Ảo thuật gia người Mỹ nổi như cồn dưới thời nhà Thanh

Không chỉ có những trò biểu diễn trên sân khấu, Chung Ling Soo còn 'hô biến' cuộc đời mình thành một màn ảo thuật công phu...

Giả làm người Trung Quốc

Ảo thuật gia Chung Ling Soo (1861 - 1918) có tên thật là William Ellsworth Robinson, ông sinh ra ở thành phố New York và sở hữu quốc tịch Mỹ 100% nhưng lại nghĩ ra một chiêu trò vô cùng độc đáo để đánh bóng tên tuổi - giả làm người Trung Quốc.

Robinson đã khéo léo che đậy danh tính của mình, tự đặt một cái tên tiếng Hán là Chung Ling Soo, ông giả vờ không hiểu tiếng Anh mà quay sang học hỏi văn hóa Trung Quốc, mặc trang phục nhà Thanh và để tóc đuôi sam.

Ao thuat gia nguoi My noi nhu con duoi thoi nha Thanh

Thậm chí chính cái tên Chung Ling Soo của ông cũng là "sản phẩm đạo nhái" nhằm mạo danh một ảo thuật gia Trung Quốc nổi tiếng khác.

Robinson đã tự hô biến cuộc đời mình thành một màn ảo thuật khi hư cấu hàng loạt chi tiết về danh tính bản thân. Năm 1909, trong một bài phỏng vấn với tờ báo Úc The Advertiser, Robinson chia sẻ:

"Cha tôi là một kỹ sư người Scotland tên là Campbell, ông đã kết hôn với một người phụ nữ Quảng Đông họ Chung. Ông mất khi tôi mới 7 tuổi và mẹ đã đưa tôi về Trung Quốc theo phong tục truyền thống. Khi tôi 12 tuổi, mẹ tôi qua đời và tôi được học nghề từ một diễn viên tung hứng Trung Quốc tên là Arr Hee".

Trong một lần phỏng vấn khác, khi dừng chân ở thành phố Perth, nước Úc. Chung lại "cao hứng" sáng tạo thêm vài chi tiết về cuộc đời mình:

"Tôi được người Trung Quốc suy tôn là một vị phủ thủy, danh tiếng của tôi lan đến cả tai Từ Hi Thái hậu và tôi được biểu diễn cho Thái hậu xem nhiều lần. Triều đình còn ban nhiều chức quan danh dự cho một người nghệ sĩ như tôi."

Sự thực là Chung Ling Soo không hề biết một chữ tiếng Trung nào mà chỉ giả vờ nói vài từ vô nghĩa. Mỗi khi ra ngoài, ông ta đều mang theo phiên dịch viên để giúp mình... dịch tiếng Anh.

Khi lên sân khấu, Chung cũng hạn chế giao tiếp nhất có thể. Chỉ một vài người bạn xung quanh và đồng nghiệp gần gũi mới biết thân phận thực sự của ông. Có thể nói, để biến mình thành một nhà ảo thuật nổi tiếng, ông đã chấp nhận ngừng giao tiếp với người khác trong suốt đời.

Tuy nhiên, bằng sự sáng tạo và những ngày tháng siêng năng luyện tập, các buổi biểu diễn của Chung Ling Soo bắt đầu chật kín khán giả, thu hút rất nhiều người ở tầng lớp quý tộc.

Ao thuat gia nguoi My noi nhu con duoi thoi nha Thanh-Hinh-2

Chung còn biết giành sự chú ý bằng cách "khẩu chiến" với các ảo thuật gia khác. Đây quả là chiêu quảng cáo mới lạ, hấp dẫn vô cùng với những khán giả thời bấy giờ.

Rất nhanh sau đó, Chung Ling Soo bắt đầu đi lưu diễn ở nhiều nước châu Âu và được khán giả chào đón nồng nhiệt. Vào thời điểm đó, người phương Tây không biết rõ về Trung Quốc nên họ cho rằng ngoại hình của Chung Ling Soo như vậy là rất giống với người Trung Quốc, cách ăn mặc cũng vô cùng độc đáo.

Ảo thuật "tay không bắt đạn": Vinh quang và cái chết

Màn ảo thuật đã làm nên tên tuổi của Chung Ling Soo chính là màn "Tay không bắt đạn" được ông thực hiện suốt 10 năm liền. Trong phần trình diễn này, người trợ lý sẽ mang lên một khẩu súng cùng một viên đạn lên sân khấu rồi mời khán giả lên kiểm tra.

Chung Ling Soo được kín bịt mắt bằng băng vải, đứng nguyên một chỗ. Lúc này, người trợ lý sẽ giương súng lên nhắm thẳng vào ngực ảo thuật gia, bắn một tiếng "đoàng" trước sự kinh hãi của khán giả.

