Cách phân biệt thịt lợn sạch, thịt bị tiêm thuốc an thần

Việc phân biệt thịt lợn sạch và thịt bị tiêm thuốc an thần không đơn giản, đòi hỏi sự tinh ý của người tiêu dùng.

Trong bối cảnh thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường, người tiêu dùng ngày càng lo lắng hơn về chất lượng thịt lợn, một loại thực phẩm phổ biến trong mỗi bữa ăn của người Việt. Đặc biệt, tình trạng một số cơ sở chăn nuôi và giết mổ sử dụng thuốc an thần để trấn tĩnh lợn trước khi giết mổ khiến nhiều người hoang mang. Vậy làm sao để nhận biết đâu là thịt lợn sạch, đâu là thịt đã bị tiêm thuốc an thần?

sa2.jpg
Ảnh minh hoạ/ Nguồn: Internet

Tác hại của thịt bị tiêm thuốc an thần

Thuốc an thần, thường dùng là Acepromazine hoặc các dẫn xuất Diazepam, được tiêm vào lợn trước khi giết mổ nhằm làm lợn bớt quẫy đạp, giảm hao tổn thịt và hạn chế thương tích. Tuy nhiên, việc làm này bị cấm vì thuốc không có thời gian đào thải khỏi cơ thể lợn, dẫn đến tồn dư trong thịt. Khi người tiêu dùng ăn phải, thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí gây rối loạn thần kinh nếu tích lũy lâu dài.

Dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị tiêm thuốc an thần

Màu sắc thịt

Thịt sạch: Có màu hồng tươi, đồng đều, không quá đỏ hay quá nhạt. Bề mặt khô ráo, không rỉ dịch.

Thịt bị tiêm thuốc an thần: Thường có màu nhợt nhạt hoặc tím tái. Một số miếng có thể trông sẫm màu, thiếu tươi.

Độ săn chắc và đàn hồi

Thịt sạch: Sờ vào thấy săn chắc, có độ đàn hồi. Khi ấn tay vào sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu.

Thịt bị tiêm thuốc: Do lợn bị tiêm an thần, quá trình trao đổi chất bị rối loạn, khiến thịt mất độ đàn hồi, mềm nhũn và dễ bị dập nát.

Mùi thịt

Thịt sạch: Có mùi thơm nhẹ đặc trưng của thịt tươi, không tanh nồng.

Thịt có vấn đề: Thịt có mùi lạ, hôi, tanh nặng, hoặc có mùi thuốc hóa học.

Màu sắc mỡ và da

Mỡ lợn sạch: Có màu trắng trong, chắc.

Mỡ lợn bị tiêm thuốc: Mỡ thường bị vàng, mềm và dễ vỡ. Phần da có thể sẫm màu, có vết tụ máu hoặc thâm tím do thuốc gây giãn mạch.

Nước rỉ thịt

Thịt sạch: Rất ít nước rỉ ra, hoặc nước trong.

Thịt bị tiêm: Có nhiều dịch lỏng, thường là màu hồng nhạt hoặc có mùi lạ.

Lời khuyên cho người tiêu dùng

Mua thịt tại các cơ sở uy tín, có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ưu tiên chọn thịt tại siêu thị hoặc cửa hàng được kiểm định chất lượng.

Hạn chế mua thịt tại những nơi bày bán không đảm bảo vệ sinh, không có tem kiểm dịch, thịt không được bảo quản lạnh đúng cách.

Khi thấy thịt có biểu hiện nghi vấn, nên phản ánh với cơ quan chức năng.

Ăn thịt lợn bao năm giờ mới biết vài mẹo nhỏ khi mua giúp tránh được thịt bệnh, ôi thiu

Chọn nhầm thịt lợn không chỉ làm mất ngon mà còn tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe. Nhớ kỹ những dấu hiệu này để không “rước họa” vào mâm cơm.

Trong vô vàn thực phẩm quen thuộc của mâm cơm Việt, thịt lợn là món ăn không thể thiếu, vừa dễ chế biến, vừa hợp khẩu vị nhiều người. Nhưng chính vì là nguyên liệu gần gũi nên đôi khi chúng ta dễ chủ quan, mua vội mà không quan sát kỹ. Điều này tiềm ẩn không ít rủi ro cho sức khỏe cả nhà, nhất là khi bạn vô tình mua phải thịt kém chất lượng, thậm chí là thịt từ lợn bệnh hay đã để lâu ngày.

Dưới đây là 7 dấu hiệu phổ biến nhưng dễ bị bỏ qua, hãy ghi nhớ kỹ để trở thành người nội trợ thông thái nhé.

Phần thịt cực ngon của lợn không phải ai cũng biết để mua về ăn

Phần thịt cực ngon của lợn không phải ai cũng biết để mua về ăn

Ở lợn có một phần thịt ăn rất ngon nhưng nhiều người không biết đã bỏ lỡ rất đáng tiếc.

Thịt lợn là thực phẩm phổ biến nhất trong bữa cơm của người Việt. Khi mua thịt lợn, đa số các bà nội trợ thường quan tâm đến thịt mông, vai, ba chỉ hay sườn… vì dễ chế biến thành nhiều món ăn phổ biến. Tuy nhiên, có một bộ phận cực ngon mà chỉ có khoảng 2-3 lạng, nhiều người không biết tới sự tồn tại của nó, đó là thịt má đào.