BV Huyết học TPHCM truyền hoá chất quá hạn cho bệnh nhi... nguy hại sức khoẻ?

(Kiến Thức) - Vụ truyền hoá chất quá hạn cho bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM ngày 24/6 khiến không ít người lo lắng. Trên thực tế, khi sử dụng thuốc quá hạn thì tùy từng loại thuốc sẽ có mức độ nguy hại khác nhau.

Chiều 25/6, bác sĩ Phù Chí Dũng - Giám đốc Bệnh viện Truyền máu huyết học TP HCM cho biết, bước đầu, qua kiểm tra lại hồ sơ, sổ sách thì trong kho dược chưa phát hiện thuốc Antithymocyte Globulin-Equine quá hạn sử dụng như 2 vỏ loại thuốc mà gia đình bệnh nhân cung cấp.
BV Huyet hoc TPHCM truyen hoa chat qua han cho benh nhi... nguy hai suc khoe?
Chai hóa chất hết hạn được truyền cho con anh Vũ. Ảnh: Lao động. 
Vì vậy, chưa biết được nguồn gốc 2 chai hóa chất quá hạn truyền cho bệnh nhi trên ở đâu ra, liệu có ai đó tuồn vào bệnh viện không. “Là người đứng đầu, tôi sẽ nhận trách nhiệm của mình nếu có. Tuy nhiên, đó là chuyện sau khi làm sáng tỏ vụ việc, còn lúc này, bệnh viện đang tập trung lo cho bệnh nhân cũng như tìm hiểu xác minh nguyên nhân từ đâu mà xảy ra sự việc đáng tiếc này” - bác sĩ Dũng nói.
Cũng theo bác sĩ Dũng, trước mắt, bệnh viện đã tạm đình chỉ công tác 3 cá nhân liên quan gồm 1 dược sĩ và 2 điều dưỡng để làm rõ vụ việc.
Chia sẻ trên Ngày Nay, một bác sĩ chuyên Khoa Ung bướu Nhi (công tác tại TPHCM) cho biết, thuốc Antithymocyte Globulin-Equine Thymogam là loại ức chế tế bào chứ không có chứa phóng xạ. Bệnh nhân bị bệnh suy tủy chứ không phải ung thư. Về việc sử dụng thuốc quá hạn sử dụng có ảnh hưởng sức khỏe hay không, thì chưa có nghiên cứu đánh giá cụ thể.
“Việc cháu bé được thay thuốc mới nhưng vẫn cùng hoạt chất. Tôi nghĩ đó là giải pháp tình thế. Nhưng cũng nên thận trọng đánh giá và cũng khó đưa ra nhận định sau này kết quả thế nào, vì nếu kết quả điều trị không như mong đợi thì có thể do nhiều nguyên nhân chứ không đơn thuần do sự cố. Tôi mong cháu bé có kết quả điều trị tốt đẹp”, vị bác sĩ này nói.
Sử dụng thuốc hết hạn sử dụng nguy hại ra sao
Hạn dùng của thuốc là thời gian sử dụng được ấn định cho một lô thuốc mà trước thời hạn đó, thuốc còn đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng nếu được bảo quản đúng quy định. Hạn dùng chính là tiêu chí quan trọng nhất để khẳng định một thuốc có còn chất lượng hay không. Tuy nhiên, nhiều gia đình trữ thuốc nhưng không chú ý đến hạn dùng của thuốc nên khi sử dụng thuốc quá hạn sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Và tùy từng loại thuốc sẽ có mức độ nguy hại khác nhau khi sử dụng thuốc quá hạn.
Khi hết hạn sử dụng, một số loại thuốc rất dễ nhận biết như: Với thuốc ở dạng lỏng sẽ có hiện tượng tách lớp, thuốc dạng rắn sẽ mềm nhũn, có thể dễ dàng bóp vụn. Tuy nhiên, với một số loại thuốc khác, khi hết hạn thành phần hóa học đã biến đổi nhưng lại không hề thay đổi hình dáng so với lúc ban đầu như thuốc bao phim, mắt thường không nhận biết được. Đây cũng là lý do khiến nhiều người nghĩ rằng thuốc hết hạn vẫn có thể sử dụng được mà không gây tác hại gì lớn. 
Theo Dược sĩ Nguyễn Đình Diệm, Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ Dược Sở Y tế Đắk Lắk: Trong quá trình bảo quản thuốc, do đặc điểm hóa học, vật lý vốn có của dược chất hoặc dạng bào chế, hàm lượng ban đầu có thể bị giảm sút ở một mức độ nào đó sẽ kéo theo hiệu quả điều trị của thuốc không còn nguyên vẹn như ban đầu. Do đó, khi sử dụng thuốc quá hạn có mức độ nguy hại khác nhau tùy từng loại thuốc.
Trước hết, người bệnh sẽ không khỏi bệnh mà còn khiến bệnh nặng hơn, làm mất thời gian vàng để điều trị khi bệnh đang còn nhẹ, thậm chí còn làm bệnh nhân tử vong nếu là các thuốc đặc trị. Nguy hiểm hơn là thuốc hết hạn sẽ không còn nguyên tính chất, chuyển sang dạng khác hay sinh ra những hợp chất có độc tính cao có thể gây độc cho cơ thể. Độc ở đây là do biến chất của hoạt chất thuốc hoặc do biến chất của chất bảo quản thuốc, độc do hư hỏng dạng bào chế, do nhiễm tạp chất, nhiễm khuẩn... gây dị ứng, sốc phản vệ, thậm chí tử vong. Điển hình là thuốc kháng sinh tetracyclin - tetracyclin quá hạn dùng sẽ trở nên rất độc, gây hại cho thận.

