Cặp đôi bị giết ngay trước đám cưới vì lý do không tưởng

Một cô gái và hôn phu vừa bị bắn chết chỉ vì trò chuyện với nhau trước đám cưới trong vụ án giết người vì danh dự mới nhất ở Pakistan... và đây không phải là vụ giết người gây bất ngờ.
 

Truyền thông địa phương đưa tin cô gái, được xác định là Nazeeran, đang nói chuyện với chồng sắp cưới Shahid tại làng Nayi Wahi, ngoại ô thị trấn Ghotki ngày 4/1 thì bị một người cậu phát hiện. Tức giận, người này liền nổ súng về phía họ, giết chết cặp đôi sắp cưới.
 
Cảnh sát cho biết 2 nạn nhân là anh em họ và vụ việc này là một trường hợp "giết người vì danh dự" vốn thường xảy ra tại Pakistan. Hai nghi phạm, đều là cậu của cô gái, đã bị bắt. Cảnh sát đang tiến hành điều tra thêm về vụ án.
Những vụ giết người vì danh dự là một vấn nạn tại Pakistan và hầu hết nạn nhân đều là phụ nữ. Hồi tháng 11, một cặp đôi mới cưới tại tỉnh Sindh đã chọc giận người thân trong gia đình vì kết hôn mà không được sự cho phép và bị hội đồng bô lão của làng ra lệnh giết chết.
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân quyền Pakistan (HRCP), số lượng phụ nữ Pakistan bị giết bởi những người thân trong gia đình vì những hành vi bị xem là sai trái còn nhiều hơn số người dân Pakistan thiệt mạng vì khủng bố.
Thống kê của tổ chức này cho thấy có trung bình 650 vụ giết người vì danh dự xảy ra mỗi năm trong thập kỷ vừa qua. Tuy nhiên, vì hầu hết các vụ đều không được báo cáo, con số thật sự có thể còn cao hơn rất nhiều.

Rợn người nơi sưu tập các tác phẩm giết người hàng loạt

(Kiến Thức) - Bảo tàng chết chóc, nơi sưu tập các tác phẩm nghệ thuật giết người hàng loạt lớn nhất trên thế giới khiến người xem không khỏi rùng mình sợ hãi.

