Người bệnh đái tháo đường hôn mê do ngộ độc Opioid

Người bệnh đang sử dụng thuốc giảm đau Opioid, sau 15 phút, uống cà phê và hút một điếu thuốc, bệnh nhân khó thở, tím tái, mất ý thức hôn mê.

Người bệnh đang sử dụng thuốc giảm đau Opioid, sau 15 phút, uống cà phê và hút một điếu thuốc bệnh nhân khó thở, tím tái, mất ý thức hôn mê.

Mất ý thức và hôn mê nhanh

Ngày 3/7, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, đơn vị mới cấp cứu thành công ca hôn mê nghi ngộ độc opioid trên nền bệnh mạn tính

Theo đó, bệnh nhân nam, Đ.N.M, 58 tuổi, ở Hải Phòng, được người nhà đưa vào viện trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê. Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường type 2 và tăng huyết áp, đang điều trị theo đơn tuyến huyện với Diamicron 30mg và Metformin 500mg.

Theo lời kể của người nhà, trước khi vào viện khoảng 15 phút, bệnh nhân có uống cà phê và hút một điếu thuốc không rõ nguồn gốc tại khu vực Yên Lãng, Hà Nội. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khó thở, tím tái toàn thân, mất ý thức và nhanh chóng rơi vào hôn mê. Không có dấu hiệu va chạm hay chấn thương trước đó, bệnh nhân chưa được sơ cứu tại chỗ.

Tại thời điểm tiếp nhận khoa Cấp cứu, bệnh nhân hôn mê với điểm Glasgow 7, đồng tử hai bên co nhỏ (1 mm), SpO₂ giảm còn 75%, tần số thở chậm (8–9 lần/phút), tím tái toàn thân, huyết áp tụt 90/60 mmHg, mạch nhanh 120 lần/phút. Phổi giảm rì rào phế nang, không rale. Điện tim ghi nhận nhịp xoang nhanh, tần số 120 lần/phút, trục trung gian. Bệnh nhân không có tiền sử dị ứng thuốc hay thực phẩm.

Sau khi đánh giá lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp – hôn mê nghi ngộ độc opioid trên nền đái tháo đường type 2 và tăng huyết áp. Hướng xử trí tập trung vào hỗ trợ liệu pháp hô hấp và sử dụng thuốc đối kháng đặc hiệu.

Bệnh nhân được thở oxy qua kính, tiêm Naloxone 0,4 mg/ml liều lặp lại 3 lần cách nhau mỗi 5 phút. Đồng thời, các bác sĩ khoa Cấp cứu – Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tiến hành điều chỉnh nội môi bằng truyền dịch và bù điện giải.

Sau 30 phút can thiệp, bệnh nhân dần tỉnh, chỉ số Glasgow cải thiện lên 13–14 điểm. Đồng tử giãn đều 2,5 mm, phản xạ ánh sáng dương tính, SpO₂ tăng lên 98%, tần số thở 18 lần/phút. Tình trạng huyết động ổn định, không còn tím tái, phổi thông khí tốt, không có dấu hiệu tổn thương thần kinh khu trú.

opioid.jpg
Ngộ độc opioid rất nhanh suy hô hấp và hôn mê - Ảnh minh họa BVCC

Yếu tố gây ngộ độc opioid

Các chuyên gia cho biết, các thuốc nhóm opioid có tác dụng giảm đau mạnh, thường được sử dụng là codein, methadone, morphin, oxycodone. Nếu dùng quá liều sẽ dẫn đến ngộ độc opioid. Mức độ ngộ độc tùy thuộc vào liều lượng bạn sử dụng, có trường hợp có thể gây tử vong.

Ngộ độc opioid xảy ra khi bạn vô tình dùng quá liều, sử dụng nhiều các loại thuốc opioid hoặc lạm dụng thuốc. Những yếu tố nguy cơ gây ngộ độc thuốc opioid như người cao tuổi có thể quên uống thuốc và uống liều khác.

