Bất ngờ số phận lỗ đen sơ sinh khi thiên hà va chạm

(Kiến Thức) - Khi thiên hà va chạm, các lỗ đen siêu lớn tại trung tâm của chúng va vào nhau. Nhưng nếu hai lỗ đen kết hợp với nhau đủ sáp nhập năng lượng khủng, các lỗ đen sơ sinh mới còn lại có thể bị đẩy ra khỏi trung tâm.

Yashashree Jadhav, thuộc Học viện Công nghệ Rochester ở New York bắt đầu tìm kiếm các lỗ đen siêu lớn từ trung tâm các thiên hà lớn qua dữ liệu của Kính viễn vọng Không gian Hubble.

Kết quả cho thấy, hầu hết các thiên hà lớn từng va chạm, hay sáp nhập ít nhất với một thiên hà khác trong quá khứ. Ngay cả thiên hà Miky Way cũng sẽ va chạm với thiên hà hàng xóm Andromeda trong hàng tỷ năm nữa.

Bat ngo so phan lo den so sinh khi thien ha va cham
Nguồn ảnh: Phys. 

Nhìn chung, khi hai thiên hà va chạm, những lỗ đen siêu lớn ở trung tâm các thiên hà đủ năng lượng để sáp nhập vào nhau đồng thời tạo ra một lượng sóng hấp dẫn khủng khiếp.

Lượng sóng này cũng đủ để tạo ra một cú đá đánh bật lỗ đen mới được hình thành (lỗ đen sơ sinh) ra khỏi hệ thống trung tâm thiên hà...

Việc săn tìm các lỗ đen bị đá ra ngoài trung tâm thiên hà có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về tần suất các thiên hà hợp nhất, cũng như xác định tần số sóng hấp dẫn đã đá chúng ra.

Phát hiện về số phận lỗ đen khi thiên hà va chạm khiến các nhà khoa học khá bất ngờ.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Bất ngờ diện mạo cụm sao đàn vịt hoang dã Messier 11

(Kiến Thức) - Hình ảnh một phần của Messier 11, một cụm sao mở nằm trong chòm sao Scutum phía nam, còn được gọi là Cụm sao đàn vịt hoang dã, vì những ngôi sao sáng nhất của nó tạo thành hình chữ "V" có phần giống với một đàn vịt đang bay.

Messier 11 là một trong những cụm sao mở phong phú nhất và nhỏ gọn nhất được biết đến trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học ước tính rằng, nó hình thành vào khoảng 220 triệu năm trước.

Các cụm sao mở này có xu hướng chứa ít sao già cỗi, chứa nhiều sao trẻ hơn. Ở trung tâm có nhiều ngôi sao xanh, đó là những ngôi sao trẻ nhất và nóng nhất trong số vài nghìn cá thể sao có trong cụm sao.

Sửng sốt bằng chứng mới về nước ngầm trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Vào giữa năm 2018, các nhà nghiên cứu USC được Cơ quan Vũ trụ Ý hỗ trợ đã phát hiện một hồ nước ngầm trên sao Hỏa dưới lớp băng ở cực nam vẫn có thể hoạt động và tạo ra dòng chảy.

Các chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu nước và khí hậu khô cằn (AWARE) của USC đã công bố một nghiên cứu cho thấy, nước ngầm trên sao Hỏa vẫn có thể hoạt động và có thể tạo ra dòng chảy trên bề mặt ở một số khu vực gần xích đạo.

Các nhà nghiên cứu tại USC xác định rằng, nước ngầm có khả năng tồn tại ở một khu vực địa lý rộng hơn so với các cực của sao Hỏa và có một hệ thống hoạt động nằm sâu tới 750 mét, từ đó nước ngầm chảy ra bề mặt thông qua các vết nứt trên các miệng hố núi lửa.

Khám phá cực bất ngờ về "Siêu sao Mộc" mới

(Kiến Thức) - Một "Siêu sao Mộc" ở cách Trái đất 129 năm ánh sáng có bầu không khí chứa nhiều đám mây sắt và silicat gây ngạc nhiên giới khoa học. Hiện các chuyên gia vẫn chưa thể xác định cấu trúc phát ánh sáng từ bên trong hành tinh.

Mới đây, Đài thiên văn Nam châu Âu (VLTI) ở Chile đã phát hiện một ngoại hành tinh mới có tên khoa học là HR8799e, được ví như "Siêu sao Mộc" quay quanh một ngôi sao trong chòm sao Pegasus.

Kham pha cuc bat ngo ve
 Nguồn ảnh: Phys.