Bệnh viện Tâm thần TW2 cấp thuốc hết hạn cho bệnh nhân

Mặc dù thuốc đã hết hạn sử dụng vào ngày 9/4 nhưng ngày 16/5, nhân viên quầy thuốc bảo hiểm của Bệnh viện Tâm thần trung ương 2 (TP Biên Hòa, Đồng Nai) vẫn cấp cho bệnh nhân về uống.

Ngày 19/5, bác sĩ N.T.V. - trưởng ban Thanh tra nhân dân của Bệnh viện Tâm thần trung ương 2, TP Biên Hòa, Đồng Nai - xác nhận đã lập biên bản, niêm phong toàn bộ 850 viên thuốc Encorate 200mg hết hạn sử dụng tại quầy thuốc bảo hiểm và hai kho thuốc chẵn, lẻ của bệnh viện để tiến hành xử lý.
Thuốc Encorate 200mg hết hạn sử dụng từ ngày 9-4 nhưng ngày 16-5 nhân viên quầy thuốc bảo hiểm vẫn cấp cho bệnh nhân - Ảnh: B.A.
 Thuốc Encorate 200mg hết hạn sử dụng từ ngày 9-4 nhưng ngày 16-5 nhân viên quầy thuốc bảo hiểm vẫn cấp cho bệnh nhân - Ảnh: B.A.
Trước đó, bệnh viện tiếp nhận phản ánh của bà T.T.T.H. - ngụ xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai), mẹ của bệnh nhi P.K.T, 13 tuổi - về việc quầy thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) của bệnh viện cấp thuốc quá hạn sử dụng.
Ngày 16/5, bà H. đưa con gái đến bệnh viện khám (có BHYT) và được bác sĩ kê đơn với 3 loại thuốc (mỗi loại 60 viên) gồm Encorate 200mg, Magnensi B6 và Nootripam 400mg.
Về nhà, bà H. lấy thuốc cho con gái uống thì phát hiện thuốc Encorate 200mg đã quá hạn sử dụng nhiều ngày. Cụ thể, thuốc này được sản xuất vào ngày 10/4/2015 và hết hạn sử dụng vào ngày 9/4/2018. Sau đó, bà H. cầm đơn thuốc, số thuốc được cấp đến bệnh viện trình báo và yêu cầu đổi thuốc.
Qua kiểm tra, trong số 60 viên Encorate 200mg có 50 viên quá hạn sử dụng, 10 viên còn hạn sử dụng (trong đó bệnh nhi đã uống 2 viên). Riêng hai loại thuốc còn lại trong đơn thuốc được phát vẫn còn hạn sử dụng.
Từ tin báo của bà H., Ban Thanh tra nhân dân của bệnh viện đã thành lập đoàn kiểm tra đột xuất quầy thuốc BHYT và phát hiện trong quầy còn 800 viên thuốc Encorate 200mg đã hết hạn sử dụng. Ngoài ra, trong kho thuốc chẵn của bệnh viện còn phát hiện một vỏ thùng thuốc Encorate 200mg với số lượng 3.000 viên đã bán hết.
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản, niêm phong toàn bộ số thuốc quá hạn sử dụng và phôtô đơn thuốc giao cho Thanh tra nhân dân quản lý, đề nghị đổi thuốc cho người bệnh.
Đánh giá về việc này, bác sĩ N.T.V. thừa nhận việc cấp thuốc hết hạn sử dụng cho người bệnh là sai phạm nghiêm trọng về mặt quản lý dược cần phải được xử lý nhanh chóng, triệt để nhằm hạn chế hậu quả cho người bệnh.
Hiện hồ sơ vụ việc đã được chuyển Ban giám đốc bệnh viện xem xét, xử lý.

Khi chồng ngoại tình, đàn bà không sẽ hỏi 4 câu này

Đây là 4 câu hỏi đàn bà khôn hỏi chồng khi anh ta ngoại tình.