Vì vậy, hãy chia nhỏ liều dùng hàng ngày để đảm bảo không vượt quá liều đã chỉ định. Những thay đổi trong quá trình trao đổi chất có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc. Những rối loạn chuyển hóa cần được theo dõi chặt chẽ nếu sử dụng thuốc giảm đau.

Ba triệu chứng phổ biến ở người bị ngộ độc opioid là suy nhược hệ thần kinh trung ương, ức chế hô hấp và co thắt đồng tử. Các dấu hiệu khác như:

Giảm phản xạ gân xương, hạ thân nhiệt, tụt huyết áp, nhịp tim chậm, tím tái.

Thay đổi thần kinh từ lơ mơ đến hôn mê. Bệnh nhân nguy cơ bị viêm phổi hít.

Bệnh nhân có thể bị co giật, giảm nhịp hô hấp, phù phổi cấp không do tim.

Co đồng tử, giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, suy thận có thể xảy ra khi sử dụng methadone hoặc propoxyphen.

Khi bị ngộ độc opioid, xử lý tại chỗ người bệnh cần được đảm bảo hô hấp, dùng thuốc giải độc. Đặt bệnh nhân nằm nghiêng nếu không bị suy hô hấp. Trong trường hợp bệnh nhân ngừng thở hoặc nhịp thở chậm lại thì phải sử dụng máy thở.

Ngoài ra, bệnh nhân cần được tiêm tĩnh mạch naloxone cho đến khi bệnh nhân tỉnh lại và thở bình thường. Có thể dùng thêm seduxen khi có triệu chứng co giật... và nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện.

Ca bệnh là minh chứng điển hình cho hiệu quả của việc nhận định sớm và xử trí kịp thời ngộ độc opioid tại tuyến chuyên sâu. Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp tục theo dõi sát và hoàn thiện phác đồ chăm sóc bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục sau cấp cứu.

Chị pha hàn the làm slime, bé gái 11 tuổi uống nhầm ngộ độc

Phụ huynh cần giám sát khi con chơi slime, cất kỹ hóa chất nơi kín đáo, xa tầm với của trẻ, tìm hiểu độc tính và các biện pháp phòng tránh ngộ độc hóa chất.

Ngày 24/6, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, bệnh viện vừa cấp cứu cho 1 trường hợp uống nhầm hóa chất khi chơi slime pha chế.

Theo đó, bé Thu (11 tuổi, Hà Nội) vô tình uống nhầm 10ml dung dịch hàn the chị gái pha để làm slime do tưởng nước ngọt. Gia đình phát hiện kịp thời, gây nôn và đưa đến bệnh viện.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ 7 người ngộ độc sau ăn buffet ốc

Cục ATTP đề nghị tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan đến vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra sau khi ăn buffet tại Tuy Hoà, Phú Yên.

Chiều 4/6, bà Nguyễn Minh Hằng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, sau khi nhận được thông tin về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra sau khi ăn buffet tại một quán ở thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) làm 7 người nhập viện..., Cục An toàn thực phẩm đã ban hành công văn số 1181/ATTP-NĐTT ngày 4/6/2025 đề nghị Sở Y tế tỉnh Phú Yên khẩn trương vào cuộc.

Trong công văn gửi Sở Y tế tỉnh Phú Yên, Cục An toàn thực phẩm đề nghị sở khẩn trương chỉ đạo Bệnh viện có bệnh nhân đang điều trị, tập trung nguồn lực tích cực điều trị cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Bé trai 15 tuổi ngộ độc vì hút thuốc lá điện tử

Thuốc lá điện tử làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, suy giảm miễn dịch và sức đề kháng...

Ngộ độc chất gây nghiện do tái sử dụng thuốc lá điện tử

Mới đây, các bác sĩ Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi nam, 15 tuổi, nhập viện trong tình trạng chóng mặt, buồn nôn, loạng choạng, bủn rủn tay chân… nguyên nhân được xác định là do sử dụng thuốc lá điện tử.