Cách luộc rau muống xanh mướt, giòn ngon mà không bị mất chất
Để có món rau muống luộc ngon, đẹp mắt, bạn có thể thử một trong những cách làm dưới đây.
Cách 1: Ngâm rau vào nước đá sau khi luộc
Chuẩn bị một âu nước sôi để nguội và bỏ thêm vài viên đá lạnh. Rau muống cũng luộc 2-5 phút cho chín tới. Vớt ra đã luộc chín ra khỏi nồi và ngâm ngay vào bát nước lạnh. Khi rau nguội thì vớt ra để ráo nước rồi bày ra đĩa.
Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ khiến cho rau có màu xanh đẹp mà còn giúp giữ lại những vitamin có trong rau. Hơn nữa, nước đá có thể giữ cho rau có được độ giòn ngon khi ăn.
Cách 2: Thêm dầu ăn vào nước luộc rau
Khi luộc rau, bạn có thể cho một chút dầu ăn vào nồi nước luộc. Dầu ăn sẽ phủ một lớp mỏng bên ngoài, giúp rau của bạn xanh và bóng hơn.
Đồng thời, lớp dầu ăn còn có thể giúp rau xanh lâu hơn mà không bị đổi màu. Tuy nhiên nước luộc sẽ có váng mỡ, tùy theo khẩu vị của gia đình mà có thể sử dụng hay không.
Cách 3: Đơn giản nhất là luộc nhiều nước, ít rau.
Lúc này nhiệt độ nhanh sôi và chín nhanh, còn nếu nhiều rau thì nước lâu sôi, rau lâu chín và dễ đổi màu. Nguyên nhân rau biến thành màu đỏ là nhiệt độ lâu sôi quá nên polyphenol bị oxy hóa và biến thành màu đỏ nhìn rau xấu, không ngon.
Cách thứ 4: Thêm muối
Trước khi cho rau vào nồi nước luộc, thêm một ít muối, sẽ giúp hương vị của món rau đậm đà, lưu giữ lại nhiều vitamin cùng chất dinh dưỡng trong rau và đảm bảo cho rau có được màu xanh mướt như ý đấy.
Nhưng muối không thể cho quá nhiều hoặc quá ít, nếu không nó sẽ không phát huy được tác dụng giữ màu xanh cùng các chất dinh dưỡng có trong rau mà còn có thể làm món rau luộc trở nên kém hấp dẫn, khó ăn.
Tỉ lệ hoàn hảo của muối và nước là 1 muỗng cà phê muối : ½ lít nước luộc.
Dùng thuốc muối mua ở hiệu thuốc (dùng cho người đau dạ dày uống, không hại). Khi người ta cho vào thì nước thành môi trường kiềm thì oxy hóa không bị biến thành màu đỏ, chất diệp lục xanh không bị mất đi và giữ được màu xanh.
Cách chọn rau muống ngon
Khi mua, không nên chọn những bó rau có cọng to hơn bình thường. Rau muống nhiễm chì thường có lá màu xanh đen do hấp thụ quá nhiều kim loại nặng.
Không nên mua loại rau khi bẻ thấy quá giòn, lá xanh sẫm, mặt trên của lá rất bóng mượt, vì rau này dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá.
Nên chọn những mớ rau muống ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng và lá không quá xanh, không quá sẫm. Khi ngắt cuống thấy có vết nhựa loãng, đó là rau còn tươi, khi ăn sẽ giòn ngon.
Nhìn chi tiết này, biết ngay rau muống có bị thuốc trừ sâu không
Rau muống có nhiều công dụng nhưng bạn cũng phải biết cách lựa chọn rau an toàn cho bữa ăn gia đình.
Rau muống là một trong những loại rau phổ biến, đặc biệt phát triển vào mùa hè. Tuy nhiên, có một lời đồn lan truyền rằng: "Đừng ăn rau muống, vì rau muống là loại rau hút thuốc trừ sâu và kim loại nặng mạnh nhất trong tất cả các loại rau ăn lá, đặc biệt là loại ống rỗng, chứa nhiều kim loại nặng vô hình, mục đích chính của việc trồng rau muống là để làm sạch đất... ".
Lan đột biến hết thời 'tiền tỷ', tụt dốc rẻ hơn... rau muống
Thời người người, nhà nhà "sốt" theo lan đột biến đã là dĩ vãng, giờ hoa rẻ hơn rau muống bán không ai mua.
