Bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm như thế nào?

Bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm khi tiếp xúc gần hay dùng chung đồ với người nhiễm bệnh.

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Đậu mùa khỉ là loại virus lưu hành thường xuyên ở các động vật có vú nhỏ tại châu Phi, chẳng hạn chuột, khỉ. Mầm bệnh xuất hiện lần đầu vào những năm 1950, lây nhiễm cho người vào năm 1970.
Đậu mùa khỉ cùng họ với đậu mùa, nhưng nhẹ hơn. Có hai chủng đậu mùa khỉ phổ biến. Đầu tiên là chủng Congo, biểu hiện nặng hơn, tỷ lệ tử vong là 10%. Chủng thứ hai tập trung ở Tây Phi, ít nghiêm trọng, thường gây tử vong cho 1% người mắc bệnh. Hiện các bệnh nhân ở Anh mắc chủng đậu mùa Tây Phi.
Benh dau mua khi lay nhiem nhu the nao?
Bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Congo. Ảnh: AFP/TTXVN. 
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, ở người, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tương tự nhưng nhẹ hơn các triệu chứng của bệnh đậu mùa. Khác với bệnh đậu mùa, bệnh đậu mùa khỉ gây sưng hạch bạch huyết.
Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ:
+ Sốt
+ Đau đầu
+ Đau nhức cơ
+ Đau lưng
+ Sưng hạch bạch huyết
+ Ớn lạnh
+ Kiệt sức
Thời gian ủ bệnh (từ khi nhiễm bệnh đến khi phát triệu chứng) là 7-14 ngày. Các triệu chứng có thể kéo dài từ 5-21 ngày sau khi nhiễm bệnh.
Trong vòng 1-3 ngày (đôi khi lâu hơn) sau khi bị sốt, bệnh nhân sẽ xuất hiện phát ban, thường bắt đầu ở mặt và sau đó lan ra các bộ phận khác của cơ thể.
Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm nguy hiểm thế nào?
Với COVID-19, nguy cơ lây nhiễm đến từ giọt bắn. Nhưng bệnh đậu mùa khỉ lại lây nhiễm là tiếp xúc gần hay dùng chung đồ với người nhiễm bệnh. Chính vì thế bạn cần tránh sử dụng chung đồ cá nhân hay giường ngủ với người đang nhiễm bệnh để tránh bị truyền nhiễm.
Dựa theo những phân tích y khoa, bệnh đậu mùa khỉ có 3 con đường lây nhiễm chính cần lưu ý:
Lây nhiễm thông qua vết xước, vết cắn mà động vật cắn đã nhiễm vi rút
Người ăn thịt động vật và động vật bị ăn thịt đó đang nhiễm bệnh
Người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ cần 5 -21 ngày mới có thể nhìn thấy. Khi đó, da bắt đầu chịu tổn thương. Song song với tổn thương da là tổn thương đường hô hấp hay niêm mạc tại mắt, mũi, miệng.
Đối với con người bệnh này có thể lây qua giọt bắn nhưng khoảng cách là ngắn nên nếu không tiếp xúc gần sẽ không dẫn đến lây nhiễm cao. Bạn có thể dựa vào đó để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng ngừa bệnh:
+ Tránh tiếp xúc với động vật có thể chứa virus (bao gồm cả động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa ở khỉ).
+ Tránh tiếp xúc với bất kỳ đồ vật nào, chẳng hạn như khăn trải giường, đã tiếp xúc với động vật hoặc người bị bệnh.
+ Cách ly bệnh nhân nhiễm bệnh với những người khác để tránh nguy cơ lây nhiễm.
+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm bệnh.
+ Sử dụng đồ bảo hộ khi chăm sóc bệnh nhân.

Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ người sang người thế nào?

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, phát tán dịch chứa virus gây bệnh...

Theo Bộ Y tế, tài liệu về bệnh đậu mùa khỉ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, đậu mùa khỉ là bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh lây nhiễm từ động vật do virus, có nghĩa là bệnh có thể lây lan từ động vật sang người. Đặc biệt, bệnh cũng có thể lây truyền giữa người với người.

Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ gồm: Sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, giảm năng lượng, sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da. Ban của bệnh đậu mùa khỉ thường bắt đầu trong 1 - 3 ngày khởi sốt; tổn thương da có thể phẳng hoặc hơi nổi, chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng, và sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy.

Số lượng tổn thương da trên một người có thể dao động từ một vài cho đến vài nghìn nốt. Ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các tổn thương này cũng có thể gặp ở miệng, bộ phận sinh dục và mắt.

Benh dau mua khi lay truyen tu nguoi sang nguoi the nao?

Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. (Ảnh: Shutterstock/TTXVN)

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ làm lây nhiễm bệnh ra những người xung quanh trong thời gian có triệu chứng (thông thường là từ 2- 4 tuần).  Cụ thể, người dân có thể bị lây bệnh đậu mùa khỉ do tiếp xúc gần với người có triệu chứng. Các nốt ban, dịch cơ thể (như dịch, mủ hoặc máu từ tổn thương trên da) và vảy ở người bệnh có nguy cơ làm lây nhiễm.

Đại kỵ khi ăn na bạn phải nhớ để tránh rước họa

Ăn na phải chú ý 4 điều dưới đây thì với không gây hại sức khỏe bạn nhé.

Na, hay còn gọi là mãng cầu ta, có mùi vị thơm ngon đặc biệt, thịt quả mềm ngọt, ngon, được nhiều người ưa dùng với tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Trong na chứa dồi dào vitamin C, kali, chất xơ, carbohydrates và một số vitamin và khoáng chất thiết yếu rất có lợi trong việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Ân ái ngay lần đầu gặp bạn gái, chàng trai gặp kết đắng ngắt

Ân ái ngay trong lần đầu tiên gặp mặt đối tượng hẹn hò, chàng trai này bị kiện tội cưỡng bức, phải ngồi tù 3 năm.

Theo thông tin đăng tải, anh Tiểu Để xuất thân trong một gia đình nông dân ở huyện Loan Nam, thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Đến tháng 2/2018, anh Tiểu Để đã đến một câu lạc bộ kết nối hôn nhân và bạn bè ở địa phương với mong muốn tìm được nửa kia của mình.