Bé 9 tháng tuổi đột tử trong tư thế ngủ, cảnh báo tư thế nằm sau khi uống sữa

Khi đứa trẻ đi vào giấc ngủ sâu thường hay trở mình, một khi không cẩn thận trẻ ngủ ở tư thế nằm sấp, có thể khiến “thần chết” gõ cửa, trường hợp của bé trai 9 tháng tuổi dưới đây là một ví dụ.

Bác sĩ Ngô Xương Đằng, trưởng Khoa cấp cứu của Bệnh viện nhi Trường Canh Lâm Khẩu cho biết, vài ngày trước, phòng cấp cứu đã tiếp nhận một đứa trẻ 9 tháng tuổi. Trước đó, đứa trẻ ngủ trong tư thế nằm sấp sau khi mới uống sữa xong, không ngờ sau đó ít lâu, người chăm sóc mới phát hiện đôi môi cửa đứa trẻ đã tím tái, vội vàng đưa trẻ đi cấp cứu. Khi đến viện, chức năng tim phổi của đứa trẻ đã ngừng hoạt động.
Be 9 thang tuoi dot tu trong tu the ngu, canh bao tu the nam sau khi uong sua
 Lượng lớn sữa được lấy ra trong quá trình cấp cứu cho đứa trẻ.
Sau khi giải cứu, đứa trẻ không may mắn đã qua đời, trong quá trình cấp cứu, bác sĩ đã hút ra một lượng lớn sữa từ miệng của đứa trẻ, chẩn đoán đứa trẻ bị ngạt thở. Từ sự việc này, bác sĩ nhắc nhở cha mẹ không nên cho trẻ ngủ ở tư thế nằm sấp sau khi ăn uống.
Bác sĩ Ngô Xương Đằng nói: Hội chứng đột tử ở trẻ em là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ từ 1 tháng tuổi đến 1 năm tuổi. Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng đột tử ở trẻ, nhưng trẻ nằm ngủ sấp lại là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất. Một số lượng lớn nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị hội chứng đột tử sẽ cao hơn khi trẻ nằm sấp so với khi trẻ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng. Một số nhà nghiên cứu cũng đưa ra giả thuyết rằng khi trẻ nằm sấp ngủ sẽ đè ép lên xương hàm và sẽ làm thu hẹp đường thở và gây cản trở hô hấp.
Be 9 thang tuoi dot tu trong tu the ngu, canh bao tu the nam sau khi uong sua-Hinh-2
 Trẻ nằm sấp rất dễ gây ngạt thở, là nguyên nhân lớn dẫn đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
Một giả thuyết khác là khi trẻ nằm sấp ngủ có thể làm tăng nguy cơ trẻ hít lại khí thở ra, đặc biệt nếu trẻ ngủ trên nệm mềm hoặc có đồ chơi nhồi bông, hoặc một cái gối gần mặt. Trong tình huống đó, bề mặt mềm của các vật này có thể tạo ra một cái bẫy giữ lại khí thở ra của trẻ. Vì vậy em bé sẽ hít lại khí thở ra của mình, do đó mức độ oxy trong cơ thể sẽ giảm xuống và lượng khí carbon dioxide sẽ tích tụ lại. Cuối cùng, sự thiếu oxy có thể góp phần gây ra hội chứng đột tử ở trẻ.
Làm sao để hạn chế tỷ lệ đột tử khi ngủ ở trẻ?
Cho trẻ nằm ngửa khi ngủ
Có nhiều bằng chứng xác đáng cho thấy là nằm ngửa khi ngủ làm giảm tỷ lệ bị hội chứng đột tử. Theo khuyến cáo của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP-American Academy of Pediatrics) đưa ra vào năm 1992, tất cả trẻ sơ sinh khỏe mạnh dưới 1 tuổi cần được nằm ngửa khi ngủ. Đặt trẻ nằm nghiêng khi ngủ cũng không phải là ý kiến tốt vì khi ngủ trẻ có thể lăn người và trở thành nằm sấp.
dua tre 9 thang tuoi dot tu trong tu the ngu nhieu tre mac sau khi uong sua - 3
Trẻ ngủ trong tư thế nằm ngửa là an toàn nhất
Một số phụ huynh cũng có thể quan tâm đến vấn đề đầu của trẻ bị méo khi mà trẻ nhỏ nằm ngửa quá lâu làm hộp sọ phía sau đầu bị dẹt. Mối quan tâm này khá phổ biến nhưng có thể khắc phục bằng cách thay đổi thường xuyên tư thế của bé và cho bé nằm ngửa nhiều hơn khi thức.
Tất nhiên, khi trẻ được khoảng 4-7 tháng tuổi thì trẻ có thể lật, lẫy do đó khó có thể bắt trẻ nằm ngửa để ngủ cả đêm. Khi đó tốt nhất là để trẻ tự tìm cho mình tư thế ngủ thích hợp.
Ngoài ra còn có những biện pháp khác để giảm thiểu hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
– Không để quá nhiều đồ chơi và chăn gối vào cũi.
– Khuyến khích cho trẻ ngủ giường riêng. Hãy ngủ cùng phòng, nhưng đừng ngủ cùng giường bố mẹ.
– Không để bé ngủ trên salon hoặc ghế dài.
– Giữ nhiệt độ phòng của bé vừa đủ ấm. Không nóng quá, không lạnh quá.
– Không để khói thuốc lá ảnh hưởng đến bé. Tốt nhất là bố mẹ và người thân hãy bỏ thuốc lá.
– Cho con bú nhiều nhất có thể. Sữa mẹ cực kỳ tốt cho bé trong những năm đầu đời.