Những loài lan đột biến giá trên trời
Năm 2018, hoa lan đột biến bắt đầu xuất hiện, gây sự chú ý trên thị trường. Một ki (mầm mọc ra từ mắt ngủ trên thân) lan đột biến lúc đó tùy vào từng loại có giá gần chục triệu đồng. Khi nhiều người tìm kiếm lan đột biến để mua, giá nhảy vọt, tăng từng ngày khiến giới chơi hoa lan choáng váng.
Hoa lan đột biến gây "sốt" một thời khiến người dân choáng váng.
Ông V. một người chơi lan ở Ninh Bình chia sẻ, vì có thú chơi lan cảnh nên khi biết đến loài lan đột biến cũng đã bỏ cả trăm triệu đồng để mua một ki 5 cánh trắng Phú Thọ, một ki 5 cánh trắng HO về chơi. Về chăm chỉ thời gian sau lan tốt, kích ra được nhiều mầm gốc, kích ki bán, ông V. đã có lãi hàng chục triệu đồng.
"Năm 2020 lan đột biến bắt đầu gây "sốt" thị trường. Mỗi ki lan loại 5 cánh trắng Phú Thọ, HO đã có giá từ 10 đến 20 triệu đồng. Thấy dễ kiếm tiền từ loài lan này, tôi giấu vợ bỏ ra gần nửa tỷ đồng để mua lan đột biến gồm: một ki Bạch Tuyết giá 200 triệu đồng, một ki Hồng Minh Châu giá 100 triệu đồng và nhiều ki Hồng Yên Thủy mỗi ki giá gần 100 triệu đồng" - ông V. kể.
Ông V. lúc đó cũng chưa nghĩ tới lan đột biến sẽ sốt đến mức mỗi ngày có người gọi cho ông hàng chục cuộc điện thoại để hỏi mua cây lan ông mới sở hữu được. Giá của cây lan được trả lên liên tục đến "phát sốt".
Thời hoàng kim, lan đột biến bán với giá tính hàng trăm triệu đồng/ một centimet.
"Tôi mua cây Bạch Tuyết giá 200 triệu của người bạn ở Hưng Yên sau đó gửi tại vườn nhờ anh này chăm sóc. Ai ngờ, chỉ ít ngày sau đó, liên tục có người hỏi mua với giá tăng lên từ 20 đến 50 triệu đồng nhưng tôi quyết không bán. Khi đưa cây lan về nhà chăm sóc, bất ngờ có người đến trả giá lên đến 350 triệu đồng (lãi 150 triệu) khiến tôi giật mình" - ông V. nhớ lại.
Sau các thương vụ mua bán lan có lời, ông V. mua thêm và có nhiều giống lan đột biến trong tay như: Hồng Yên Thủy, Bảo Kỳ, Bạch Tuyết, Hồng Minh Châu, HO, Phú Thọ… Chăm sóc tốt ra được nhiều mầm gốc, kích được nhiều ki từ các giò lan đột biến, ông V. bán giống và nhanh chóng có lãi tiền tỷ trong tay.
Thời đỉnh điểm các giò lan gốc có người trả giá hàng chục tỷ đồng để được sở hữu nhưng ông V. quyết không bán. Lúc đó, tham gia hội chơi, ông V. được chứng kiến nhiều cuộc mua bán, trao đổi lan đột biến tiền chất cao như núi. Người chơi không tiếc bỏ ra hàng chục tỷ đồng chỉ để được sở hữu cây lan bé tí tẹo có cái tên mỹ miều như: Người đẹp Bình Dương, người đẹp không tên, Bạch Tuyết…
Những cuộc giao dịch mua bán lan đột biến gây choáng, tiền chất cao như núi, khách không ngại bỏ ra trăm tỷ đồng để sở hữu cây lan bé tí tẹo (Ảnh: Internet).
Bản thân ông V. cũng có cuộc giao dịch lan tiền tỷ, khi bán lan vợ chồng ông phải mang theo máy đếm tiền. Đó là khoảng tháng 4/2021, ông bán 2 cây lan Á Hậu và Bạch Tuyết cho một người ở Thanh Hóa. Hai cây lan bé tí này có giá 4 tỷ đồng mà người mua không cần toan tính. Chính vị khách này khi vừa mua xong từ tay ông V., bán lại ngay cho một đại gia ở thành phố Thanh Hóa cũng đã kiếm lời được cả tỷ đồng.
