Ấn Độ phát minh phương pháp phân lập DNA từ đất

Các nhà khoa học tại NFSU Goa phát triển thành công phương pháp chiết DNA từ đất đơn giản, chi phí thấp, mở rộng khả năng nghiên cứu sinh học.

Một nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Pháp y Quốc gia Ấn Độ (NFSU), chi nhánh Goa, vừa phát triển thành công kỹ thuật tách chiết DNA từ đất bằng dụng cụ đơn giản, chi phí thấp và có thể thực hiện ngay tại hiện trường. Phát minh này giúp mở rộng khả năng nghiên cứu sinh học ở những khu vực không có điều kiện tiếp cận công nghệ cao.

162541danh-gia-chat-luong-va-xac-dinh-ham-luong-adn.jpg
Các nhà khoa học NFSU Goa giới thiệu phương pháp chiết DNA từ đất giá rẻ, hiệu quả cao.

Phương pháp mới sử dụng các hóa chất phổ biến và dụng cụ dễ tìm như ống ly tâm, ethanol và dung dịch đệm, không cần máy móc đắt tiền hay thiết bị chuyên dụng. DNA thu được có thể sử dụng cho các ứng dụng sinh học phân tử như PCR, giải trình tự gene hay phân tích vi sinh vật đất.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm trên nhiều loại đất, từ đất rừng, đất canh tác đến đất ô nhiễm, và đều cho kết quả đạt yêu cầu về độ tinh khiết và khả năng nhân bản DNA.

Điểm nổi bật của kỹ thuật là tính cơ động và chi phí gần như bằng 0 so với các bộ kit thương mại hiện nay. Nhờ đó, các trạm quan trắc môi trường, dự án bảo tồn, phòng thí nghiệm nhỏ hoặc cơ sở giáo dục ở vùng sâu vùng xa đều có thể áp dụng.

Ngoài lĩnh vực môi trường, kỹ thuật còn có tiềm năng sử dụng trong khảo cổ học, nghiên cứu sinh học đất và điều tra pháp y. Khả năng chiết xuất DNA tại hiện trường có thể hỗ trợ phân tích các dấu vết sinh học trong nhiều bối cảnh khác nhau.

Hiện nhóm nghiên cứu đang đối chiếu phương pháp này với các bộ kit DNA chuẩn thương mại để đánh giá độ chính xác và độ tin cậy. Họ cũng có kế hoạch chia sẻ công khai quy trình và mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt tại các nước đang phát triển.

Nhiều chuyên gia đánh giá đây là một bước tiến đáng chú ý, khi công nghệ sinh học không còn phụ thuộc hoàn toàn vào thiết bị đắt tiền và điều kiện nghiên cứu hiện đại.

Có nên xét nghiệm DNA để phòng bệnh?

Xét nghiệm DNA để phòng bệnh giúp mỗi người hiểu rõ hơn về bản đồ di truyền của chính mình và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

2-639.jpg
Ảnh minh hoạ/ Nguồn Internet

DNA (Deoxyribonucleic Acid) là vật liệu di truyền chứa thông tin về các đặc điểm sinh học của mỗi người. Xét nghiệm DNA là quá trình phân tích trình tự gen trong cơ thể để xác định những đột biến, bất thường hoặc yếu tố di truyền có thể liên quan đến các bệnh lý như ung thư, tim mạch, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, thậm chí là các vấn đề tâm thần kinh.

Thông tin mới về mẫu đá được đưa về từ tiểu hành tinh Ryugu

Nghiên cứu mới chỉ ra mẫu đá được tàu thăm dò Nhật Bản thu thập từ tiểu hành tinh Ryugu được hình thành trong điều kiện nhiệt độ cao cách đây hơn 4,5 tỷ năm.

mauuu-1.jpg
Các chuyên gia của Nhật Bản mới công bố kết quả nghiên cứu quan trọng về các mẫu đá được tàu vũ trụ Hayabusa2 mang về từ tiểu hành tinh Ryugu. Theo họ, đó là những mẫu đá lâu đời nhất từng được tìm thấy trong Hệ Mặt trời. Ảnh: Hiroshima University/Masaaki Miyahara.
mauuu-2.jpg
Nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học công tác tại các viện nghiên cứu, bao gồm Đại học Hokkaido. Họ cho biết các mẫu đá được thu thập từ tiểu hành tinh Ryugu được hình thành trong điều kiện nhiệt độ cao cách đây 4,5673 tỷ năm, ngay sau khi Hệ Mặt trời ra đời. Ảnh: DARTS archive /Meli thev via Wikimedia Commons.

Trung Quốc tìm ra liệu pháp tế bào miễn dịch chữa ung thư

Nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố bước đột phá trong liệu pháp tế bào miễn dịch, mở ra hy vọng điều trị hiệu quả, tiết kiệm hơn cho bệnh ung thư máu.

Theo SCMP, các nhà khoa học Trung Quốc thông báo đã tìm ra cách tạo tế bào miễn dịch chống ung thư ngay trong cơ thể người bằng công nghệ chỉnh sửa gene, giúp rút ngắn thời gian điều trị và cắt giảm hơn 80% chi phí so với liệu pháp truyền thống.

Công trình nghiên cứu do Viện Huyết học thuộc Bệnh viện Liên hiệp, Đại học Y Đồng Tế (Thành phố Vũ Hán) chủ trì, vừa được đăng tải trên tạp chí y học danh tiếng The Lancet hồi đầu tháng 7. Đây được coi là bước tiến lớn trong lĩnh vực điều trị ung thư bằng liệu pháp tế bào miễn dịch CAR-T (Chimeric Antigen Receptor T-cell).