Câu chuyện vì sao bác sĩ sản không dám lấy vợ

(Kiến Thức) - Có lần được làm mối cho trúng cô bệnh nhân mình từng khám. Cô ấy ngượng, mình ngại thế là ế tới tận bây giờ....

Đây là câu chuyện của một bác sĩ từng là trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh một viện phụ sản lớn ở Hà Nội. Ông đã bước qua tuổi 60, chưa một lần lập gia đình và cả cuộc đời gắn với sản khoa.
"Ngày nào cũng vậy, 7h30p sáng mở mắt ra cho đến 5 rưỡi chiều cả ngày ngoài những lúc ăn, nghỉ, ngủ giữa giờ trưa là chúi mặt vào chỗ ấy của các chị em soi soi, xét xét. Đến giờ bước sang tuổi 60 rồi nghỉ hưu rồi đấy, vẫn chưa được ngẩng mặt lên lần nào”, ông tếu táo nói về công việc của mình.
Tâm sự với phóng viên Kiến Thức ông cho biết: “Khoa sản hình như là cái duyên cái nghiệp của tôi rồi". Dưới đây là câu chuyện nghề của người bác sĩ...
Nỗi tự ái từ năm 14 tuổi...
 
Xưa nhà ở quê có nuôi lợn nái, mỗi lần lợn đẻ là tôi rất thích, cứ sán đến vỗ về con lợn mẹ, rồi lấy khăn sạch lau kĩ càng cho lũ lợn con. Mẹ tôi nhìn thấy bảo: ừ đỡ lợn cho quen, lớn lên đi làm bác sĩ đỡ đẻ cho người ta.
Lúc đó mới đang là “thanh niên hoi” 14 tuổi đầu nghe mẹ nói thế thì tự ái lắm bĩu môi cãi mẹ: đàn ông ai lại đỡ đẻ cho đàn bà. Câu chuyện đùa ấy thế mà thành thật, 16 năm sau ngày ấy mình thành bác sĩ sản, không phải đỡ đẻ cho đàn bà nhưng ngày nào cũng chúi mặt vào chỗ ấy của các bà, các chị em cũng chẳng khác gì.
Tôi còn nhớ rất rõ cái ngày chính thức thông báo với gia đình là mình theo sản khoa. Mẹ tôi lại là người lặp lại cái câu mà tôi đối đáp lại bà ngày còn trẻ, bà càu nhàu, trách móc hoài. Câu cửa miệng của bà mỗi khi nhắc đến nghề thằng con cưng chọn là: thằng đàn ông tim, mạch, phèo, phổi đầy ra đấy lại không chọn, lại chọn chúi mặt vào chỗ ấy của đàn bà, rõ ngược đời.
Làm ngành y vất vả lắm. Đầu tắt mặt tối, lúc nào cũng ngập trong cộng việc và bệnh nhân.
Tôi làm khoa chẩn đoán hình ảnh chủ yếu là chụp tử cung vòi trứng cho những chị em phụ nữ hiếm muộn hoặc chậm con cái. Không phải ai đến khám cũng phải đi chụp nên công việc đỡ vất hơn các bác sĩ phòng khám, hay đỡ đẻ. Nói là đỡ nhưng thực ra làm cũng không hết việc.
Ngày này nối tiếp ngày kia, cứ mở mắt ra bước chân xuống giường là biết được cái gì đang đợi mình trước mắt. Bệnh nhân lúc nào cũng đông, kể cả và không trừ bệnh nhân hiếm muộn. Ngày nào cũng phải cố dậy thật sớm thì kịp lót dạ trước khi làm, nếu nấn ná ngủ thêm một chút thì cả buổi sáng làm việc với cái bụng rỗng.
Hôm nào chẳng may có việc tới muộn 10 phút thôi là bệnh nhân đã ngồi thành hàng dài hàng chục người ở cửa phòng chụp. Nhiều lúc trong giờ làm việc, căng thẳng quá liếc thấy bệnh nhân vãn bớt nên trốn vào nhà vệ sinh hút một điếu thuốc cho tỉnh táo rồi vào. Quay đi quay lại chưa tròn 5 phút lại một hàng dài bệnh nhân đã đứng đợi mình.
Nhìn, sợ và chai sạn
Qủa thực trong gần 30 năm làm nghề không có lúc dành thời gian trọn vẹn cho bản thân. 
Đến bây giờ bước chân sang tuổi 60, già 2/3 đời người ngày nào cũng tiếp xúc với hàng chục người phụ nữ nhưng vẫn ở vậy một mình, vợ chưa có, con lại càng không.
Tôi còn nhớ hồi con đi làm mấy nhân viên trẻ phòng xét nghiệm cứ trêu : “Chú ngày nào cũng xem, cùng nhìn chán rồi thì cần gì vợ con nữa nhỉ. Khéo mà nhìn dáng đi chị em cũng biết vòi trứng có tắc không? vuông, tròn, cong thẳng thế nào?”.
Họ trêu thì mình cười bảo: "Chị em phụ nữ ở trước mặt chú cũng chẳng khác gì các lốp xe...". 
Nói là đùa nhưng mà cũng đúng thật, ngày còn trẻ cũng thích yêu, muốn yêu lắm nhưng dần dần công việc làm mình chai sạn.
Nhìn chị em phụ nữ tự dưng mình thấy sợ. Không còn chút cảm giác là yêu được nữa. Bao nhiêu lần được người nhà bạn bè mối lái không mình lơ đi thì các cô ấy chê mình, sợ mình. Thậm chí có lần được làm mối cho trúng cô bệnh nhân mình từng khám. Cô ấy ngượng, mình ngại thế là ế tới tận bây giờ...