Ao thuat gia nguoi My noi nhu con duoi thoi nha Thanh-Hinh-3

Trong khi khán giả đang lo lắng, Chung Ling Soo sẽ xòe bàn tay ra với một viên đạn trong lòng bàn tay, thể hiện bản thân đã bắt trọn viên đạn mà không hề hấn gì.

Mánh khóe của màn ảo thuật nằm ở nòng thứ hai bí mật bên trong khẩu súng. Sohu phân tích, nòng súng mà khán giả nhìn thấy là nóng giả, khẩu súng chỉ phát ra tiếng nổ chứ không có viên đạn nào được thực sự bắn ra. Viên đạn Chung Ling Soo bắt được chỉ đơn giản là nằm trong tay ông ta từ đầu.

Những màn biểu diễn của Chung vẫn thành công rực rỡ cho đến ngày 23/3/1918, trên một sân khấu tại thủ đô London nước Anh, ảo thuật gia này đã tự kết liễu cuộc đời mình. Tiếng nổ vang lên, một viên đạn lao vút ra, xuyển thẳng qua ngực Chung Ling Soo. Những vị khách bên dưới bỗng lần đầu tiên được nghe "vị ảo thuật gia người Hoa" nói thứ Anh rành rọt "Ôi trời ơi, có chuyện rồi. Mau hạ rèm xuống".

Robinson được đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức nhưng không thể qua khỏi. Các bằng chứng pháp y cho thấy, thuốc súng tích tụ lâu ngày đã khiến cả 2 nòng súng thi nhau bắn ra, giết chết Chung Ling Soo.

Một số giả thuyết khác lại cho rằng cái chết của Robinson không phải ngẫu nhiên mà là một vụ ám sát. Người quản lý đã ngoại tình với vợ của ảo thuật gia và dàn xếp nên tai nạn này để trừ khử ông. Tuy nhiên, đây chỉ là một suy đoán thuần túy, không có cơ sở thực tế.

Phi tần có phong hiệu độc nhất thời nhà Thanh

Bà là nguyên mẫu lịch sử của nhân vật Hầu Giai Ngọc Doanh.

Hầu Giai thị là người Mông Cổ, phụ thân của bà là Khảo Trụ, một vị quan trông coi ngựa cho Hoàng đế trong Thượng Tứ viện, thuộc Nội vụ phủ. Xuất thân gia tộc Hầu Giai thị không quá vinh hiển nhưng cũng không hề thấp kém.

Năm Càn Long thứ 43, bà nhập cung làm Quan nữ tử, sau đó trở thành thiếp của Gia Thân vương Vĩnh Diễm với phân vị Cách cách. Địa vị của bà lúc đó không quá cao nhưng cũng không quá thấp.

Năm Càn Long thứ 54, Hầu Giai thị hạ sinh con gái cho Gia Thân vương nhưng yểu mệnh mất sớm. Cái chết của con gái là một đả kích lớn đối với Hầu Giai thị, từ đó bà không sinh lần nào nữa dù được Gia Thân vương vô cùng sủng ái.
Phi tan co phong hieu doc nhat thoi nha Thanh

Vị phi tần bí ẩn cuối thời nhà Thanh

Tuy Thái Giai thị không mấy hạnh phúc nhưng trải qua cuộc sống hậu cung suốt 4 triều đại như thế thật sự rất hiếm.

Theo một số tài liệu lịch sử, Hoàng đế Đạo Quang có hơn 20 vị hậu phi ở hậu cung, bao gồm 4 Hoàng hậu và 19 phi tần. Trong 19 vị phi tần đó có hơn 1 nửa đã bị Hoàng đế Đạo Quang giáng chức và Hằng tần Thái Giai thị là một trong số đó.

Hằng tần Thái Giai thị có lai lịch không rõ ràng, không có ghi chép nào ghi rõ năm sinh, kỳ tịch hay gia thế của bà. Tuy nhiên, theo suy đoán của một số chuyên gia sau này, Thái Gia thị có lẽ thuộc Mãn Châu Bát kỳ. 

Loạt ảnh cuối thời nhà Thanh phơi bày cuộc sống cơ cực của dân

Nếu muốn hình dung về cuộc sống của người dân dưới thời nhà Thanh, hãy nhìn vào bộ ảnh dưới đây.

Người ăn mày trên bến đò Mọi người đều biết rằng, chính quyền nhà Thanh vào giai đoạn cuối vô cùng mục nát, không có khả năng đánh trả trước sự xâm lược mạnh mẽ của ngoại bang.

Sống trong thời đại như vậy, cuộc sống của người dân hết sức khó khăn, nhất là khi họ phải gánh chịu những khoản thuế má nặng nề, cuộc sống của người dân khổ sở trăm bề. Đây là loạt ảnh xưa phản ánh điều kiện sống chân thực của người nghèo ở thời kỳ cuối của nhà Thanh.