Khuyến cáo phòng chống bệnh thương hàn sau bão Wipha

Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh thương hàn thường gặp trong mùa mưa lũ, ngập lụt.

Trong và sau bão, mưa lũ, ngập lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.

Hơn nữa, mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người. Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa lụt bão, mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…

Mới đây, Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống bệnh Thương hàn thường gặp trong mùa mưa lũ, ngập lụt.

Bệnh thương hàn là gì?

Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, mạch chậm, táo bón hoặc tiêu chảy và ho khan.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhẹ hoặc không triệu chứng.

Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập cơ thể người cảm thụ, trung bình từ 8 - 14 ngày.

thuong-han.jpg

Nguồn truyền nhiễm bệnh thương hàn

Người bệnh: Là nguồn bệnh quan trọng. Một số tài liệu cho rằng, người bệnh có thể lây cho người khác ngay trong thời kỳ ủ bệnh.

Người khỏi bệnh mang vi khuẩn: Sau khi hết các triệu chứng lâm sàng, đa số người khỏi bệnh vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường bên ngoài trong 2 - 3 tuần. Khoảng 2% - 20% người bệnh vẫn có thể thải vi khuẩn ra môi trường 2 đến 3 tháng sau khi hết các triệu chứng lâm sàng.

Người lành mang khuẩn: Là những người bị nhiễm khuẩn nhưng không có triệu chứng lâm sàng. Trong bệnh thương hàn, vai trò của người lành mang khuẩn là không rõ ràng.

thuong-han-1.jpg

Phương thức lây truyền:

Do ăn phải thực phẩm, uống nước bị nhiễm khuẩn không được nấu chín. Đây là đường lây quan trọng và thường gây dịch lớn.

Do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, người mang vi khuẩn qua chất thải, chân, tay, đồ dùng bị nhiễm khuẩn,… Đường lây này thường gây dịch nhỏ, tản phát.

thuong-han-2.jpg

Cách phòng chống bệnh thương hàn

Tăng cường giám sát dịch tễ học tại các ổ dịch cũ, các vùng có nguy cơ cao (vùng đông dân cư, điều kiện vệ sinh môi trường còn nhiều tồn tại, sử dụng nước sông, ao, hồ, vùng có bệnh lưu hành)...

Thông tin báo cáo tình hình bệnh theo quy định của Bộ Y tế

Cải thiện hệ thống cung cấp nước sinh hoạt: Xử lý chất thải, đặc biệt là tăng cường các biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

Chuẩn bị thuốc, hóa chất, trang thiết bị, máy phun phòng chống dịch.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức về vệ sinh phòng bệnh trong cộng đồng, thực hiện ăn chín uống sôi.

thuong-han-3.jpg
Nguồn Bộ Y tế cung cấp.

Cứu hai ca chửa ngoài tử cung sốc mất máu trong mưa bão Wipha

Mỗi giây phút chậm trễ đều có thể cướp đi sinh mạng người bệnh. Cơn bão đến, nhưng không thể làm chùn bước tinh thần trách nhiệm của các y bác sĩ.

Khi cơn bão số 3 (Wipha) đang dồn dập áp sát đất liền, mang theo mưa lớn, gió giật mạnh và những mối lo thường trực về an toàn người dân, thì tại Trung tâm Y tế Quảng Yên, một cuộc “chiến đấu kép” đầy căng thẳng, liên tiếp tiếp nhận hai trường hợp chửa ngoài tử cung vỡ, sốc mất máu nặng, buộc phải phẫu thuật cấp cứu ngay trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Chỉ trong vòng 24 giờ, Khoa Chăm sóc sản khoa sơ sinh & Phụ sản của Trung tâm đã tiếp nhận hai trường hợp chửa ngoài tử cung vỡ, nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, tụt huyết áp, mạch nhanh, dấu hiệu mất máu cấp...

Trực đêm chống bão WIPHA, cứu ca sốc mất máu cấp nguy kịch

Giữa đêm trực phòng chống bão WIPHA, các bác sĩ đã phát huy tinh thần “4 tại chỗ” để cứu sống bệnh nhân sốc mất máu cấp do chảy máu túi thừa đại tràng.

Sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa thấp

Trong đêm trực đầu tiên triển khai phương án phòng chống bão số 3 - bão Wipha, khi toàn hệ thống đang căng mình ứng trực, tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cẩm Phả (Quảng Ninh), một trận chiến sinh tử cũng âm thầm diễn ra: Cấp cứu thành công một bệnh nhân nguy kịch - sốc mất máu cấp do chảy máu túi thừa đại tràng.

Sẵn sàng thiết lập trạm cấp cứu dã chiến trong bão WIPHA

Bộ Y tế sẵn sàng thiết lập trạm cấp cứu dã chiến để đảm bảo sẵn sàng thu dung nạn nhân, không để gián đoạn cấp cứu, điều trị trong bão WIPHA.

Chiều 21/7, Bộ Y tế cho biết, Cục Quản lý Khám chữa vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó bão số 3 (bão WIPHA), bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Trực cấp cứu 24/24h sẵn sàng hỗ trợ cơ sở y tế tuyến dưới