Biến chứng tiểu đường của nhạc sĩ Phú Quang nguy hiểm ra sao?

(Kiến Thức) - Mới đây, nhạc sĩ Phú Quang được chuyển sang bệnh viện Hữu nghị Việt Xô để điều trị biến chứng tiểu đường đã khiến nhiều người lo lắng. Theo chia sẻ từ người nhà, sức khỏe của ông thời gian qua yếu, phải thở máy.

Nhạc sĩ Phú Quang mắc bệnh tiểu đường hơn 30 năm. Cứ mấy tháng, ông phải vào viện điều trị một lần. Năm 2020, ông từng nhập viện dài ngày trong tình trạng nguy kịch do biến chứng tiểu đường.
Bien chung tieu duong cua nhac si Phu Quang nguy hiem ra sao?
Nhạc sĩ Phú Quang nhiều lần nhập viện vì biến chứng tiểu đường. 
Theo PGS Tạ Văn Bình – nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương, tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh hiện đại và ngày càng gia tăng theo cấp số nhân và ước tính có khoảng 5 triệu người Việt bị tiểu đường. Điều kinh khủng của bệnh này đó là biến chứng.
Tiểu đường gây biến chứng toàn thân nhất là biến chứng mù loà, bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận mãn tính, biến chứng thần kinh khiến người bệnh phải cắt cụt chi. Đặc biệt, biến chứng của tiểu đường gây ra tử vong cho hàng triệu người. Ước tính cứ 8 giây trôi qua trên thế giới có 1 người tử vong do đái tháo đường, 30 giây có 1 người bị cắt cụt chân do đái tháo đường gây ra, 5 phút lại có người bị biến cố tim mạch do đái tháo đường như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Dù là bệnh mạn tính có số người mắc rất lớn nhưng 70% người dân Việt không biết mình mắc bệnh do bệnh tiến triển hết sức âm thầm. Do không được điều trị kịp thời, trên 50% bệnh nhân tiểu đường type 2 đến bệnh viện khi đã có nhiều biến chứng hết sức nặng nề.
Biến chứng cấp tính
Xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, có thể hôn mê, thậm chí rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. 
Biến chứng do tăng đường huyết: Bệnh nhân có thể tổn thương não, hôn mê nhiễm ceton axit, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu quá nặng. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Bệnh nhân cũng có thể hôn mê do hạ đường huyết quá mức, uống thuốc quá liều hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, tập luyện quá sức...
Biến chứng mạn tính
Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường xảy ra như một phần tất yếu trong quá trình phát triển của bệnh, đặc biệt đối với những người không kiểm soát tốt đường huyết.
- Tim mạch: Đường huyết tăng cao kéo theo hàng loạt các rối loạn khác như rối loạn mỡ máu, nội mô khiến mạch máu bị tổn thương. Điều này tạo cơ hội cho các mảng xơ vữa hình thành, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng các cơ quan (tim, não, bàn chân…) hoặc tạo ra các cục máu đông gây nhồi máu, đột quỵ.
Thống kế cho thấy, gần 70% người bệnh đái tháo đường tử vong do biến chứng tim mạch. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường 2-4 lần. Thống kê cho thấy, 15-33% người bị đột quỵ có bệnh lý tiểu đường.
Bien chung tieu duong cua nhac si Phu Quang nguy hiem ra sao?-Hinh-2
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 2-4 lần người bình thường. Ảnh minh họa. 
GS Phạm Gia Khải, nguyên Viện trưởng viện tim mạch Việt Nam lý giải, đường huyết tăng cao ở bệnh tiểu đường làm tăng lắng đọng cholesterol tại thành mạch, từ đó làm gia tăng các mảng xơ vữa tại thành mạch, giảm khả năng đàn hồi của mạch máu.
Mặt khác, đường huyết cao lâu ngày dẫn đến mạch máu có thể bị viêm, lâu ngày làm chít hẹp lòng mạch gây bít tắc mạch máu, làm ngưng trệ tuần hoàn. Khi mạch máu não bị tắc, sẽ dẫn đến đột quỵ, nhồi máu não.
