Bất ngờ diện mạo cụm sao đàn vịt hoang dã Messier 11

(Kiến Thức) - Hình ảnh một phần của Messier 11, một cụm sao mở nằm trong chòm sao Scutum phía nam, còn được gọi là Cụm sao đàn vịt hoang dã, vì những ngôi sao sáng nhất của nó tạo thành hình chữ "V" có phần giống với một đàn vịt đang bay.

Messier 11 là một trong những cụm sao mở phong phú nhất và nhỏ gọn nhất được biết đến trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học ước tính rằng, nó hình thành vào khoảng 220 triệu năm trước.

Các cụm sao mở này có xu hướng chứa ít sao già cỗi, chứa nhiều sao trẻ hơn. Ở trung tâm có nhiều ngôi sao xanh, đó là những ngôi sao trẻ nhất và nóng nhất trong số vài nghìn cá thể sao có trong cụm sao.

Bat ngo dien mao cum sao dan vit hoang da Messier 11
Nguồn ảnh: phys. 

Tuổi thọ của các cụm sao mở cũng tương đối ngắn so với các cụm sao hình cầu, các ngôi sao trong các cụm sao mở được phân tán xa hơn và do đó không bị ràng buộc mạnh với nhau bởi lực hấp dẫn, khiến chúng dễ dàng bị thu hút bởi các lực hấp dẫn mạnh hơn từ bên ngoài.

Do đó, Messier 11 có khả năng bị phân tán sao trong vài triệu năm trước, khi các ngôi sao bị đẩy ra từng cái một, hoặc bị các thiên thể khác trong vùng lân cận kéo đi.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


Phát hiện gây sửng sốt về từ trường của sao Mộc

(Kiến Thức) - Nhà nghiên cứu École Normale Supérieure, thuộc phòng thí nghiệm nghiên cứu về bức xạ và vật chất trong vật lý thiên văn và khí quyển đã tìm thấy bằng chứng từ trường của sao Mộc có thể gây ra luồng phản lực trong đại dương dưới lòng đất của mặt trăng vệ tinh Europa.

Nhà nghiên cứu này lưu ý rằng sao Mộc có từ trường rất mạnh, có thể đủ mạnh để tiếp cận và tác động đến các mặt trăng của nó. Ông cho rằng đại dương dưới lòng đất của mặt trăng Europa là nước mặn. Một từ trường ảnh hưởng đến một vùng biển mặn sẽ dẫn đến sự dẫn điện, có khả năng tạo ra các luồng phản lực trong đại dương.
Để tìm hiểu loại chuyển động nào có thể xảy ra và khám phá những tác động khác của từ trường Mộc tinh lên đại dương của mặt trăng Europa, các nhà nghiên cứu đã tạo ra các mô hình lượng tử.

Khám phá kinh ngạc hạt ánh sáng phát ra trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Thêm bí mật vũ trụ vừa được chuyên gia giải mã gây xôn xao cộng đồng thiên văn. Các ngôi sao như mặt trời của chúng ta được hỗ trợ bởi các phản ứng hạt nhân trong lõi, nơi các proton hydro được hợp nhất với nhau để tạo ra helium.
 

Kể từ một vài triệu năm sau vụ nổ Big Bang, các ngôi sao đã tạo ra khoảng 4 x 10 ^ 84 lượng photon, hoặc các hạt ánh sáng, theo các phép đo mới được báo cáo mới đây trên tạp chí Science.

Phần lớn các hạt ánh sáng trong vũ trụ xuất phát từ các ngôi sao, Marco Ajello, đồng tác giả và nhà vật lý thiên văn học tại Đại học Clemson cho biết.