Mời độc giả theo dõi video "Bắt quả tang đường dây sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng bẩn". Nguồn: VTV24.

Đối với các thuốc đã hết hạn thì tuyệt đối không nên sử dụng, đặc biệt là các thuốc điều trị tim mạch, thuốc trị tăng huyết áp, thuốc trị đái tháo đường, hen suyễn, thuốc nhỏ mắt… Với những người mắc bệnh tăng huyết áp, việc dùng thuốc là rất quan trọng để kiểm soát huyết áp hằng ngày. Nếu uống thuốc hết hạn, nghĩa là thuốc không còn khả năng hoặc mất tác dụng điều trị, không kiểm soát được huyết áp sẽ gây ra các tai biến nặng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Người bị bệnh đái tháo đường cũng thế, nếu uống thuốc hết hạn có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm do tăng đường huyết như mù lòa, tàn phế… Ngoài ra, đối với các bệnh nhiễm khuẩn phải dùng kháng sinh, nếu dùng kháng sinh hết hạn sẽ làm cho bệnh nặng hơn hoặc gây ra tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng làm cho việc điều trị ngày một khó khăn.

Liên tục phát hiện nhà thuốc nhiều bệnh viện bán thuốc quá hạn sử dụng

(Kiến Thức) - Nhà thuốc trong bệnh viện ở Thừa Thiên Huế bán thuốc quá hạn cho bệnh nhi; Phát hiện nhiều thuốc hết hạn, kém chất lượng ở bệnh viện Trí Đức, bệnh viện Đông Đô... là những vụ bán thuốc hết hạn bị phát hiện khiến nhiều người bức xúc.

Nhà thuốc bệnh viện Đa khoa Chân Mây bán thuốc quá hạn 4 tháng
Ngày 20/4, sau khi mua thuốc tại  quầy thuốc trong khuôn viên Bệnh viện Đa khoa Chân Mây (tỉnh TT - Huế), người mua phát hiện vỉ thuốc Hapacol đã quá hạn sử dụng hơn 4 tháng.
Theo đó, người nhà bệnh nhi 3 tuổi sau khi mua thuốc hạ sốt cho trẻ tại quầy thuốc nằm trong khuôn viên Bệnh viện Đa khoa Chân Mây (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã phát hiện vụ việc.
Lien tuc phat hien nha thuoc nhieu benh vien ban thuoc qua han su dung

Bệnh viện đa khoa Chân Mây, nơi xảy ra sự việc. (Ảnh: Công Tuyển).

