhà, ôm một gói mì gặm. Khi tôi giục giã, gắt gỏng thì cô ấy sực tỉnh, rồi vội vã bật bếp đi… nấu mì.
10 ngày nay có đến 6 bữa tối tôi phải ăn mì trừ bữa vì vợ quên đi chợ, ngại nấu cơm, muốn dành thời gian ngồi thảo luận về các nam thần trên mạng xã hội.
Dù biết các em U23 Việt Nam là niềm tự hào dân tộc, giành chiến thắng bất ngờ, rực rỡ, triệu triệu con tim rung động nhưng mà tôi vẫn phải nói tôi bực U23 lắm rồi. Những Quang Hải, Tiến Dũng, Văn Thanh đang ám ảnh vợ tôi cả trong giấc mơ.
Vợ tôi bồng bềnh chu du trên mây cùng với U23 suốt nhiều ngày nay, không biết bao giờ mới quay trở lại, trả sự yên bình cho gia đình tôi. Và quan trọng các em U23 đừng biến thành tình địch của tôi, dù chỉ là “tình địch ảo” thì cũng khiến tôi bực bội lắm rồi.

Lý do đàn ông phát cuồng những cô gái mê bóng đá

(Kiến Thức) - Không phải ngẫu nhiên mà đàn ông lại phát cuồng vì những cô gái mê bóng đá mà bởi họ có một sức hút đặc biệt.

1. Cá tính

Những cô gái đam mê bóng nghĩa là họ thuộc nhóm yêu thích môn thể thao mạnh. Đa phần những cô gái này thường rất cá tính vì họ dám sống theo sở thích, sẵn sàng thức đêm để xem đội bóng mà mình hâm mộ biểu diễn bất chấp tất cả.

Vợ chết lặng phát hiện chỗ xem bóng đá bí mật của chồng

Về nhà sớm đón con và lên nhà hàng xóm chơi, tôi bất ngờ nghe thấy giọng thét to căm tức của chồng khi đội tuyển bị Thái Lan ghi bàn…

Hai ngày nay, dân tình sôi sục bàn luận về sự thua đau của đội bóng đá nam U22 tại SEA Games thì gia đình tôi cũng trong cơn nước sôi lửa bỏng bởi tôi phát hiện chỗ xem bóng đá bí mật của chồng.

Chồng tôi vốn mê bóng đá, vì vậy, đội tuyển bóng đá nam Việt Nam đá là hăng say cổ vũ. Anh ấy cũng thích đi tụ tập với bạn bè để làm cốc bia, la hét cho đủ máu lửa. Chồng tôi bảo, cổ vũ bóng đá một mình, không có bạn bè tán gẫu, tranh luận thì thật tẻ nhạt. Cho dù đến mùa bóng là tôi lại một mình đánh vật với hai con, cáng đáng mọi việc trong gia đình, vì chồng đêm hôm xem bóng, sáng hôm sau nhọc phờ, ngủ trễ, ngủ bù.

Nhưng tôi rất thông cảm, tạo điều kiện cho chồng vui vẻ, xả stress. Đợt này SEA Games cũng vậy. Cứ trận nào có đội tuyển bóng đá Việt Nam đá là chồng tôi lại xin phép về muộn, đi cổ vũ bóng đá với bạn bè. Anh ấy thường đi sớm, về rất trễ sau khi trận bóng đã kết thúc 1-2 h. Anh cho biết, cổ vũ xong anh em lại uống bia, bàn luận về bóng đá. “Chẳng mấy khi, vợ thông cảm nhé” - chồng tôi cười hề hề với tôi vậy.
Vo chet lang phat hien cho xem bong da bi mat cua chong
Tôi luôn tưởng tượng hình ảnh chồng tôi cùng cô hàng xóm "cổ vũ bóng đá" trên giường (Ảnh minh hoạ IT) 
Tôi chỉ hơi lạ là lúc về nhà chồng tôi rất phấn khởi, vui vẻ, tuy nhiên lại tỏ ra mệt mỏi, nằm sõng xoài trên ghế hoặc đi ngủ sớm, dù các trận đấu đều đá sớm. Nhưng tôi lại xoay mòng mòng cho hai con ăn, dạy các con học, dọn dẹp nhà cửa nên cũng chả có thời gian băn khoăn nhiều.

Chiều hôm có trận bóng giữa U22 Việt Nam và Thái Lan, chồng tôi cũng ráo từ sáng sớm là không đi đón con lúc 4 giờ chiều được. Theo anh ấy đây là trận đấu quan trọng, quyết định Việt Nam có vào được chung kết hay không. Rằng Thái Lan là “kẻ thù truyền kiếp” của bóng đá nam Việt Nam nên nhất định lần này chúng ta sẽ phục thù.