Vỡ mộng tỷ phú
Khi các giao dịch lan đột biến lên đỉnh điểm, nhiều người ở Ninh Bình, Hòa Bình và nhiều tỉnh thành trên cả nước bán đất đai, nhà cửa, tài sản để đầu tư mua giống lan đột biến về chăm sóc bán, ôm mộng thành tỷ phú. Có người đầu tư hàng chục tỷ đồng để mua các giống lan đột biến; chưa kể không tiếc hàng trăm triệu đồng làm nhà bảo vệ và chăm sóc lan.
Chậu lan đột biến Hồng Minh Châu từng có người trả giá hàng chục tỷ đồng giờ bán không ai mua.
Các cuộc mua bán, ngã giá lan đột biến giá trên trời khiến người người, nhà nhà "sốt" xình xịch. "Chỉ chưa đầy một tháng sau khi tôi bán được 2 cây lan với giá 4 tỷ đồng thì thị trường lan đột biến bất ngờ "tụt dốc không phanh". Mỗi centimet lan đột biến đang có giá hơn một trăm triệu đồng xuống chỉ còn chục triệu đồng" - ông V. cho hay.
Lúc đó, ông V. vẫn không tin lan đột biến sẽ giảm sâu hơn nữa nên đã bỏ ra hơn 2 tỷ đồng để "bắt đáy". Ông mua thêm hàng loạt cây lan đột biến tên tuổi như: Bạch Tuyết, Á Hậu, Hồng Tiên Sa, Hồng Yến, Hồng Nhật Hạ. Có cây ông V. mua lên đến 700 triệu đồng dù khi đó giá lan đã sụt giảm đi rất nhiều và không còn "sốt" như trước.
Cây lan này cách đây một năm mỗi centimet có giá hơn 100 triệu đồng, giờ rẻ hơn rau muống.
Khi đã bỏ ra hơn 2 tỷ đồng mua thêm các giống lan, cộng với số lượng lớn lan đột biến đang có sẵn lúc đỉnh điểm có người trả hàng chục tỷ vẫn không bán, ông V. "ôm mộng" một ngày nào đó thị trường lan đột biến sẽ sôi động trở lại. Ai ngờ, càng chờ, càng đợi thì giá lan càng rớt thê thảm. Không ai mua, cũng chẳng ai bán, không một người quan tâm đến lan đột biến nữa.
Đến nay, sau một năm lan đột biến hết thời, những cây lan "vang bóng một thời" trong vườn của ông V. vẫn xanh tươi tốt, nhân ra được nhiều cây hơn. Mỗi lúc nhìn vườn lan, ông lại tiếc hùi hụi. Giá như lúc đó đừng "bắt đáy" cuộc chơi thì cũng lãi được tiền tỷ. Nếu lan đột biến giờ mà còn "sốt", dù chỉ cần "sốt nhẹ", thì vườn lan của ông giờ bán rẻ cũng có giá trăm tỷ đồng.
Cả vườn lan đột biến của gia đình ông V. giờ chỉ đến ngắm chơi. Trong ảnh tác giả bên cây lan đột biến đang ra hoa giờ "bán rẻ như cho" cũng không có người nhìn ngó tới.
"Lan đột biến giờ còn rẻ hơn lan thường, thậm chí rẻ hơn rau muống. Rau muống bán còn có người mua, lan đột biến giờ bán chẳng ai nhìn ngó tới. Mới đây có khách hỏi mua cây lan của tôi về chơi với giá rẻ còn hơn cho, tôi đồng ý bán nhưng nhiều ngày sau cũng chẳng thấy khách đến. Lan đột biến hết thời rồi!" - ông V. thở dài.
Người đàn ông ngoài 50 tuổi ở Ninh Bình tâm sự, ông còn may mắn hơn nhiều người vì chơi lan đột biến sớm nên khi bắt nhịp cũng kiếm được ít tiền. Chỉ vì bỏ tiền mua thêm lan vào lúc đại hạ giá để "bắt đáy" nên không lời cũng không lãi. Nhiều người "đua" theo cuộc chơi lan đột biến giờ chẳng còn gì. Có người đầu tư nhà trồng, bảo vệ lan tiền tỷ giờ rơi vào thảm cảnh tháo ra bán sắt vụn.
Nhiều người đầu tư hàng trăm triệu đồng làm nhà trồng và bảo vệ lan quý giờ tháo ra bán sắt vụn.