Chiều 21/4, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Chân Mây xác nhận có sự việc này và cho đóng cửa tiệm thuốc trên để tiến hành kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy, trong lô thuốc hạ sốt ở quầy, có 1 hộp thuốc quá hạn sử dụng hơn 4 tháng. Bệnh viện đang làm việc với cơ quan chủ quản của quầy thuốc để kiểm tra xem có bao nhiêu viên thuốc quá hạn đã được bán ra.
Đơn vị quản lý quầy thuốc đã có hình thức kỉ luật đối với người bán thuốc hết hạn và gửi lời xin lỗi đến gia đình bệnh nhân vì đã để xảy ra vụ việc.

Ngay sau khi nhận được thông tin vụ việc ngày 23/4, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra, xác minh thông tin quầy thuốc trong khuôn viên Bệnh viện Đa khoa Chân Mây bán thuốc hết hạn cho bệnh nhi.

Nhiều thuốc hết hạn, kém chất lượng tại nhà thuốc BV Trí Đức, BV Đông Đô

Sáng 5/4, kiểm tra tại kho dược và nhà thuốc Bệnh viện Đa khoa Trí Đức (quận Hai Bà Trưng), nhà thuốc Bệnh viện Đông Đô (quận Đống Đa), đoàn kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội đã phát hiện nhiều vi phạm…

Qua kiểm tra tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức, đoàn kiểm tra đã phát hiện thuốc kém chất lượng, thuốc hết hạn sử dụng và thuốc bị đình chỉ lưu hành được sắp xếp chung với các loại thuốc đang được bày bán. Bên cạnh đó, trong nhà thuốc vẫn còn lưu trữ một số các mặt hàng dược phẩm đã hết hạn dùng, chưa xuất trình được sổ theo dõi.

Lien tuc phat hien nha thuoc nhieu benh vien ban thuoc qua han su dung-Hinh-2

Đoàn liên ngành Sở Y tế Hà Nội kiểm tra kho dược của Bệnh viện Đông Đô sáng 5/4. 

Đặc biệt, cơ sở có kinh doanh 2 mặt hàng thuốc phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện là Efferagan và Ultracet nhưng chưa có khu vực bảo quản và không có sổ sách theo dõi. Đoàn cũng phát hiện một mặt hàng có giá bán lẻ cao hơn thị trường.

Tiếp tục kiểm tra tại Bệnh viện Đông Đô, đoàn kiểm tra Sở Y tế Hà Nội đã phát hiện tại kho dược của Bệnh viện này có 5 loại thuốc hết hạn sử dụng (gồm: thuốc điều trị huyết áp, mỡ máu, an thần, thuốc bổ...) và một số thuốc sắp hết hạn sử dụng. Cũng tại đây, qua kiểm tra tủ lạnh bảo quản thuốc, đoàn còn phát hiện các loại thuốc được để lẫn lộn với sữa chua.

Tại nhà thuốc của Bệnh viện Đông Đô, đoàn kiểm tra cũng phát hiện 3 loại thuốc (gồm: Tanatril 10mg, Kombogly XR và Clarithromycin Stada 500mg) có giá bán cao gấp từ 10-30% so với quy định. Tại nhà thuốc này, thực phẩm chức năng cũng được để lẫn lộn với thuốc.

Nhiều nhà thuốc bán thuốc hết hạn sử dụng

Ngày 8/1/2017, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết đã ra quyết định phạt ông Phạm Cường Khang, phụ trách nhà thuốc BV huyện Bình Chánh (khu phố 5, thị trấn Tân Túc), 20 triệu đồng.

Lý do kinh doanh thuốc không còn nguyên vẹn bao bì (thuốc bấm khỏi vỉ); bán thuốc cao hơn thặng số bán lẻ tối đa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Lien tuc phat hien nha thuoc nhieu benh vien ban thuoc qua han su dung-Hinh-3

Thuốc hết hạn sử dụng có thể gây độc. 

