Cảnh báo về loại vi khuẩn nguy hiểm lây lan ở trẻ nhỏ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa đưa cảnh báo về vi khuẩn Shigella có khả năng gây viêm, tiêu chảy.

Canh bao ve loai vi khuan nguy hiem lay lan o tre nho

Khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn Shigella ngày càng gia tăng. Ảnh: Business Today.

Đây là một loại vi khuẩn lây lan chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, CDC Mỹ đã yêu cầu các bác sĩ nên cảnh giác trước loại vi khuẩn nguy hiểm này, trang Journal-News dẫn lại thông tin.

Theo đó, trong khuyến cáo được đưa ra ngày 24/2, CDC đã yêu cầu các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cảnh giác về việc nghi ngờ và báo cáo những trường hợp nhiễm XDR Shigella cho sở y tế địa phương hoặc tiểu bang. Đồng thời, giáo dục bệnh nhân và cộng đồng có nguy cơ cao về cách phòng ngừa cũng như khả năng lây truyền của vi khuẩn Shigella.

"Bệnh Shigellosis thường gây tiêu chảy, thậm chí ra máu và có thể dẫn đến sốt, đau quặn bụng và mót rặn. Thông thường, mức độ nặng nhẹ của nhiễm trùng là tùy thuộc vào cơ địa của bệnh nhân. Tuy nhiên, điều trị bằng kháng sinh có thể được chỉ định để ngăn ngừa các biến chứng hoặc rút ngắn thời gian mắc bệnh", CDC cho biết.

Các triệu chứng của bệnh Shigellosis thường xuất hiện trong 1-2 ngày và có thể kéo dài đến một tuần.

Một người có thể nhiễm Shigella khi chạm vào các bề mặt như đồ chơi, đồ đạc trong phòng tắm, bàn thay tã và thùng tã; bị nhiễm vi khuẩn Shigella từ người bị nhiễm trùng; thay tã cho trẻ bị nhiễm Shigella; chăm sóc người bị nhiễm trùng, bao gồm việc dọn dẹp sau khi người đó đi vệ sinh; ăn thức ăn do người bị nhiễm Shigella chế biến; nuốt phải nước của bệnh nhân bơi hoặc chơi trong đó (ví dụ nước hồ hoặc nước hồ bơi xử lý không đúng cách); uống nước bị ô nhiễm như nước từ giếng bị ô nhiễm bởi nước thải hoặc nước lũ; tiếp xúc phân của người bị nhiễm Shigella hoặc người vừa khỏi bệnh Shigella.

Các chủng vi khuẩn Shigella có thể đề kháng với nhiều loại kháng sinh thông thường, bao gồm azithromycin, ciprofloxacin, ceftriaxone, ampicillin… Báo cáo của CDC nhấn mạnh hiện tại, không có dữ liệu từ các nghiên cứu lâm sàng trong điều trị XDR Shigella, để đưa ra những khuyến nghị về phương pháp điều trị kháng sinh tối ưu đối với bệnh nhiễm trùng này.

Vi khuẩn Shigella chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ 1-4 tuổi ở Mỹ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, CDC báo cáo rằng họ đã quan sát thấy sự gia tăng các ca nhiễm Shigella kháng kháng sinh trong quần thể người trưởng thành, đặc biệt là nam quan hệ tình dục đồng giới, người vô gia cư, khách du lịch quốc tế và những người sống chung với HIV.

CDC khuyến cáo những người đã được chẩn đoán nhiễm Shigella nên thường xuyên rửa tay và không quan hệ tình dục để hạn chế việc lây lan trong cộng đồng.

Bác sĩ Nhật giảm 15kg chỉ bằng 1 việc làm này trước khi ngủ

Chỉ bằng phương pháp đơn giản này, nữ bác sĩ người Nhật đã giảm nhanh 15kg mà vẫn khỏe mạnh.

Nữ bác sĩ người Nhật Bản Kazuko Hibino sau khi thử nhiều biện pháp giảm cân nhưng không thành công, cô đã chuyển sang phương pháp điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột, và giảm thành công 15kg ở tuổi 42. 4 năm sau cân nặng vẫn không tăng trở lại.

Chế độ ăn Keto từng khiến nữ bác sĩ suýt đột quỵ

Trái đất ấm lên, chuyên gia "lo ngay ngáy" đại dịch mới

Theo kết quả nghiên cứu, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, Trái đất nóng lên dẫn tới nhiều sông băng tan chảy. Điều này khiến nhiều khi khuẩn đang ngủ đông sống lại và có thể gây ra nhiều dịch bệnh trong tương lai.

Trai dat am len, chuyen gia
Các nhà khoa học thuộc Đại học Ottawa của Canada mới công bố kết quả nghiên cứu về tình trạng biến đổi khí hậu đang làm đẩy nhanh tốc độ tan băng trên bề mặt Trái đất. Hậu quả là nhiều loại vi khuẩn vốn đang ngủ đông trong lớp băng sống lại trong các vùng nước trước kia là băng. 

4 thứ này trong nhà bếp của mọi nhà là "tổ vi khuẩn"

Là không gian nấu nướng ngày ba bữa nên việc vệ sinh phòng bếp liên quan đến sức khỏe của cả gia đình, đặc biệt là cần chú ý tới 4 vật dụng này.

Để phòng "bệnh từ miệng vào", nhiều người thường chủ động lau chùi bếp từ xoong nồi đến mặt bếp, tường đều được lau chùi sạch sẽ nhưng lại thường bỏ qua một việc vô cùng quan trọng khác đó là kiểm tra bên trong nhà bếp, các vật dụng hàng ngày chúng ta, thường được coi là sạch sẽ nhất nhưng cũng có thể lại là "tổ vi khuẩn".

Trên thực tế, đồ dùng nhà bếp đều có tuổi thọ riêng, có những đồ dùng dù không hỏng hóc cũng phải được thay thế thường xuyên, nếu không có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt là 4 thứ sau đây, mọi người nhất định phải chú ý!