Biến chủng Covid-19 mới NB.1.8.1 xuất hiện ở TP HCM

TP HCM vừa ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng mới NB.1.8.1, một dòng phụ của Covid-19 đang lưu hành tại nhiều quốc gia. 

Trước tình hình gia tăng số ca mắc Covid-19 trên thế giới cũng như tại TPHCM, nhóm nghiên cứu Covid-19 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) đã tiến hành giải mã trình tự gen của một số bệnh nhân có chẩn đoán lâm sàng Covid-19 nhập viện trong tuần thứ 3 của tháng 5/2025. Kết quả ghi nhận 83% mẫu giải trình tự gen của bệnh nhân là biến chủng NB.1.8.1.

NB.1.8.1 được phát hiện năm 2025, là biến chủng phụ của biến chủng XDV.1 có nguồn gốc từ biến chủng XDV được hình thành từ sự tái tổ hợp gene giữa biến chủng JN.1 và biến chủng XDE.

Theo thông tin từ cơ sở dữ liệu gene, bộ gene đầu tiên của NB.1.8.1 được công bố lần đầu vào đầu năm 2025.

Chương trình giám sát biến chủng SARS-CoV-2 của Tổ chức Y tế thế giới chưa xếp loại NB.1.8.1 vào nhóm biến chủng nào trong 3 nhóm nguy cơ: VUM (biến chủng cần được theo dõi), VOI (biến chủng cần quan tâm) và VOC (biến chủng quan ngại).

Cho đến nay, các dữ liệu khoa học vẫn chưa ghi nhận sự khác biệt về mức độ lây lan hoặc gây bệnh nặng hơn so với các biến chủng lưu hành trước đây.

83% mẫu giải trình tự gen của bệnh nhân COVID-19 tại TPHCM là biến chủng NB.1.8.1. (Ảnh SKĐS)

83% mẫu giải trình tự gen của bệnh nhân COVID-19 tại TPHCM là biến chủng NB.1.8.1. (Ảnh SKĐS)

Tính đến ngày 22/5/2025, NB.1.8.1 đã được phát hiện tại 22 quốc gia trên thế giới bao gồm: Úc, Campuchia, Canada, Trung Quốc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ireland, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Đài Loan, Thái Lan, Anh và Mỹ.

Hiện chưa có bằng chứng khoa học cho thấy NB.1.8.1 có khả năng lây lan nhanh hơn hoặc gây bệnh nặng hơn so với các biến chủng đang lưu hành. WHO chưa phân loại NB.1.8.1 vào nhóm biến chủng cần theo dõi (VUM), biến chủng cần quan tâm (VOI) hay biến chủng đáng lo ngại (VOC).

Tại TP HCM, từ tuần 16 đến tuần 20 của năm 2025 (tức từ 14/4 đến 18/5), số ca mắc Covid-19 có dấu hiệu gia tăng. Trung bình mỗi tuần ghi nhận 11 ca, trong khi 15 tuần đầu năm chỉ ghi nhận 1–2 ca/tuần.

Riêng tuần 20 có 26 ca mắc mới, nâng tổng số ca từ đầu năm đến nay lên 79, giảm 75,5% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, 43 ca điều trị nội trú và 36 ca điều trị ngoại trú, không có trường hợp nặng cần hỗ trợ hô hấp.

Theo các chuyên gia, sự xuất hiện biến thể mới NB.1.8.1 có thể là nguyên nhân gia tăng số ca bệnh Covid-19 tại TP HCM trong những tuần gần đây, tương tự như ở một số nước trên thế giới trong thời gian qua. Đây là hiện tượng thông thường khi xuất hiện một biến chủng mới.

Sở Y tế TP HCM khuyến cáo, người dân không hoang mang lo lắng nhưng không chủ quan trước các diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân, gia đình, cộng đồng.

Người dân tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp sau để chủ động phòng, chống bệnh Covid-19 như đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế; hạn chế tụ tập nơi đông người (nếu không cần thiết); rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý.

Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thờI; người dân đến và về từ các nước có số ca mắc Covid-19 cao cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe để phòng, chống Covid-19 cho bản thân, gia đình và người tiếp xúc gần.

Cứu sống nữ bệnh nhân Covid-19 nguy kịch

Một bệnh nhân nữ 66 tuổi đang trong tình trạng nguy kịch do Covid-19 đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông điều trị tích cực.

Ngày 22/5, một lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông cho biết đơn vị đang điều trị tích cực cho 1 bệnh nhân mắc Covid-19 nặng.

Trước đó, ngày 17/5, bà V.T.M. (66 tuổi, ở xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông) được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông trong tình trạng khó thở nghiêm trọng, sốt cao và mệt mỏi.

Tái khám hậu COVID-19, sự cần thiết bị lãng quên

Tái khám hậu COVID-19 không chỉ là việc kiểm tra lại cho yên tâm, mà còn là hành động có trách nhiệm với chính sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

Hội chứng hậu COVID-19 là thuật ngữ dùng để chỉ các triệu chứng tồn tại hoặc xuất hiện sau khi người bệnh đã khỏi COVID-19 từ vài tuần đến vài tháng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 10–20% người mắc COVID-19 có thể gặp phải các triệu chứng kéo dài như: Mệt mỏi, khó thở, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ, tim đập nhanh, đau cơ, trầm cảm, lo âu… Một số trường hợp thậm chí gặp biến chứng ở tim, phổi, thần kinh hay nội tiết. Tuy nhiên, nhiều người sau khi có kết quả âm tính và cảm thấy đỡ hơn đã tự xem mình là hoàn toàn khỏe mạnh và không tiếp tục theo dõi sức khỏe, bỏ qua việc tái khám định kỳ. Đây là một sai lầm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

cv2.jpg
Ảnh minh hoạ/ Nguồn: Internet

Chuẩn bị sẵn sàng điều trị ca bệnh COVID-19

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện cập nhật kế hoạch điều trị COVID-19, không để bị động trước diễn biến của dịch.

Trước thực tế thế giới ghi nhận sự gia tăng các trường hợp mắc COVID-19, ngày 19/5, Bộ Y tế đã đề nghị các bệnh viện khẩn trương rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 theo dự báo tình hình bệnh dịch, không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ.

Theo TS. Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có ca tử vong.