Thanh tra Sở Y tế còn ra quyết định phạt nhiều nhà thuốc bán lẻ thuốc đã hết hạn sử dụng kèm một số vi phạm khác. Cụ thể, phạt bà Bùi Thị Mỹ Hạnh (nhà thuốc Minh Châu, ấp Chánh 2, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn) 23 triệu đồng. Phạt bà Phạm Thị Thanh Hà (nhà thuốc Tiền Lân, ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn) 19 triệu đồng.

Với những sai phạm tương tự như trên, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM còn phạt bà Nguyễn Thị Thanh Hằng (nhà thuốc Hồng Ngân, khu phố 2, phường Hiệp Thành, quận 12) 14 triệu đồng. Phạt bà Vũ Thị Bích Trang (nhà thuốc Thái Hà, phường 13, quận 11) 14 triệu đồng.

Bên cạnh đó, 19 triệu đồng là số tiền mà Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phạt ông Lê Thanh Minh (nhà thuốc Quang Minh, phường Trung Mỹ Tây, quận 12). Lý do người quản lý chuyên môn vắng mặt nhưng không thực hiện việc ủy quyền theo quy định của pháp luật; bán lẻ thuốc đã hết hạn sử dụng.

Trả lời báo Lao Động PGS-TS Nguyễn Hữu Đức - Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết thuốc hết hạn dùng không còn giữ được các tính chất cần thiết như đã đăng ký trong tiêu chuẩn chất lượng. Bề ngoài, đặc tính cảm quan của thuốc không có sự thay đổi và giống như khi còn hạn dùng. Thuốc quá hạn dùng không chỉ giảm hoặc mất tác dụng điều trị mà còn có thể gây độc. Cụ thể, thuốc kháng sinh tetracyclin, tetracyclin gây hại thận nếu đã hết hạn sử dụng.Theo luật định, mua bán, sử dụng thuốc hết hạn sử dụng là bất hợp pháp.

Bệnh viện Tâm thần TW2 cấp thuốc hết hạn cho bệnh nhân

Mặc dù thuốc đã hết hạn sử dụng vào ngày 9/4 nhưng ngày 16/5, nhân viên quầy thuốc bảo hiểm của Bệnh viện Tâm thần trung ương 2 (TP Biên Hòa, Đồng Nai) vẫn cấp cho bệnh nhân về uống.

Ngày 19/5, bác sĩ N.T.V. - trưởng ban Thanh tra nhân dân của Bệnh viện Tâm thần trung ương 2, TP Biên Hòa, Đồng Nai - xác nhận đã lập biên bản, niêm phong toàn bộ 850 viên thuốc Encorate 200mg hết hạn sử dụng tại quầy thuốc bảo hiểm và hai kho thuốc chẵn, lẻ của bệnh viện để tiến hành xử lý.
Thuốc Encorate 200mg hết hạn sử dụng từ ngày 9-4 nhưng ngày 16-5 nhân viên quầy thuốc bảo hiểm vẫn cấp cho bệnh nhân - Ảnh: B.A.
 Thuốc Encorate 200mg hết hạn sử dụng từ ngày 9-4 nhưng ngày 16-5 nhân viên quầy thuốc bảo hiểm vẫn cấp cho bệnh nhân - Ảnh: B.A.

BV Nhi TW cho trẻ uống thuốc hết hạn nguy hại sức khoẻ thế nào?

(Kiến Thức) - Bệnh viện Nhi Trung ương thừa nhận cho trẻ uống thuốc hết hạn, đây là một sự cố y khoa của bệnh viện. Nhiều trường hợp uống thuốc hết hạn mà không hiểu hết được về hệ lụy do sử dụng thuốc quá hạn gây ra.
 
 

Liên quan đến sự việc cháu Đ.C.L. (1 tuổi) nghi bị bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cho trẻ uống thuốc hết hạn sử dụng, phía Bệnh viện Nhi Trung ương đã có thông tin chính thức về sự việc này.
BV Nhi TW cho tre uong thuoc het han nguy hai suc khoe the nao?

