Khám phá cực bất ngờ về "Siêu sao Mộc" mới

(Kiến Thức) - Một "Siêu sao Mộc" ở cách Trái đất 129 năm ánh sáng có bầu không khí chứa nhiều đám mây sắt và silicat gây ngạc nhiên giới khoa học. Hiện các chuyên gia vẫn chưa thể xác định cấu trúc phát ánh sáng từ bên trong hành tinh.

Mới đây, Đài thiên văn Nam châu Âu (VLTI) ở Chile đã phát hiện một ngoại hành tinh mới có tên khoa học là HR8799e, được ví như "Siêu sao Mộc" quay quanh một ngôi sao trong chòm sao Pegasus.

Kham pha cuc bat ngo ve
 Nguồn ảnh: Phys.

Quan sát mới cho thấy, ngoại hành tinh khí này được chiếu sáng từ bên trong, ánh sáng phát ra ngoài le lói qua những đám mây đối lưu chứa nhiều phân tử hạt silicat và sắt.

Hiện các chuyên gia vẫn chưa thể xác định cấu trúc phát ánh sáng từ bên trong hành tinh này là gì, do đám mây phân tử sắt và silicat quá dày đặt, nhưng họ tin rằng, HR8799e đang trải qua một quá trình lý tính, hóa tính để biến đổi cấu trúc hệ thống hoặc là sắp sửa hạ sinh một ngôi sao bí ẩn nào đó.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Khám phá sửng sốt về bản chất sao cực tím Barnard 29

(Kiến Thức) - Phân tích dữ liệu từ các thiết bị quang phổ, các nhà thiên văn học đã báo cáo các tính chất cơ bản của Barnard 29, một ngôi sao cực tím trong cụm sao hình cầu Messier 13.

Kết quả phân tích được trình bày trong một bài báo xuất bản ngày 1/3 trên trang arXiv.org, cung cấp những hiểu biết quan trọng về bản chất của ngôi sao cực tím này.

Sao cực tím Barnard 29 đã hấp dẫn các nhà thiên văn học trong hơn một thế kỷ. Nó được mô tả trong các nghiên cứu sớm nhất, và là ví dụ nổi bật nhất về một ngôi sao tỏa sáng với ánh sáng xanh hơn nhiều so với phần lớn các ngôi sao khác có trong cụm sao Messier 13. Theo các quan sát gần đây, Barnard 29 được phân loại là một ngôi sao khổng lồ cực kỳ sáng.

Lạ: Nhiều cấu trúc gai băng lởm chởm trên Mặt trăng sao Mộc

(Kiến Thức) - Nếu bạn đang lên kế hoạch cho chuyến đi đến Mặt trăng sao Mộc có tên là Europa, hãy chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ đầy khó khăn, với thách thức là các gai băng lởm chởm, trông vô cùng đáng sợ.

Trong nghiên cứu vừa được công bố, các nhà khoa học nói rằng họ đã tìm thấy bằng chứng về những “tảng băng gai” khổng lồ, lởm chởm, cao khoảng hơn 15 mét, xuất hiện trên bề mặt của Mặt trăng sao Mộc Europa.

Những khối vật thể trên Mặt trăng Europa này sẽ "gây ra một mối nguy hiểm cho bất kỳ nhiệm vụ không gian tương lai nào hạ cánh trên mặt trăng", theo nghiên cứu.

Lỗ đen đưa con người đến các hệ sao khác thế nào?

(Kiến Thức) - Các lỗ đen bí ẩn trong vũ trụ được biết đến với năng lượng mạnh mẽ. Nghiên cứu mới cho thấy, năng lượng như vậy thực sự có thể giúp con người đi từ hệ mặt trời của chúng ta sang hệ mặt trời khác. 

Du lịch giữa các vì sao cho đến nay vẫn là một khái niệm xa vời bất chấp những tiến bộ mới nhất trong công nghệ vũ trụ. Hành trình như vậy sẽ đòi hỏi chi phí cao đáng kể, thời gian và nhiên liệu cực kỳ nhiều.
Nhưng đối với David Kipping, người đứng đầu phòng thí nghiệm Cool Worlds của Đại học Columbia, việc đi từ hệ thống sao này sang hệ thống khác có thể là một thực tế với sự trợ giúp của các lỗ đen.