“Thứ nhất, kể hết mọi chuyện em nghe”
Câu hỏi này chính là cơ hội bạn cho chồng kể lại mọi chuyện cho bạn nghe, về nhân tình của anh ta, về thời gian họ quen nhau, và cả những suy nghĩ, tình cảm của chồng. Thật ra, trước khi hỏi chồng câu này, người đàn bà phải nắm rõ tường tận câu chuyện và bằng chứng trong tay. Khi chồng trả lời, hãy xem anh ấy đã thành thật bao nhiêu phần, cũng hãy để ý cách anh ấy nói về nhân tình, cách anh ấy nhìn bạn với thái độ ra sao. Từ những gì chồng kể, từ thái độ của chồng, bạn sẽ biết bội bạc của anh ấy đã đến ngưỡng nào. Nếu thật lòng chồng muốn quay về, anh ấy sẽ không giấu bạn bất cứ điều gì, cũng nói chuyện thẳng thắn với bạn. Còn không, chỉ cần nhìn ánh mắt thái độ bạn sẽ biết người đàn ông này không còn xứng đáng làm chồng bạn nữa.

Những biện pháp kỳ lạ chữa bệnh tâm thần

Bệnh tâm thần thuộc một chuyên khoa phức tạp và các biện pháp chữa trị hầu như cũng mới chỉ chữa “phần ngọn”.

Với những người mắc bệnh tâm thần, họ mang một nỗi ám ảnh vì căn bệnh dai dẳng và không có biện pháp điều trị dứt điểm. Trong lịch sử có một số biện pháp kỳ lạ đã được ứng dụng để điều trị bệnh này.
Liệu pháp insulin - hôn mê

Năm 1927, BS. Manfred Sakel (người Áo) đã vô tình tiêm nhầm cho một bệnh nhân nữ (nghiện ma túy nặng và bị ảo giác) liều insulin lớn khiến nữ bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê. Tuy nhiên, sau khi tỉnh lại, bệnh nhân cho biết không còn cảm giác nghiện ma túy nữa và chứng ảo giác cũng không còn. BS. Sakel đã áp dụng liệu pháp insulin này với nhiều bệnh nhân mắc bệnh tâm thần khác và tỷ lệ thành công được báo cáo lại là 90%, phần lớn trong số đó là bệnh nhân bị tâm thần phân liệt. Cách điều trị và sự thành công của BS. Sakel đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Bởi với một lượng lớn insulin có thể khiến cho lượng đường trong máu giảm mạnh, làm cho não bị bỏ đói, đẩy bệnh nhân vào trạng thái hôn mê. Nhưng tại sao trạng thái vô thức này lại giúp bệnh nhân thoát khỏi bệnh tâm thần lại vẫn chưa được giải thích rõ. Tuy nhiên, do biện pháp này nguy hiểm, tỷ lệ tử vong khoảng 1-2% và những bệnh nhân phục hồi cũng rơi vào trạng thái vận động kém, do đó nó không được ứng dụng rộng rãi.

Nhà gái làm cơm linh đình, nhà trai vẫn cấm cưới vì lý do nực cười

Thú thật, đến giờ, khi đã quyết định chấm dứt tất cả với anh, tôi vẫn không thể nào tin nổi cái lí do mình bị cấm cản chuyện cưới xin lại nực cười đến như vậy. 

Khi có ai đó hỏi vì sao hai đứa chia tay, tôi cũng chỉ biết cười trừ. Bởi lí do mà tôi nói ra chắc họ sẽ cười vào mặt gia đình anh. Mà tôi thì không muốn điều đó. Dù sao tôi và anh cũng từng yêu nhau, tôi không muốn gieo tiếng ác cho họ.

Chúng tôi yêu nhau được 1 năm rồi. Hai đứa cũng có về thăm nhà nhau vài lần. Phía gia đình tôi hoàn toàn nhất trí, ủng hộ tình cảm này của hai đứa. Còn phía gia đình anh, theo như cách anh chia sẻ thì cũng không thấy có phản ứng gì gay gắt quá. Chúng tôi tiếp tục yêu nhau như vậy và cũng dự liệu ngày kết hôn.