Bí mật của một bác sĩ cấp cứu

(Kiến Thức) - Một ngày của bác sĩ cần nhiều hơn 24h, vì thời gian là quá ít để dành cho riêng mình, để cười với bệnh nhân một cái hay tâm tình đôi ba câu chuyện cho người bệnh vui lòng...

Để giúp độc giả hiểu hơn về các y, bác sĩ, nhân viên y tế... những người miệt mài ngày đêm chăm sóc, cứu chữa người bệnh nhưng thường xuyên phải chịu những áp lực ghê gớm, Kiến Thức xin gửi tới độc giả những câu chuyện đời, chuyện nghề khó ai có thể biết được của họ. 
Đây đều là những câu chuyện thật mà phóng viên đã ghi lại, nhưng theo đề nghị của các nhân vật, xin được giấu tên thật của họ.
“Cái bọn bất nhân, bác sĩ ăn thịt người, lương y có còn như từ mẫu nữa không? Bác sĩ gì mà lúc nào cũng nhìn đến cái phong bì…” đó là những câu nói đầy cay nghiệt thường xuyên vang lên bên lề những hành lang bệnh viện.

Hai mẹ con sản phụ tử vong sau khi sinh

(Kiến Thức) - Trước khi sinh con, mọi chỉ số đo được của sản phụ đều trong trạng thái bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình sinh, sự việc bất ngờ đã xảy ra khiến hai mẹ con sản phụ đều tử vong.

Ngày 20/8, Sở Y tế Gia Lai cho biết, đang thành lập Hội đồng kiểm thảo để xác định nguyên nhân gây tử vong cho mẹ con sản phụ Đinh Thị Liên (29 tuổi), ngụ xã Kim Tân, huyện Ia Pa xảy ra vào tối ngày 15/8 vừa qua.
Trước đó, đến kỳ sinh nở, anh Phan Ngọc Trung đưa vợ là chị Đinh Thị Liên đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Ayun Pa (Gia Lai) để sinh con cho được an toàn. Sau khi nhập viện, các bác sĩ đã tiến hành khám và xác định sản phụ Liên vẫn trong trạng thái sức khỏe bình thường.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

10 sự thật bất ngờ về vaccine

(Kiến Thức) - Tiêm chủng vaccine đã được chứng minh là có hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên tiêm chủng cũng gặp phải nhiều tranh cãi, từ quan điểm khoa học, an toàn y tế.

Một số loại vaccine có chứa thủy ngân?
Thimerosal, một loại chất bảo quản có chứa khoảng 50% thủy ngân, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Chất này có thể được tìm thấy trong hầu hế các mũi chích ngừa cúm, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC).