Cách hạn chế tiết lộ thông tin cá nhân trên Facebook

Vụ việc thông tin của 50 triệu người dùng Facebook bị tiết lộ tại Mỹ gây không ít hoang mang những ngày gần đây.

Sau scandal khai thác thông tin của hơn 50 triệu người dùng phục vụ cho các mục đích thương mại, Facebook nhận chỉ trích gay gắt. Chỉ với một ứng dụng mang tên thisisourdigitallife với 270.000 người tham gia, Cambridge Analytica có thể khai thác thông tin từ hơn 50 triệu người dùng Facebook. Bằng cách nào? Câu trả lời từ Facebook là người dùng đã chấp nhận cài đặt bảo mật cho phép cho ứng dụng thu thập thông tin từ bạn bè họ.
Trước vụ bê bối này, Facebook phủ nhận việc họ làm rò rỉ thông tin, mà do người dùng đã chấp nhận cung cấp thông tin chứ không có bất kỳ sự xâm nhập trái phép nào.
Tuy nhiên, từ việc đăng ký tài khoản tới các hoạt động đăng tải, chia sẻ tích cực của người dùng, Facebook đang nắm giữ một lượng lớn thông tin mà chúng ta không ngờ tới, nhằm phục vụ các mục đích thương mại, quảng cáo, hay thậm chí liên quan tới chính trị.
Nếu không muốn trở thành "con mồi" của Facebook và hàng loạt đối tác của họ, hãy thực hiện các bước sau:
Kiểm tra các ứng dụng liên kết với tài khoản Facebook.
Nếu bạn đang dùng Facebook để đăng nhập vào các trang web, trò chơi hoặc ứng dụng với bên thứ ba thì rất có thể các dịch vụ này vẫn đang khai thác thông tin của bạn hàng ngày.
Tới phần Cài đặt > Ứng dụng để kiểm tra các quyền cấp ứng dụng. Nếu thấy có bất kỳ ứng dụng nào đáng ngờ, hãy xóa ngay lập tức.
Cũng tại đây, một cài đặt khác mang tên Apps Other Use cho phép bạn kiểm tra những nội dung cá nhân nào của mình được phép chia sẻ khi bạn bè của bạn sử dụng các ứng dụng trên. Nếu không muốn bị khai thác các thông tin cá nhân, hãy bỏ chọn tất cả.
Kiểm tra Cài đặt bảo mật Facebook
Giảm thiểu chia sẻ các thông tin cá nhân, hình ảnh và bài viết dưới chế độ công khai. Cách tốt nhất là cài đặt tất cả ở chế độ bạn bè và tùy chỉnh danh sách bạn bè về chế độ xem riêng tư.
Đọc chính sách bảo mật
Khi đăng ký tài khoản trên Facebook, bạn nên đọc kỹ các điều khoản, đặc biệt là các điều khoản liên quan đến quyền và việc cấp quyền chia sẻ.
Cài đặt trình chặn theo dõi
Với một số ứng dụng bạn có thể cài đặt trên trình duyệt của mình để chặn theo dõi chúng trên các trang web. Tuy nhiên đôi khi các ứng dụng này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động truy cập vào một số trang web.
Bạn có thể tham khảo cài đặt Disconnect và Privacy Badger, đây là hai công cụ được đánh giá cao trong việc chặn theo dõi trên trình duyệt Chrome.
Hơn nữa, việc kiểm tra và hạn chế quyền chia sẻ thông tin trên Facebook nói riêng và các mạng xã hội nói chung còn bảo vệ bạn khỏi các mối nguy hiểm khác như bị đánh cắp tài khoản, mật khẩu tín dụng, quấy rối, lừa đảo hay thậm chí là bắt cóc.

Mạng xã hội lớn nhất toàn cầu Facebook bị sập trong nhiều giờ

Chiều tối 22/2, nhiều người không thể truy cập mạng xã hội Facebook - một trong những mạng xã hội rất được ưa thích tại Việt Nam.

Kiểm tra của PV vào lúc 18 giờ trên các ứng dụng, vào bằng trình duyệt trên điện thoại, máy tính bảng và laptop đều không truy cập được mạng xã hội facebook - mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay.

Rò rỉ thông tin 50 triệu người dùng, chủ Facebook thừa nhận sai lầm

Sau nhiều ngày im lặng, Mark Zuckerberg lên tiếng thừa nhận đã phạm sai lầm trong vụ rò rỉ thông tin 50 triệu người dùng trong vụ bê bối Cambridge Analytica.

Trong tuyên bố đầu tiên kể từ khi nổ ra vụ bê bối, nhà sáng lập Facebook thừa nhận đã "bội tín với những người đã chia sẻ thông tin và mong chúng tôi sẽ bảo vệ nó".

Những sự thật không ngờ đằng sau thành công của gã khổng lồ Google

Google luôn là một trong những thương hiệu hàng đầu trên thế giới nhưng những bí mật phía sau quá trình hình thành Google đôi khi khiến bạn phải bất ngờ.

Bắt đầu từ năm 1996, Google đơn thuần là một dự án luận văn của hai anh chàng sinh viên đại học Stanford là Larry Page và Sergey Brin. Khi đó nó được gọi là BackRub rồi phát triển nhanh chóng trở thành đế chế công nghệ trị giá 367 tỷ USD hiện nay.