Cận cảnh dòng dung nham khi núi lửa ở Iceland phun trào dữ dội

Hình ảnh ghi nhận từ hiện trường cho thấy những vệt dung nham nóng chảy dọc theo sườn đồi sau khi núi lửa phun trào tại Iceland ngày 19/12.

Hãng Reuters đưa tin, rạng sáng 19/12 theo giờ Việt Nam, một vụ núi lửa phun trào đã xảy ra ở phía Tây Nam Iceland, phun ra dung nham và khói trên diện rộng sau nhiều tuần hoạt động động đất dữ dội trước đó. Vì lo ngại vụ phun trào trên bán đảo Reykjanes, chính quyền nước này đã sơ tán gần 4000 cư dân của thị trấn chài Grindavik và đóng cửa khu địa nhiệt Đầm Xanh (Blue Lagoon) - điểm đến thu hút khách du lịch gần đó từ tháng trước.
Văn phòng khí tượng Iceland thông báo trên trang web chính thức, vụ phun trào bắt đầu xảy ra cách thị trấn 3km và vài vết nứt kéo dài về phía ngôi làng nằm cách thủ đô Reykjavik của Iceland khoảng hơn 40 km.
Đoạn phim cận cảnh cho thấy dung nham nóng chảy phun trào từ các vết nứt trên mặt đất, tạo nên những vùng sáng màu cam tương phản rõ rệt với bầu trời đêm tối.
Can canh dong dung nham khi nui lua o Iceland phun trao du doi
Vết nứt trên mặt đất dài khoảng 3,5 km và nhanh chóng lan rộng. Ảnh: Reuters
Can canh dong dung nham khi nui lua o Iceland phun trao du doi-Hinh-2
Bầu trời đêm chuyển thành màu cam nhìn thấy rõ từ thủ đô Reykjavik. Ảnh: AP
Can canh dong dung nham khi nui lua o Iceland phun trao du doi-Hinh-3
Hình ảnh cận cảnh dung nham phun trào từ những vết nứt. Ảnh: Reuters 
Văn phòng khí tượng cũng cho biết có khoảng 100 đến 200 mét khối dung nham xuất hiện mỗi giây, gấp nhiều lần so với những vụ phun trào trước đây trong khu vực.
Phía cảnh sát địa phương cho hay đã nâng mức cảnh báo do dịch bệnh bùng phát và lực lượng phòng vệ dân sự của nước này cũng cảnh báo người dân không nên tiếp cận khu vực khi nhân viên cứu hộ đang thực hiện công tác.
Nằm giữa mảng kiến tạo Á-Âu và Bắc Mỹ - một trong những mảng kiến tạo lớn nhất hành tinh, Iceland là điểm nóng xảy ra địa chấn và núi lửa khi hai mảng kiến tạo di chuyển theo hướng ngược nhau. Bán đảo Reykjanes trong những năm gần đây cũng đã chứng kiến một số vụ phun trào ở những khu vực không có dân cư.

Cảnh phun trào như "ngày tận thế" của núi lửa mạnh nhất thế giới

Rạng sáng 11/4, Shiveluch, một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới, bắt đầu phun dung nham và tro bụi cao tới 20km lên bầu trời vùng Kamchatka ở Viễn Đông nước Nga.

Núi lửa Shiveluch ở Viễn Đông Nga đã bắt đầu phun trào vào rạng sáng 11/4 theo giờ địa phương, tung một cột tro bụi cao tới 20 km vào bầu khí quyển. Chính quyền vùng Kamchatka đang theo dõi dòng dung nham, trong khi cư dân của các thị trấn gần đó được yêu cầu ở trong nhà và đeo khẩu trang.

“Kiều nữ ma túy” bị bắt trong cuộc đột kích lớn, cảnh sát ngỡ ngàng phát hiện danh tính người tình

Cảnh sát địa phương đã bắt giữ một “kiều nữ ma túy” và sau đó phát hiện mối quan hệ giữa cô và chính cấp trên của mình.

Mới đây, cảnh sát Metropolitan ở Barranquilla, Colombia, đã bắt giữ Michellys Lorena Marino Restrepo sau một cuộc đột kích vào khu phố San José của thành phố. Hoạt động này được cho là diễn ra theo lệnh của Cảnh sát Quốc gia và được giao cho Sở Cảnh sát Sabanalarga.

Phát hiện âm thanh báo hiệu núi lửa phun trào, chuyên gia mừng ra mặt

Theo kết quả nghiên cứu mới, các chuyên gia phát hiện âm thanh đá magma thay đổi rõ rệt khi núi lửa sắp phun trào. Từ đây, họ cho rằng nghiên cứu âm thanh này có thể giúp dự báo khi nào núi lửa "thức giấc".

Phat hien am thanh bao hieu nui lua phun trao, chuyen gia mung ra mat
Tiến sĩ Leighton Watson (trong ảnh) thuộc Đại học Canterbury đã phối hợp với các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu địa vật lý và núi lửa quốc gia Italy và Đại học Bang Boise đã phát triển một công cụ mô hình sử dụng sóng âm thanh từ hoạt động núi lửa nhằm giúp tìm hiểu, dự báo khi núi lửa "thức giấc".