Tiểu đường còn ảnh hưởng tới hệ thần kinh tự chủ điều khiển nhịp tim. Người bệnh có thể bị tim đập nhanh bất thường khi nghỉ ngơi, hạ huyết áp tư thế đứng hoặc không nhận biết được các cơn nhồi máu cơ tim.
- Suy thận: Thống kê cho thấy, khoảng 1/2 bệnh nhân tiểu đường bị suy thận. Biến chứng này có thể xuất hiện ngay tại thời điểm chẩn đoán (tiểu đường type 2) hoặc sau 10 năm mắc bệnh (tiểu đường type 1).
Ở người đái tháo đường, đường huyết tăng cao kéo dài sinh ra nhiều chất oxy hóa làm các mao mạch ở cầu thận bị tổn thương khiến cơ quan này phải hoạt động quá mức. Sau một thời gian, các lỗ lọc trở nên to hơn làm protein (đạm) bị lọt ra ngoài và ảnh hưởng đến chức năng thận.
Nếu không được điều trị kịp thời, thận dần xơ hóa và mất hoàn toàn chức năng (suy thận) khiến người bệnh buộc phải điều trị bằng cách chạy thận hoặc ghép thận. Thậm chí suy thận giai đoạn cuối còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
- Tổn thương thần kinh: Tổn thương thần kinh cũng là biến chứng phổ biến và xuất hiện sớm nhất gồm bệnh thần kinh ngoại biên và thần kinh thực vật.
Tổn thương thần kinh ngoại biên thể hiện ở việc bệnh nhân giảm cảm giác, tê bì hoặc kim châm, yếu cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân mà cụ thể là gây loét bàn chân, không điều trị kịp thời, có thể sẽ phải cắt cụt chi, thậm chí tử vong.
Ở tổn thương thần kinh thực vật sẽ dẫn đến các biểu hiện loạn nhịp tim, da khô, tiêu chảy, táo bón, đại tiện không kiểm soát được, khô âm đạo ở nữ giới hay rối loạn cương dương ở nam giới...
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường còn có nguy cơ tổn thương tế bào não, giảm trí nhớ, Alzheimer.
- Biến chứng bàn chân: Nguyên nhân do tổn thương thần kinh và mạch máu nuôi ở bàn chân. Vết thương hoại tử ở bàn chân không lành, càng ngày càng nặng lên dẫn đến đoạn chi.
Điều đáng lo ngại là có đến 15% bệnh nhân tiểu đường sẽ bị loét bàn chân tại một thời điểm nào đó trong toàn bộ cuộc đời của họ.
Biểu hiện nhiễm khuẩn là một dấu hiệu quan trọng và báo cáo cho thấy khoảng 60% các ca cắt cụt chi khởi phát do vết loét nhiễm khuẩn. Tỉ lệ tử vong sau 5 năm của bệnh nhân bị cắt cụt chi dưới là 50-60%.
- Biến chứng về mắt: Một nghiên cứu tại TP.HCM thấy, có tới 30-40% bệnh nhân đáo tháo đường có biến chứng về bệnh lý võng mạc.
Khi đường huyết tăng cao, các mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Mặt khác, tiểu đường cũng có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù loà. Riêng bệnh tăng nhãn áp cấp tính ở bệnh nhân tiểu đường, nếu không được điều trị trong vòng 72 giờ, người bệnh có nguy cơ mù vĩnh viễn.
- Nhiễm trùng: Bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy yếu, điển hình như: Viêm răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục…
Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường biến chứng
Biến chứng của bệnh đái tháo đường ảnh hưởng tới mọi cơ quan trong cơ thể nhưng bằng cách kiểm soát tốt đường huyết, kiểm soát tích cực các bệnh cơ hội như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, phát hiện sớm và kiểm soát kịp thời biến chứng, tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của bác sỹ bệnh nhân sẽ có thể hạn chế và cải thiện hiệu quả biến chứng để chung sống hòa bình với căn bệnh này.
Bên cạnh đó, bác sĩ khuyến cáo mỗi người dân cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, không hút thuốc và không lạm dụng rượu bia để dự phòng mắc tiểu đường nói riêng cũng như các bệnh không lây nhiễm nói chung.