Bảo tàng chết chóc (Museum of Death) được xây dựng vào năm 1995 tại San Diego, Mỹ bởi hai nghệ nhân J. D. Healy và Catherine Shultz. (Ảnh Amaury Laporte / Flickr)
 Bảo tàng chết chóc (Museum of Death) được xây dựng vào năm 1995 tại San Diego, Mỹ bởi hai nghệ nhân J. D. Healy và Catherine Shultz. (Ảnh Amaury Laporte / Flickr)
Mục đích của việc xây dựng Bảo tàng chết chóc này là nhằm giúp mọi người hiểu hơn về cái chết và nhận ra rằng họ đang đang hạnh phúc khi được sống. (Ảnh Wikipedia Commons)
 Mục đích của việc xây dựng Bảo tàng chết chóc này là nhằm giúp mọi người hiểu hơn về cái chết và nhận ra rằng họ đang đang hạnh phúc khi được sống. (Ảnh Wikipedia Commons)
Được đặt tại một phòng thu âm cũ với những bước tường cách âm dày, Bảo tàng chết chóc có một sự im lặng đến rợn người. (Ảnh Viralpie)
 Được đặt tại một phòng thu âm cũ với những bước tường cách âm dày, Bảo tàng chết chóc có một sự im lặng đến rợn người. (Ảnh Viralpie)
Năm 2000, bảo tàng này được di chuyển đến Los Angeles. Đây là nơi trưng bày bộ sưu tập khổng lồ về cái chết, lưu giữ nhiều biểu tượng và vật dụng dẫn đến cái chết cũng như các bản sao dụng cụ khám nghiệm tử thi. (Ảnh Viralpie)
 Năm 2000, bảo tàng này được di chuyển đến Los Angeles. Đây là nơi trưng bày bộ sưu tập khổng lồ về cái chết, lưu giữ nhiều biểu tượng và vật dụng dẫn đến cái chết cũng như các bản sao dụng cụ khám nghiệm tử thi. (Ảnh Viralpie)
Khi đến Bảo tàng chết chóc, khách tham quan có thể tận mắt chứng kiến chiếc đầu của Henri Landru - kẻ giết người hàng loạt trong vụ án the Blue Beard ở thủ đô Paris năm 1922. (Ảnh Viralpie)
 Khi đến Bảo tàng chết chóc, khách tham quan có thể tận mắt chứng kiến chiếc đầu của Henri Landru - kẻ giết người hàng loạt trong vụ án the Blue Beard ở thủ đô Paris năm 1922. (Ảnh Viralpie)
Bên cạnh đó, khách tham quan có thể xem những hiện vật liên quan đến vụ tự sát của 39 người thuộc giáo phái Heaven's Gate Cult năm 1997. (Ảnh Laughingsquid)
 Bên cạnh đó, khách tham quan có thể xem những hiện vật liên quan đến vụ tự sát của 39 người thuộc giáo phái Heaven's Gate Cult năm 1997. (Ảnh Laughingsquid)
Ngoài ra, các quan tài dành cho những trẻ em bị sát hại bởi những kẻ giết người hàng loạt cũng được trưng bày tại bảo tàng này. (Ảnh Nongnghiep)
 Ngoài ra, các quan tài dành cho những trẻ em bị sát hại bởi những kẻ giết người hàng loạt cũng được trưng bày tại bảo tàng này. (Ảnh Nongnghiep)
Thậm chí, các hiện vật liên quan đến vụ đánh bom Timothy McVeigh ở Oklahoma, hay đồ vật vụ hành quyết tên ác thú Ted Bundy cũng xuất hiện tại Bảo tàng chết chóc. (Ảnh Onecoolthingeveryweekend)
 Thậm chí, các hiện vật liên quan đến vụ đánh bom Timothy McVeigh ở Oklahoma, hay đồ vật vụ hành quyết tên ác thú Ted Bundy cũng xuất hiện tại Bảo tàng chết chóc. (Ảnh Onecoolthingeveryweekend)
Mời quý độc giả xem video: Ghé bảo tàng cái chết, nơi không dành cho người yếu bóng vía (Nguồn: Vietnamnet)

Thú vị cách "hành xử" của sao nóng kỳ quặc mới

(Kiến Thức) - KELT-21b quay quanh ngôi sao chủ của nó mỗi lần 3,61 ngày ở khoảng cách khoảng 0,05 AU, là đối tượng thiên văn mới được phát hiện.

Cụ thể, một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế tìm thấy một ngoại hành tinh ngoại nóng quay quanh một sao chủ nghèo nàn kim loại.
Nó được gọi là KELT-21b, lớn hơn sao Mộc và quay quanh quỹ đạo của ngôi sao chủ KELT-21 với thời gian chưa đầy bốn ngày. Phát hiện này được trình bày trong một bài báo đăng trên trang arXiv.org.

Ảnh báo đốm cái đánh nhau dữ dội như cao thủ võ lâm

(Kiến Thức) - Tranh chấp địa bàn, hai con báo đốm cái lao vào nhau chiến đấu dữ dội, không chút nương tay. 

Nhiếp ảnh gia Fanie Heymans may mắn ghi lại được những cảnh tượng vô cùng kịch tính ở vùng đất gần sông Aubu thuộc công viên động vật hoang dã Kgalagadi Transfrontier, Nam Phi. Hai con báo đốm cái xông vào nhau và đấu đá dữ dội, không khác gì hai cao thủ võ thuật so chiêu.
Nhiếp ảnh gia Fanie Heymans may mắn ghi lại được những cảnh tượng vô cùng kịch tính ở vùng đất gần sông Aubu thuộc công viên động vật hoang dã Kgalagadi Transfrontier, Nam Phi. Hai con báo đốm cái xông vào nhau và đấu đá dữ dội, không khác gì hai cao thủ võ thuật so chiêu.