Tôi cũng lại chiều chồng một lần nữa, bụng bảo dạ chỉ còn 1-2 trận nữa là chồng lại thuộc về mình. 3h chiều, sếp tôi mê bóng đá nên cũng cho chị em về sớm để anh em tụ tập ở cơ quan cổ vũ. Tôi về nhà đón con sớm, cho con ăn uống rồi hai mẹ con chơi với nhau. Con tôi xin phép lên tầng 17, trên nhà tôi 10 tầng để chơi với bạn cùng lớp trên đó. Tôi đồng ý cho cháu lên, nhưng được một lúc thì tôi nhớ cháu cần uống thuốc trước khi ăn nửa tiếng, nên đi tìm.

Nhà bạn của con ở cuối hành lang nên tôi phải đi qua nhiều nhà mới đến. Các nhà đều đóng cửa im ỉm vì đang là giờ đi làm. Đi ngang qua một nhà đóng cửa, tôi bất chợt nghe tiếng quen quen gầm lên: “Con m. nó, chân thối à”. Tôi giật mình nhận ra tiếng của chồng. Không tin vào tai mình, tôi tiếp tục áp sát vào cửa nghe thì lại thấy một giọng nữ: “Anh khẽ thôi, định hô cho cả khu biết à”. Rồi lại tiếng chồng tôi cười hê hê: “Giờ này có ma nào ở nhà chứ. May mà có cô em nóng bỏng thế này không thì chán chết”. Và tiếng rinh rích cười khiến tôi nổi da gà.

Đứng sững sờ một hồi, tôi vẫn cảm giác không tin vào tai mình. Tôi chạy ra góc khuất thang máy, điện thoại cho chồng nhưng anh ta không nghe máy. Tôi nhắn tin cho chồng: “Em và con bị tai nạn, đang trong viện Nhi, anh đến ngay. Độ chừng 5-7 phút sau, tôi tuyệt vọng khi nhìn thấy chồng sộc sệch, cúc áo chưa cài hết, quần chưa kéo khoá, vừa chạy vừa mải đi giày, đến mức suýt lao thẳng vào tôi.
Vo chet lang phat hien cho xem bong da bi mat cua chong-Hinh-2
Chồng tôi phân trần họ "chưa đi đến đâu". (Ảnh minh hoạ IT) 
Chồng tôi sững sờ, mặt tái dại, rồi cun cút đi theo tôi vào nhà. Về nhà, khi tôi ngồi chết lặng trên ghế, anh ta quỳ xuống mặt tôi phân trần. Rằng anh ta “đi cổ vũ bóng đá” tại nhà cô hàng xóm lần đầu tiên thôi. Vì vài lần đi đón con chơi ở nhà bạn trên đó nên chồng tôi trót bị cô ta quyến rũ, chồng tôi nghe cô ấy rủ vào “cổ vũ bóng đá” nên bùi tai. Chứ cô ta là gái lỡ thì, cả người cả nết không bằng vợ. Hai người cũng có sờ soạng nhau một tí chứ “chưa đi đến đâu”.

Càng nghe chồng phân trần, tôi càng đau đớn. Làm sao có thể tin được tiếng cười đùa rinh rích, sỗ sàng mà tôi vừa nghe trước đó lại là “lần đầu tiên” được. Lòng tôi rối như tơ vò. Tôi không mê bóng đá nên tôi cũng chưa từng ghét đội U22 dù thắng hay thua. Nhưng mà tại sao ngày hôm qua họ lại thua, để chồng tôi căm giận mà gào to lên như vậy. Để tôi phải nghe thấy giọng của chồng, để rồi phát hiện một sự thật ê chề. Nếu không biết, tôi vẫn cứ làm một người vợ mù quáng vui vẻ.

Tôi còn có hai đứa con bé dại, công việc bộn bề, tôi cũng vẫn còn tình cảm với chồng, không thể chia tay được. Nhưng tôi cũng khó lòng mà tha thứ, mà quên đi nối đau này. Cho nên, tôi chỉ có thể trách giận đội U22 Việt Nam đã thua…

Liệu bột ngọt có gây giảm trí nhớ?

(Kiến Thức) - Theo tài liệu khoa học của các tổ chức đáng tin cậy như Tổ chức Y tế Thế giới hay Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung châu u, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ, các tổ chức này đều xác nhận bột ngọt là một gia vị an toàn và không đưa ra giới hạn nào về liều lượng sử dụng hàng ngày.

 
Từ lâu, bột ngọt đã được sử dụng như một gia vị quen thuộc trong bếp ăn của mỗi gia đình. Bột ngọt có thành phần chính là glutamate, một axit amin có trong cấu trúc các phân tử protein cơ thể sinh vật và tồn tại trong nhiều thực phẩm tự nhiên như thịt, hải sản, sữa, rau củ,... giúp tạo nên vị umami hay còn gọi là vị ngọt thịt. Chính vị umami này của bột ngọt khiến món ăn ngon hơn hẳn.