Bài thuốc hữu hiệu giúp làm đẹp da mùa hanh khô

Thời tiết lạnh và hanh khô vào mùa đông cộng với thói quen dùng nước nóng để tắm rửa, dùng điều hòa...

Khiến da bị mất nước nhanh hơn và tổn thương. Làm thế nào để chăm sóc cho làn da luôn tươi mềm mại mà an toàn? Xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y làm đẹp da lại tốt cho cơ thể trong mùa đông để chị em tham khảo áp dụng.
Bai thuoc huu hieu giup lam dep da mua hanh kho
Bạch thược có tác dụng bổ huyết dưỡng da, là vị thuốc trong bài thuốc sắc uống giúp da mềm mại trong mùa lạnh. 
Thuốc uống
Bài 1: cỏ mực 16g, đương quy 16g, thục địa 12g, bạch thược 16g, ngân hoa 10g, hoài sơn 16g, sâm hoàng 16g, cam thảo 12g, đại táo 10g, lá đinh lăng 16g, cát cánh 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: bổ huyết, mát huyết, dưỡng da thanh nhiệt.
Bài 2: cát cánh 12g, mạch môn 16g, huyết đằng 12g, cỏ mực 16g, thủ ô chế 12g, ích mẫu 12g, phòng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, cam thảo 12g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: nhuận phế bổ tỳ dưỡng da, tăng cường tuần hoàn dưới da. Bài này phù hợp cho những người phế nhiệt, da khô, hay bị ho khan, mụn nhọt, da không mềm mại...
Bài 3: bạch truật 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, ngũ gia bì 12g, trần bì 12g, xa tiền 12g, hương nhu trắng 16g, thổ phục linh 12g, bạch biển đậu 16g, cam thảo 12g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: bổ tỳ, ninh phế, sinh cơ. Bài này phù hợp với những người có hội chứng tỳ hư, da xanh môi nhợt, cơ thể nặng nề, ăn ngủ kém, cơ bắp yếu mềm, chân tay không có lực, phù nhẹ ở mặt và tứ chi.
Bài 4: bạch thược 12g, chi tử 10g, đan sâm 16g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, nhân trần 10g, hạ liên châu 12g, tang diệp 16g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh nhiệt mát gan, chống dị ứng, hoạt huyết dưỡng huyết. Bài này thích hợp với những người da vàng, da sạm, da tối, nổi tịt mẩn ngứa, ít ngủ, đau tức hạ sườn, bụng đầy, phân táo, tiêu hóa trì trệ.
Thuốc bôi
Bài 1: dưa chuột 1 quả, mật ong 10ml. Dưa chuột rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt, cho mật ong vào khuấy đều. Dùng bông thấm hỗn hợp rồi thoa đều lên mặt để trong 30 phút rồi rửa lại mặt bằng nước sạch, làm ngày 2 lần, buổi sáng, tối. Công dụng: dưỡng da, giữ ẩm và làm da mịn màng, không khô nẻ.
Bài 2: nước ép lô hội 1 thìa canh, 1 lòng trắng trứng gà. Tất cả trộn đều, bôi vào buổi tối sau khi rửa mặt, lấy thuốc bôi lên mặt, đồng thời dùng tay xoa massage da mặt. Để khoảng 30 phút thì rửa sạch mặt. Công dụng: làm da mịn màng hết nếp nhăn.

Bật mí 15 cách làm đẹp da mặt đang “hot” nhất hiện nay

Để sớm sở hữu được làn da đẹp mịn màng, trắng hồng rạng rỡ thì các chị em nên sử dụng một hoặc nhiều trong 15 cách làm đẹp da mặt dưới đây, vừa đơn giản, hiệu quả mà vô cùng tiết kiệm.

Hiện nay, hầu hết các nữ ca sĩ, diễn viên nổi tiếng trong showbiz đều đánh giá rất cao những phương pháp làm đẹp từ thiên nhiên. Bởi những cách này vừa không gây kích ứng da mặt, lại tương đối an toàn. Đặc biệt, hàm lượng vitamin, dưỡng chất có trong các nguyên liệu tự nhiên rất tốt cho da, chống lão hóa da, nuôi dưỡng da mặt khỏe mạnh và sáng đẹp mỗi ngày. Tiêu biểu như là Hoa Hậu Giáng My gần cán mốc 50 mà vẫn “ăn đứt” đàn em về độ đẹp. Bởi vì từ nhỏ cô đã dưỡng da theo phương pháp thuần chất thiên nhiên, luôn tin dùng mặt nạ khoai tây trộn với sữa tươi đắp lên mặt. Ngoài ra, còn “ưu ái” tin dùng thêm 15 cách làm đẹp da mặt từ thiên nhiên khác như:

Ăn mướp theo cách này tốt bằng vạn lần uống thuốc bổ

Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh, rẻ, hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

An muop theo cach nay tot bang van lan uong thuoc bo
Ảnh minh họa: Internet 
Quả mướp không những có khả năng chống viêm, chống các nếp nhăn và làm đẹp dung nhan, mà còn có tác dụng hỗ trợ trong điều trị các chứng đau họng, ho, hen xuyễn, viêm tuyến má, ho bách nhật, đau răng, đau lưng, đậu không bay, tắc sữa, đau bụng kinh, kinh nguyệt quá nhiều, viêm bàng quang.
Phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều nên ăn mướp xào với tôm (cả vỏ). Món ăn này vừa trị bệnh, vừa khỏe người, làm đẹp da.
Quả mướp nấu canh ăn hàng ngày có tác dụng nhuận tràng và làm dịu đau (chính là do chất nhày chứa với hàm lượng cao trong quả). Quả mướp non ninh với chân giò hoặc móng giò lợn là thuốc tăng tiết sữa và làm máu lưu thông; xơ mướp được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là ty qua lạc, có vị ngọt dịu, tính bình, có tác dụng cầm máu, thông kinh lạc, chống co thắt, thúc sởi, lợi tiểu. Thân cây mướp: Lấy từ mặt đất trở lên độ 1m, chặt nhỏ, đốt tồn tính, tán mịn, uống mỗi lần 10g với ít rượu chữa viêm xoang mũi, chảy nước mũi và có mùi hôi.
An muop theo cach nay tot bang van lan uong thuoc bo-Hinh-2
Quả mướp nấu canh ăn hàng ngày có tác dụng nhuận tràng và làm dịu đau (chính là do chất nhày chứa với hàm lượng cao trong quả). Ảnh minh họa: Internet. 
Lá mướp (dùng lá bánh tẻ), thu hái quanh năm, để tươi hoặc phơi khô. Dược liệu có vị đắng, chua, tính hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, giảm ho, giải độc, tiêu thũng…