Bệnh viện Nhi Trung ương xác nhận việc phát thuốc hết hạn là một sự cố y khoa của bệnh viện. 

GS Lê Thanh Hải - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết sau khi rà soát lại tất cả các khâu từ cung ứng, phân phối đến quản lý và sử dụng thuốc tại các khoa phòng, đồng thời họp với các cá nhân, bộ phận liên quan cho thấy việc cấp phát thuốc kháng sinh Augmentin 250mg dạng gói bị hết hạn là có thật. Đây là một sự cố y khoa của bệnh viện khi điều dưỡng chưa thực hiện đầy đủ 5 đúng khi cấp phát thuốc.

Hạn dùng của thuốc được định nghĩa là khoảng thời gian sử dụng được ấn định cho một lô thuốc (thuốc được sản xuất theo lô) mà sau thời hạn này thuốc không còn giá trị sử dụng. Thí dụ, hạn dùng của thuốc được ghi 22/5/2018 nghĩa là trong thời gian từ lúc người dùng mua thuốc đến ngày 22/5/2018 là thuốc có giá trị sử dụng và được phép dùng, còn từ ngày 23/05/2018 trở về sau là thuốc quá hạn dùng, không còn giá trị sử dụng.

Thuốc quá hạn gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe?

Cũng giống như thực phẩm, mỗi viên thuốc đều có một vòng đời với ngày sản xuất, hết hạn rõ ràng, và mức an toàn, hiệu quả cao nhất khi thuốc được sử dụng trong hạn mức của nó. Thuốc đã hết hạn sẽ không mang lại kết quả điều trị như kỳ vọng do không giữ được tính chất cần thiết như đã đăng ký trong tiêu chuẩn chất lượng.

Thuốc hết hạn sử dụng sẽ không còn nguyên tính chất, chuyển sang dạng khác hay sinh ra những hợp chất có độc tính cao do ảnh hưởng của yếu tố khách quan, chủ quan, từ đó làm mất khả năng chữa bệnh của các dược chất trong thuốc. Nếu người bệnh uống thuốc như vậy, đặc biệt với thuốc đặc trị, rất dễ xuất hiện biến chứng, tác dụng phụ, làm bệnh chuyển biến trầm trọng hơn, thậm chí dẫn đến tử vong. Ví dụ bệnh nhân tăng huyết áp, không may uống phải thuốc hết hạn đồng nghĩa với việc thuốc mất tác dụng điều trị, huyết áp không được điều chỉnh, sẽ gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim, phổ biến nhất là vỡ mạch máu não gây liệt nửa người, hôn mê. Còn với thuốc chống đông máu khi không có tác dụng điều trị sẽ làm máu tăng khả năng đông lên, tạo các cục máu đông làm nghẽn động mạch, máu không lưu thông được đến tim và não, tử vong là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

BV Nhi TW cho tre uong thuoc het han nguy hai suc khoe the nao?-Hinh-2
Cần kiểm tra kỹ hạn dùng trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. 
Tương tự như vậy với những người mắc bệnh động kinh, ung thư... là những trường hợp phải dùng thuốc kéo dài, hậu quả của việc dùng thuốc quá hạn sử dụng thực sự to lớn. Khi những cơn động kinh không được kiểm soát, người bệnh có thể bất ngờ bị ngã xuống, gây thương tích, gặp tai nạn khi đang lái xe hoặc bị đuối nước khi đang bơi lội... Còn với căn bệnh ung thư? Theo số liệu thống kê, ung thư luôn luôn nằm trong nhóm có số người tử vong cao ở nước ta, bệnh nhân ung thư uống thuốc hết hạn có tác hại rất lớn bởi thành phần bị biến đổi, có thể chứa độc chất đối với cơ thể, hoặc hàm lượng không đủ để đảm bảo tiêu diệt tế bào ung thư. Nếu thuốc không đủ nồng độ như ban đầu, cơ thể sẽ dần thích nghi, dẫn đến kháng thuốc, tăng độc tính, điều trị không mang lại kết quả và người bệnh có thể tử vong.