14 lời khuyên giúp giảm nguy cơ tiểu đường đơn giản mà hiệu quả

(Kiến Thức) - Mỗi năm, bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến hàng triệu người do di truyền và lựa chọn lối sống và chế độ ăn uống kém. Có một số lời khuyên sức khỏe đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa căn bệnh mãn tính này.

14 loi khuyen giup giam nguy co tieu duong don gian ma hieu qua

1. Đi bộ nhanh: Các chuyên gia cho rằng 15 phút đi bộ sau mỗi bữa ăn có tác dụng giảm lượng đường trong máu suốt cả ngày. Đi bộ kích thích sự tiết insulin từ tuyến tụy. Khi đủ insulin được tiết vào máu của bạn, nguy cơ tiểu đường sẽ tự động giảm xuống. Bạn cũng có thể tránh thang máy và đi cầu thang bộ hoặc dắt chó đi dạo.

14 loi khuyen giup giam nguy co tieu duong don gian ma hieu qua-Hinh-2
2. Tập thể dục thường xuyên: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày hoặc 4 lần một tuần có thể giảm 80% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng số lượng các thụ thể insulin cho phép cơ thể sử dụng hormone insulin hiệu quả hơn.
14 loi khuyen giup giam nguy co tieu duong don gian ma hieu qua-Hinh-3
3. Giảm cân: Những người thừa cân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với người có chỉ số BMI khỏe mạnh. Bệnh tiểu đường chủ yếu do lối sống kém. Thói quen ăn uống sai lầm và tập thể dục không đủ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
14 loi khuyen giup giam nguy co tieu duong don gian ma hieu qua-Hinh-4
4. Uống trà thảo mộc: Trà thảo mộc chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học như phenol, flavonoid và ancaloit có tác dụng chống viêm và chống đái tháo đường. Những đồ uống truyền thống này giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả và do đó, ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường. Một số trà thảo mộc tốt như trà quế, trà xanh và trà ô long.
14 loi khuyen giup giam nguy co tieu duong don gian ma hieu qua-Hinh-5
5. Tránh căng thẳng: Mức độ căng thẳng cao có thể làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường. Căng thẳng làm giảm bài tiết insulin từ tuyến tụy, làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, căng thẳng làm tăng sản xuất hormone giao cảm làm tăng cả mức độ glucose và cortisol. Tránh căng thẳng bằng cách thực hiện các bài tập trí óc và ngăn ngừa nguy cơ mắc căn bệnh mãn tính này.
14 loi khuyen giup giam nguy co tieu duong don gian ma hieu qua-Hinh-6
6. Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch cung cấp cho bạn cảm giác no và giúp bạn no lâu hơn. Chúng làm chậm quá trình hấp thụ glucose của cơ thể và ngăn chặn sự tăng đột biến của chúng. Thực phẩm giàu chất xơ cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như chất chống oxy hóa.
14 loi khuyen giup giam nguy co tieu duong don gian ma hieu qua-Hinh-7
7. Kiểm soát cơn thèm đường: Cảm giác thèm đường rất khó cưỡng lại. Thay thế đồ ngọt bằng trái cây ngọt như xoài và chuối hoặc trái cây khô như chà là, mơ, nho khô và mận khô. Chúng giúp giảm đáng kể cảm giác thèm ăn đường và thỏa mãn sở thích ăn ngọt của bạn. Ngoài ra, chúng có lợi cho sức khỏe và giúp bạn duy trì mức đường huyết bình thường.
14 loi khuyen giup giam nguy co tieu duong don gian ma hieu qua-Hinh-8
8. Ăn thực phẩm giàu axit béo Omega 3: Thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạt bí ngô, quả óc chó và quả mâm xôi rất giàu axit béo omega 3. Một nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng hữu ích của chúng đối với bệnh thần kinh do tiểu đường và cũng như duy trì các chức năng thận ở những người mắc bệnh tiểu đường. 
14 loi khuyen giup giam nguy co tieu duong don gian ma hieu qua-Hinh-9
9. Ngủ đủ giấc: Các chuyên gia cho rằng ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày là đủ để kiểm soát lượng đường trong máu. Những người ngủ ít hơn 6 giờ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong khi những người ngủ trên 8 giờ tăng gấp ba lần tỷ lệ này. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc để tránh bị tiểu đường.
14 loi khuyen giup giam nguy co tieu duong don gian ma hieu qua-Hinh-10
10. Tránh hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và nhiều vấn đề liên quan như đau tim, đột quỵ, chấn thương thần kinh và các vấn đề về thận. Hút thuốc làm tăng căng thẳng oxy hóa và chứng viêm có xu hướng làm hỏng các chức năng của tế bào beta, vốn chịu trách nhiệm sản xuất và bài tiết insulin.
14 loi khuyen giup giam nguy co tieu duong don gian ma hieu qua-Hinh-11
11. Giảm lượng muối: Thêm nhiều muối trong chế độ ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Muối làm tăng huyết áp, dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Lượng muối dư thừa cũng được biết là có thể gây ra các biến chứng ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2.
14 loi khuyen giup giam nguy co tieu duong don gian ma hieu qua-Hinh-12
12. Kiểm tra chấn thương: Bệnh nhân tiểu đường hoặc tiền tiểu đường có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng vì vết thương hoặc vết thương của họ lành rất chậm. Ngay cả một vết sẹo nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế ngay lập tức khi gặp chấn thương hoặc xuất hiện vết thương lâu lành. Hoặc bạn nên giữ sẵn một số loại thuốc kháng sinh được kê đơn nếu bạn là người tiền tiểu đường.
14 loi khuyen giup giam nguy co tieu duong don gian ma hieu qua-Hinh-13
13. Ăn uống cân bằng: Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng gồm các chất dinh dưỡng cần thiết như chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tránh ăn đồ ăn vặt, thức ăn chế biến sẵn, tinh chế, đồ chiên rán hoặc nhiều đường vì chúng có thể làm tăng lượng đường trong cơ thể. Hãy ăn trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa và thịt nạc. Thay thế các món tráng miệng có đường bằng sữa chua và trái cây.
14 loi khuyen giup giam nguy co tieu duong don gian ma hieu qua-Hinh-14
14. Ăn rau xanh: Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường là "ăn rau xanh". Thêm các loại rau xanh như rau bina, rau diếp và cải xoăn vào chế độ ăn uống của bạn giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, chúng rất giàu vitamin, flavonoid và chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh: BS. 

