Báo động viêm não Nhật Bản tăng vọt cả nước

Do nhà nghèo, chủ quan, do không hiểu về viêm não Nhật Bản… và hàng chục lý do khác khiến tình trạng viêm não “đến hẹn lại lên”.

Không riêng gì tình trạng quá tải tại các bệnh viện (BV) Nhi phía Nam, theo ghi nhận của PV báo Pháp Luật TP.HCM, viêm não Nhật Bản cũng đang diễn biến rất phức tạp tại các tỉnh phía Bắc.
Quá tải ngay đầu mùa
Tuy mới ở giai đoạn đầu của mùa viêm não Nhật Bản (mùa viêm não bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào khoảng tháng 10 - PV) nhưng tình trạng bệnh nhi đến cấp cứu, điều trị, nằm thở máy tại BV Nhi đồng 1 TP.HCM đang ở mức báo động. Thậm chí BV đã cho nằm 2-3 bé/giường nhưng vẫn còn khá nhiều bệnh nhi nội trú phải gửi từ khoa nhiễm sang khoa cấp cứu để nằm tạm.
Dọc hành lang khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1, tiếng khóc ngất của những đứa trẻ ba tuổi, năm tuổi náo loạn không gian chật hẹp. Cộng với đó là ánh nhìn bất lực của những người cha, người mẹ khi chứng kiến con mình mất trí nhớ gần như hoàn toàn, thậm chí có trẻ nằm bất động mà không làm gì được.
“Con bé bắt đầu sốt cách đó hai ngày, sang ngày thứ ba thì cháu mê sảng, thuốc hạ sốt cũng không có tác dụng. Khi mới vào viện cách đây mấy tháng, con gái tôi vẫn còn đỡ hơn, còn ngó cha mẹ, hiểu được bác sĩ nói gì. Bây giờ thì bất lực, ngày ngày tôi chỉ vào đây lau người cho con. Nó hôn mê tháng này qua tháng nọ, phải thở máy” - chị Trần Thị Yến Nga (ngụ huyện Châu Thành, Bến Tre) nói.
Còn tại các tỉnh phía Bắc, chỉ tính riêng trong tháng 6, lượng bệnh nhi nhập viện do viêm não Nhật Bản tại khoa Truyền nhiễm BV Nhi Trung ương (Hà Nội) tăng bảy lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng nói, có hai trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch, bị liệt nửa người, liệt tứ chi do chưa tiêm phòng bệnh và khi nhiễm bệnh thì cha mẹ không kịp thời phát hiện.
Theo TS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm BV Nhi Trung ương, viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong và di chứng cao ở trẻ nhỏ (25%-35%). Tính từ đầu năm 2017 đến nay khoa đã tiếp nhận 176 ca viêm não, trong đó có 24 trường hợp là viêm não Nhật Bản. Chỉ riêng trong tháng 6 đã có 21 trẻ nhập viện vì bệnh này.
Bao dong viem nao Nhat Ban tang vot ca nuoc
Tình trạng quá tải bệnh nhi viêm não Nhật Bản tại BV Nhi đồng 1. Ảnh: HÀ PHƯỢNG 
Nhiều người chưa hiểu biết về bệnh
Viên não Nhật Bản không được xem là bệnh mới. Tuy nhiên, so với rất nhiều người thì viêm não Nhật Bản vẫn đang còn là bệnh lạ hoặc bệnh chưa đáng nguy hiểm đến mức để quan tâm.
Qua khảo sát với vài người mẹ có con mắc viêm não Nhật Bản nằm tại BV Nhi đồng 1, họ cho biết mình không hiểu gì về bệnh này và thậm chí không biết con mình đã từng chích ngừa hay chưa.
Theo chị Lê Thị Bé Nhớ (ngụ Tân Hòa, Long An), do gia đình nghèo quá, không có tiền tiêm vaccine phòng viêm não cho con nên giờ cháu mới bị bệnh. “Nhưng nếu tôi có tiền cũng không biết có chích vaccine ngừa cho con hay không, vì hồi giờ tôi không để ý đến vaccine này. Đẻ con ra, họ kêu tôi đưa con đi chích ngừa định kỳ thì tôi chở nó đi chích, 4-5 lần gì đó rồi thôi tới giờ chứ tôi cũng không biết chích cái nào chống bệnh gì” - chị Nhớ cho hay.
Kinh nghiệm nhiều năm quan sát viêm não Nhật Bản, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1, nhận định: “Lâu nay tôi có cảm giác chúng ta chưa làm gì để kéo giảm số ca viêm não Nhật Bản. Thực tế mỗi năm tình trạng trẻ mắc viêm não Nhật Bản không có dấu hiệu đi xuống, trong khi đó biến chứng để lại rất nặng nề, có trẻ phải nằm thở máy cả năm trời, có cháu mê sảng lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm mô, bội nhiễm phổi kéo dài đưa đến tử vong” - BS Khanh nói.

Xuất hiện 2 ca viêm não NB B đầu tiên trong năm nay

(Kiến Thức) - Theo thống kê của cục Y tế dự phòng, Bộ y tế, trong số 215 ca mắc viêm não trong tháng 5/2016, ghi nhận 2 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản B.

Tính riêng về con số mắc viêm não Nhật Bản B, so với cách đây gần 10 năm, khi bắt đầu triển khai tiêm chủng vacxin ngừa viêm não Nhật Bản B, tỉ lệ mắc viêm não Nhật Bản/tổng số mắc viêm não các loại thường ở mức 30%. Nhưng vào các tháng đầu năm 2016, tỷ lệ này đã giảm xuống còn xấp xỉ 1% là mức giảm rất đáng kể, đặc biệt là kể từ năm 2015 khi chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đưa vacxin này vào nhóm vacxin tiêm chủng thường xuyên tại trạm y tế xã phường.
Xuat hien 2 ca viem nao Nhat Ban B dau tien trong nam nay

 Tiêm phòng vacxin là biện pháp hiệu quả phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản B cho trẻ.

HN: 1 tuần có tới 6 ca viêm não Nhật Bản

(Kiến Thức) - Theo Sở Y tế Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 6 ca bệnh viêm não Nhật Bản, tăng bất thường so với thời điểm từ đầu mùa hè đến nay.

Đặc biệt, số trường hợp mắc bệnh đang gia tăng nhanh trong tuần qua với 6 ca viêm não Nhật Bản hiện các bệnh nhân đang được điều trị tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi TW, Khoa Nhi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW. Hiện nhiều bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên, vẫn đang được theo dõi chặt chẽ.
HN: 1 tuan co toi 6 ca viem nao Nhat Ban
Bệnh nhi điều trị viêm não Nhật Bản tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW.