Cảnh báo hươu có thể lây bệnh ăn mòn não sang người

Căn bệnh ăn mòn não này cho đến nay chỉ ảnh hưởng đến hươu và các loài tương tự, tuy nhiên đã có những lo ngại về việc con người ăn thịt hươu nhiễm độc cũng có thể gặp nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong, khoa học cảnh báo.

Canh bao huou co the lay benh an mon nao sang nguoi
Đại dịch “Hươu Zombie” có khả năng lây lan sang con người. 
Con người có thể sớm bị ảnh hưởng bởi một căn bệnh ăn mòn não mà cho đến nay chỉ được ghi nhận là gây tử vong cho hươu, các nhà dịch tễ học cho biết.
Theo ông Michael Osterholm, chuyên gia về an toàn sinh học, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu và chính sách về bệnh truyền nhiễm tại đại học Minnesota cho biết, căn bệnh truyền nhiễm này có tên là Suy mòn mãn tính(CWD) và được đặt tên một cách không chính thức là bệnh “Hươu Zombie”.
"Khả năng con người mắc bệnh suy mòn mãn tính liên quan đến việc tiêu thụ thịt bị ô nhiễm sẽ được ghi nhận trong những năm tới", nhà khoa học Michael nói. "Số lượng các trường hợp của con người sẽ là đáng kể và sẽ không phải là trường hợp cá biệt".
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đã phân loại đây là một bệnh thần kinh truyền nhiễm gây ảnh hưởng tới hươu, tuần lộc, hươu sika (hươu đốm) và nhiều loại nai khác.
Căn bệnh này gây ra bởi protein sai lệch cấu trúc hoặc prion dẫn đến thoái hóa xốp não, khiến loài vật trở nên hốc hác, có hành vi kỳ dị, mất chức năng cơ thể và cuối cùng là tử vong.
CWD được quan sát lần đầu tiên vào những năm 1960 khi các nhà khoa học nhận thấy rằng những con nai ở Fort Collins, Colorado đã chết đói sau khi vấp ngã như những thây ma. Kể từ đó, căn bệnh này đã lây nhiễm nhiều loài động vật hoang dã trên 24 tiểu bang ở Mỹ cũng như ở Canada, Hàn Quốc và Na Uy.
Mặc dù chưa có trường hợp nào được báo cáo về việc con người bị nhiễm CWD, nhưng chuyên gia Michael Osterholm lập luận rằng nguy cơ có thể giống với thế kỷ trước, khi một tình trạng tương tự được gọi là bệnh bò điên ban đầu được phát hiện ở gia súc nhưng sau đó mới dần lây lan sang con người.

Thể hiện sức mạnh, hươu cao cổ tàn bạo với đồng loại

(Kiến Thức) - Không chỉ dùng cổ, con hươu cao cổ còn dùng cả chân và những ngón đòn chuyên dành cho kẻ thù để đối phó với đồng loại của mình. Chúng liên tục tấn công đồng loại bằng tất cả sức mạnh.

The hien suc manh, huou cao co tan bao voi dong loai
 Mới đây, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Anja Denker đã ghi lại được những hình ảnh vô cùng kịch tính và ấn tượng khi hai con hươu cao cổ chiến đấu dữ dội trên thảo nguyên châu Phi khu vực gần hố nước Chudob, Vườn quốc gia Etosha, Namibia.

Sếu gáy trắng đánh nhau kịch liệt và phản ứng "lạ" của bầy đàn

(Kiến Thức) - Giữa nền tuyết trắng xóa, cuộc chiến tranh giành lãnh địa của sếu gáy trắng diễn ra khá kịch liệt, khiến những con sếu khác trong đàn phản ứng "lạ", phải tìm cách lảng ra xa, đứng quan sát.

Seu gay trang danh nhau kich liet va phan ung
 Mới đây, tại Uehara, Gangwon-do, Hàn Quốc, tuyết rơi khá dày, khiến những con sếu gáy trắng sống tại đây gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn. 

Độc lạ loài hươu nước có răng như ma cà rồng

(Kiến Thức) - Loài hươu nước là một giống hươu trong họ Hươu nai có ngoại hình độc lạ với hai chiếc răng dài như ma cà rồng. Không giống những loài hươu khác, loài hươu này không có gạc huơu, mà có khả năng bơi lội rất giỏi.

Doc la loai huou nuoc co rang nhu ma ca rong
 Loài hươu nước là loài động vật có vú này có tên khoa học là Hydropotes inermis. Ảnh zoochat.
Doc la loai huou nuoc co rang nhu ma ca rong-Hinh-2
 Hươu nước là loài bản địa của Hàn Quốc và phía đông Trung Quốc. Ngoài ra, hươu nước có thể được tìm thấy ở dãy núi Himalaya hoặc phía bắc Afghanistan, Pháp và Anh. Ảnh pinimg.
Doc la loai huou nuoc co rang nhu ma ca rong-Hinh-3

 Không giống như những loài hươu khác, hươu nước không có gạc hươu. Ảnh pinimg.

Doc la loai huou nuoc co rang nhu ma ca rong-Hinh-4
  Thay vào đó, chúng có những chiếc răng ở hàm trên phát triển dài, cong như những chiếc ngà, có thể dài tới 8cm. Ảnh zoochat.
Doc la loai huou nuoc co rang nhu ma ca rong-Hinh-5
 Chính điều đó khiến người ta liên tưởng đến những chiếc răng dài nhọn hoắt của ma cà rồng. Ảnh wildlifeobserver.
Doc la loai huou nuoc co rang nhu ma ca rong-Hinh-6

Đúng như tên gọi của nó, hươu nước sống chủ yếu ở vùng đầm lầy và có khả năng bơi lội rất giỏi. Ảnh wildlifeobserver. 

Doc la loai huou nuoc co rang nhu ma ca rong-Hinh-7
 Hươu nước cái có kích thước nhỏ hơn những con hươu nước đực. Chúng có bộ lông khá dày và thô. Mùa hè, bộ lông của chúng có màu nâu đỏ, mùa đông thì bộ lông chuyển sang màu xám. Ảnh nationalgeographic.
Doc la loai huou nuoc co rang nhu ma ca rong-Hinh-8
 Hươu nước con có màu nâu đậm hơn so với hươu nước trưởng thành với những đốm và vằn trắng trên lưng. Ảnh blogspot.

Mời quý vị xem video: Hình ảnh hài hước của động vật