Mời độc giả xem video "Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan Covid-19". Nguồn: THDT.

Loại trái cây "đại kỵ" với người tiểu đường, chớ dại mà ăn

Dưới đây là những loại trái cây cực độc với người bị tiểu đường, càng ăn bệnh càng tăng nặng.

Nho

Nho cũng là loại quả bệnh nhân tiểu đường không nên ăn. Bởi vì nho mặc dù giàu chất xơ, vitamin cùng các dưỡng chất khác tốt cho cơ thể nhưng nó lại giàu đường. Ước tính, cứ 100g nho thì sẽ chứa tới 68 calo, 11mg vitamin và 11 – 12g đường dễ hấp thu.

Do vậy, nếu bệnh nhân tiểu đường mà ăn nho sẽ khiến lượng đường huyết tăng lên, đồng thời còn làm tăng cả lượng cholesterol xấu nữa. Khi đó, không chỉ bệnh tiểu đường nặng thêm mà còn có thể mắc thêm các bệnh về tim mạch nữa đó.

Chuối chín trứng cuốc

Chuối chín trứng cuốc là loại trái cây rất tốt cho người bình thường nhưng với người bị tiểu đường thì lại không. Bởi vì cứ 100g chuối chín kĩ thì có 92 calo.

Điều đáng nói là lượng tinh bột này sau khi hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường đơn glucose, fructose, sucrose và dextrose.

Chuối chín trứng cuốc rất tốt cho người bình thường nhưng với người bị tiểu đường thì lại không

Tuy nhiên, những loại đường đơn này chính là thủ phạm khiến đường huyết tăng lên và tuần hoàn máu giảm. Khi đó, quá trình trao đổi chất bị chững lại, không tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Không những thế, khi lượng đường huyết tăng cao còn khiến những biến chứng của bệnh tiểu đường như: suy thận, tim mạch, suy tim, đột quỵ… diễn ra nhanh hơn.

Dứa

Dứa chín là một trong những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn vì không tốt cho sức khỏe.

Mặc dù dứa rất giàu vitamin và nguyên tố vi lượng nhưng dứa lại rất giàu đường saccarose và glucose. Vì thế, nếu ăn phải sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Quả Na

Quả Na hay quả mãng cầu ta, mãng cầu na, mãng cầu dai… Là một loại trái cây dinh dưỡng và rất có tốt cho sức khỏe. Na có hàm lượng vitamin B6 cao tác dụng rất tốt trong điều trị nhiều loại bệnh như: hen phế quản, viêm phổi, bệnh tim, ngăn ngừa khó tiêu và giảm táo bón hiệu quả. Ngoài ra còn kể đến hàng loạt tác dụng: giảm cholesterol, cân bằng huyết áp, tốt cho não bộ, mắt, ngăn ngừa ung thư và phụ nữ có thai.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên Na lại là một loại trái cây gây nóng trong và chứa hàm lượng đường rất cao. Cùng với tỉ lệ carbohydrate cao lên tới 23%. Do đó na có khả năng gây tăng đường huyết đột ngột, không nên sử dụng cho người bệnh tiểu đường.