Bất ngờ khó tin về cảnh bình minh trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Tàu thăm dò InSight của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã sử dụng máy ảnh tích hợp trên cánh tay robot của tàu để chụp ảnh bình minh trên sao Hỏa vô cùng ấn tượng. 

Một mặt trời nhỏ nằm gần chân trời sao Hỏa là hình ảnh tuyệt đẹp mới nhất được chụp bởi tàu thăm dò InSight của NASA.

Cụ thể, Tàu thăm dò InSight của NASA đã sử dụng Camera tích hợp trên cánh tay robot của tàu để chụp cảnh mặt trời mọc trên sao Hỏa vào ngày 24/4/ 2019, tại vùng địa chất SOL 145 lúc 5:30 phút sáng.

Bat ngo kho tin ve canh binh minh tren sao Hoa
Nguồn ảnh: Phys. 

Trong ảnh, Mặt trời có kích thước cực kỳ nhỏ bé, bởi sao Hỏa cách xa mặt trời hơn đáng kể so với Trái đất.

Được biết, tàu InSight có trị giá 800 triệu USD đươc đưa lên sao Hỏa để phân tích, thăm dò các cơn địa chấn, trắc địa cũng như nghiên cứu cấu trúc của hành tinh này.

Trong quá khứ, tàu đổ bộ Viking 1 của NASA là thiết bị đầu tiên chụp ảnh mặt trời mọc trên bề mặt sao Hỏa vào ngày 21/ 8/1976, các quan chức NASA cho biết.

Sau đó, tàu Viking 2 đã chụp cảnh mặt trời mọc tương tự vào ngày 14/ 6/1978.

Mời quý vị xem video: Ngôi sao kỳ lạ chứa đựng nhiều bí ẩn. Nguồn video: Cuộc sống thực

Động đất trên sao Hỏa có khác với Trái đất không?

(Kiến Thức) - Câu chuyện thú vị liên quan tới hiện tượng động đất sao Hỏa vừa được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chia sẻ. Động đất trên sao Hỏa có khác với Trái đất không?

Động đất trên sao Hỏa là một hiện tượng giống như động đất trên Trái đất, là những rung động di chuyển qua mặt đất. Nhưng cách những trận động đất này hình thành trên Hành tinh Đỏ có thể khác với cách chúng hình thành trên Trái đất.

Và hóa ra những khác biệt này có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về Trái đất thủa ban đầu trông như thế nào.

Bất ngờ "choáng" thiên hà thứ hai không có vật chất tối

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà thiên văn học đến từ Mỹ và Canada đã phát hiện ra một thiên hà siêu khuếch tán đầu tiên có tên NGC 1052-DF2 (gọi tắt là DF2) hầu như không chứa vật chất tối.

Được biết, thiên hà DF2 có kích thước gần bằng thiên hà Milky Way của chúng ta, nhưng chỉ có 1/200 số lượng sao. Nó nằm trong chòm sao Cetus, cách chúng ta khoảng 65 triệu năm ánh sáng và là thành viên của nhóm thiên hà NGC 1052. Giờ đây, một thiên hà tương tự cũng đã được phát hiện.

Thiên hà mới được phát hiện có tên NGC 1052-DF4 (gọi tắt là DF4), giống với DF2 về kích thước, độ sáng, hình thái và có khoảng cách tương tự 65 triệu năm ánh sáng, bên trong không hề có vật chất tối nào cả.