Nhiều bố mẹ không hiểu tác hại khủng khiếp của tia UV lên con trẻ

Gần một nửa phụ huynh ở Anh đã không hề lo lắng về nguy cơ phơi nắng đối với con cái của họ, một cuộc khảo sát mới đây cho biết.

Một cuộc thăm dò trên 2.000 người lớn ở Anh với trẻ em từ 4 đến 14 tuổi, phát hiện hơn 47% các bậc cha mẹ đã không biết hay không quan tâm đến mức nguy hiểm của các tia UV đối với làn da con trẻ là như thế nào.

Thanh tra Xây dựng 'vòi tiền' ở Vĩnh Phúc: Chưa có tin cụ thể về tiền nhận hối lộ

Liên quan đến vụ việc đoàn thanh tra Bộ Xây dựng “vòi tiền”, nhận tiền ở huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) khi thanh tra các công trình, dự án, phát hiện những sai phạm của đơn vị thanh tra, đặc biệt, đoàn này đã bị Công an Vĩnh Phúc tạm giữ, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết hiện chưa có thông tin đầy đủ về số tiền nhận hối lộ và vụ việc vẫn trong quá trình điều tra.

Trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN tại Vĩnh Phúc về mức tiền mà Đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng nhận hối lộ tại Vĩnh Phúc (mức tiền các cơ quan báo chí nêu ra có độ chênh lệch rất lớn), khi nào thì khởi tố, tội danh cụ thể là gì? Công an Vĩnh Phúc cho biết: Hiện nay, mức tiền bao nhiêu là chưa có, vì chưa có thông tin đầy đủ, chưa có thông tin toàn diện... Mọi sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra, khi làm rõ sẽ cung cấp thông tin cho báo chí.

Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị sặc sữa

Sặc sữa là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở, sặc sụa, tím tái có thể gây ngừng thở... 

Nguyên nhân thường là do cha mẹ hoặc người giữ trẻ để trẻ bú không đúng tư thế, cho bú khi trẻ đang khóc, đang ho, sữa mẹ xuống quá nhiều hoặc núm vú cao su có lỗ thông quá rộng khiến sữa chảy nhiều, chảy mạnh làm trẻ không nuốt kịp. Vì vậy cần khẩn trương sơ cứu để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Xu tri dung cach khi bi sac sua
Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị sặc sữa sẽ giảm nguy cơ tử vong.
Nhận biết trẻ bị sặc sữa