Phát hiện gây sửng sốt về từ trường của sao Mộc

(Kiến Thức) - Nhà nghiên cứu École Normale Supérieure, thuộc phòng thí nghiệm nghiên cứu về bức xạ và vật chất trong vật lý thiên văn và khí quyển đã tìm thấy bằng chứng từ trường của sao Mộc có thể gây ra luồng phản lực trong đại dương dưới lòng đất của mặt trăng vệ tinh Europa.

Nhà nghiên cứu này lưu ý rằng sao Mộc có từ trường rất mạnh, có thể đủ mạnh để tiếp cận và tác động đến các mặt trăng của nó. Ông cho rằng đại dương dưới lòng đất của mặt trăng Europa là nước mặn. Một từ trường ảnh hưởng đến một vùng biển mặn sẽ dẫn đến sự dẫn điện, có khả năng tạo ra các luồng phản lực trong đại dương.
Để tìm hiểu loại chuyển động nào có thể xảy ra và khám phá những tác động khác của từ trường Mộc tinh lên đại dương của mặt trăng Europa, các nhà nghiên cứu đã tạo ra các mô hình lượng tử.
Phat hien gay sung sot ve tu truong cua sao Moc
Nguồn ảnh: Sapce. 
Các mô hình cho thấy một luồng phản lực hình thành ở đâu đó gần xích đạo của mặt trăng Europa, di chuyển nhanh đến vài centimet mỗi giây và di chuyển ngược lại với vòng quay của mặt trăng, dẫn đến căng thẳng trên bề mặt của mặt trăng, đôi khi có thể hình thành các vết nứt.
Điều này sẽ giải thích các vết nứt bề mặt quan sát được trên Europa bởi các nhà nghiên cứu khác.
Họ cũng lưu ý rằng, không phải tất cả năng lượng từ từ trường sẽ được chuyển đến đại dương. Một số năng lượng sẽ tiêu tan khỏi mặt trăng, có khả năng di chuyển xung quanh các cực làm các lớp băng của mặt trăng trở nên mỏng hơn khiến nước tan chảy trên bề mặt nhiều hơn.
Và một lần nữa, các dòng nước phun ra từ các điểm gần cực mặt trăng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

"Địa hình não" kỳ lạ là một bí ẩn trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - NASA chia sẻ một hình ảnh sao Hỏa mới, nhưng thay vì là phong cảnh màu cam bụi bặm của Hành tinh Đỏ, đó lại là một cảnh tượng khác thường hơn nhiều, là địa hình dạng não có nhiều nếp gấp kỳ quái.

Hình ảnh này được chụp trên sao Hỏa, tại vùng Protonilus Mensae, chụp bằng thiết bị trên tàu vũ trụ thám hiểm sao Hỏa (MRO). MRO đang hoạt động như một phần của nhiệm vụ MRO của NASA.

Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 

Kinh ngạc nhiều muối lạ xung quanh ngôi sao trẻ

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học sử dụng Đài Quan sát  Atacama Large Millimét / Subillim Array (ALMA), Chi Lê, phát hiện nhiều vết tích hóa học của  natri clorua (NaCl), kali clorua (KCl) và các đồng vị 37 Cl và 41 K xung quanh  Orion Source I, một ngôi sao trẻ.

Theo đó, khi dùng công nghệ bước sóng hồng ngoại thăm dò quanh ngôi sao trẻ Orion Source I, Đài ALMA đã phát hiện các phân tử như natri clorua và kali clorua,  natri clorua (NaCl), kali clorua (KCl) và các đồng vị 37 Cl và 41 K phủ đầy vành đĩa.

Điều đó vừa gây sốc vừa thú vị, đồng tác giả Tiến sĩ Brett McGuire, một nhà hóa học tại Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia (NRAO) cho biết.