![]() |
Mùa lễ tết nhiều nhà thích ăn món tôm luộc. Ảnh minh họa. |
![]() |
Tôm luộc thêm hạt tiêu, rượu trắng rất thơm ngon. Ảnh minh họa. |
![]() |
Mùa lễ tết nhiều nhà thích ăn món tôm luộc. Ảnh minh họa. |
![]() |
Tôm luộc thêm hạt tiêu, rượu trắng rất thơm ngon. Ảnh minh họa. |
Ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi.
Trường hợp nếu bị ho do dị ứng, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt, vì đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả của dị ứng thực phẩm.
Ăn quá nhiều
Nhiều người có sở thích và thói quen ăn nhiều tôm vì nghĩ đây là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, các chất dinh dưỡng có trong tôm như đạm, photpho, acid béo, canxi, các chất khoáng… nếu được hấp thụ quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng, thậm chí dẫn đến tiêu chảy.
Theo nghiên cứu, người lớn chỉ nên ăn tối đa 100g tôm mỗi ngày và trẻ em dưới 4 tuổi chỉ nên ăn hạn chế ở mức 20-50g thịt tôm tùy từng lứa tuổi.
Ăn tôm tái, sống
Nếu bạn biết rằng tôm và giun sán là đôi bạn đồng hành thì chắc chắn, bạn sẽ nói không với loại thực phẩm này khi ăn tái sống, hay các món gỏi.
Nhất là đối với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa kém, việc sử dụng các loại đồ ăn tái sống từ tôm hay các món ăn từ tôm chưa được chế biến kỹ có thể khiến bé bị nhiễm giun, sán, kí sinh trùng từ tôm sang cơ thể.
Những người không nên ăn tôm
Người bị dị ứng
Không nên dùng cho những người bị dị ứng tôm, viêm da mẩn ngứa, có hội chứng âm hư hỏa vượng (gầy, hay có cơn bốc hỏa, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, họng khô miệng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ).
Người bị gout
Người bị gout không nên ăn tôm mà còn không nên ăn hải sản vì sẽ gây đau nhức, khiến các xương khớp ngày càng xưng to.
Người đang bị đau mắt đỏ
Tôm đều không tốt cho người đau mắt đỏ. Ăn tôm sẽ khiến mắt trở nên nặng hơn. Ngoài ra, một chế độ ăn hợp lý theo sự chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa sẽ khiến bệnh đau mắt đỏ nhanh khỏi hơn.
Trong tôm sống tiềm ẩn nguy cơ có ấu trùng giun. Vì vậy, ăn tôm hay hải sản sống có nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng.
Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giàu vitamin C hoặc không ăn các loại quả giàu vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng.
Đặc biệt không nên uống vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì có thểgây nguy hiểm tới tính mạng.Trẻ em nếu ăn tôm, nên tránh cho trẻ ăn các thực phẩm giàu vitamin C khoảng sau 4 giờ.
Dân gian cho rằng sản phụ sau khi sinh không nên ăn tôm vì ăn tôm sẽ gây lạnh bụng, đau bụng, thậm chí với sản phụ sinh mổ thì sẽ dẫn đến sẹo lồi.
Tuy nhiên, thực tế không có nghiên cứu nào chứng minh ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên mà nó phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Lời khuyên của chuyên gia là người mẹ nên ăn lượng tôm vừa phải sẽ cung cấp dinh dưỡng cho con quasữamẹ, vì tôm rất giàu dinh dưỡng. Lưu ý, phải chế biến kỹ thịt tôm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Tôm chứa rất nhiều dưỡng chất nhưng vẫn có trường hợp phải kiêng kỵ và hạn chế ăn quá nhiều dẫn đến không tốt cho sức khỏe. Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình.
![]() |
“Cha đẻ” của món mì ăn liền (mì tôm) là Momofuku Ando, người sáng lập tập đoàn Nissin Food. Ông sinh năm 1910 tại Đài Loan. Ông Ando phát minh ra mì ăn liền trong những năm nước Nhật rơi vào hoàn cảnh thiếu thốn do chiến tranh. |
![]() |
Sau nhiều lần thử đi thử lại, cuối cùng ông đã tạo ra một loại mì có hương vị đặc biệt và có thể để được lâu, chỉ cần đổ nước sôi vào là có ngay một bát mì tươi nóng hổi. |
![]() |
Mì ăn liền ra đời từ đó và ngày nay nó phổ biến ở hầu hết mọi quốc gia. Tùy theo từng vùng mà mỗi nơi có những loại mì tương ứng với nhiều loại hương vị khác nhau. |
![]() |
Mặc dù “cha đẻ” của mì ăn liền đã qua đời ở 96 tuổi nhưng ít ai biết được rằng ông ngày nào cũng ăn mì tôm mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. |
![]() |
Những người thân của ông đã chia sẻ rằng, cách ăn mì tôm lành mạnh của ông Ando rất khác biệt. Đầu tiên, ông sẽ nhúng mì qua nước sôi, loại bỏ hoàn toàn phần dầu nổi bên trên, tiếp theo đó ông sẽ thêm các loại nguyên liệu khác như rau củ, thịt ăn kèm. |
![]() |
Việc thêm rau củ và thịt không chỉ khiến cho mì có hương vị ngon hơn hẳn mà nó còn có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, ông Ando chỉ ăn 1 bữa mì mỗi ngày mà thôi. |
![]() |
Mì ăn liền chứa hàm lượng carbohydrates và chất béo cao. Tuy nhiên nếu chỉ ăn nguyên mì, bạn sẽ thiếu các chất như protein, chất xơ, hơn nữa, vitamin và khoáng chất trong mì cũng vô cùng ít. |
![]() |
Vì vậy, nếu muốn ăn mì tôm tốt cho sức khỏe, mọi người có thể ăn kết hợp nó với các loại thực phẩm khác như dưa chuột, cà chua, trứng, thịt bò... |
![]() |
Lý do mì ăn liền được gọi là thực phẩm nhiều muối, thủ phạm cầm đầu chính là gói gia vị. Ví dụ mì ăn liền thông thường có tổng lượng muối 6,6g, đã vượt quá lượng muối ăn hàng ngày theo tiêu chuẩn là mỗi ngày ăn tối đa 6g muối. |
![]() |
Do đó, khi ăn mì, mọi người nên ăn ít gia vị hoặc không cho thêm gói gia vị vào mì. Nếu cho thêm gói gia vị thì tốt nhất không cho quá 1/4 gói. |
![]() |
Theo Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA), mì gói được sử dụng rộng rãi trên 50 quốc gia. Năm 2008, tổng số gói mì tiêu thụ trên toàn thế giới là 9,4 tỷ và đến năm 2017, con số này đã đạt gần 100 tỷ gói mì. Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ mì gói lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản. Ảnh: IT. |
Mời độc giả theo dõi video "MUKBANG thoái trào và chiêu trò ăn uống phản cảm câu view". Nguồn: VTV24.