Ăn bánh trung thu thay cơm, bà bầu suýt một xác hai mạng

Sau khi ăn bánh trung thu thay cơm vài ngày, cô Vương đột nhiên cảm thấy sức khỏe suy kiệt, càng ngày càng yếu, rất hay khát nước, hóa ra cô đã bị tiểu đường, suýt chút nữa biến chứng.

Theo thông tin đăng tải, cô Vương, ở Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc, gần đây liên tục ăn bánh trung thu, thậm chí ăn thay cơm do nhà có quá nhiều lại được bạn bè, người thân biếu tặng. Sau khi ăn được vài ngày, cô Vương đột nhiên cảm thấy sức khoẻ suy kiệt, càng ngày càng yếu, rất hay khát nước.
Vì đang mang thai nên cô Vương rất lo lắng, cảm thấy có chuyện gì đó không phải mệt mỏi thông thường, cô Vương vội vàng đến bệnh viện để gặp bác sĩ.
Sau khi thực hiện một loạt các xét nghiệm, bác sĩ nhận thấy đường huyết của cô Vương cao đến mức máy móc cũng không đo được giá trị cụ thể. Ngay lập tức, các cuộc kiểm tra chi tiết được tiến hành, xác nhận cô Vương mắc tiểu đường, cần phải nhập viện ngay lập tức.
An banh trung thu thay com, ba bau suyt mot xac hai mang
 Ăn cố bánh trung thu, bà bầu suýt một xác hai mạng. - Ảnh minh hoạ.
Theo bác sĩ, may mắn là cô Vương đến bệnh viện chữa trị kịp thời, vì chỉ chút nữa thôi, tình trạng của cô Vương sẽ diễn tiến nguy kịch, trở thành nhiễm toan ceton - một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, có thể gây hôn mê, phù não và thậm chí là tử vong, hậu quả khó lòng tưởng tượng nổi.
May mắn thay, sau khi điều trị và giáo dục sức khỏe tích cực, đường huyết của cô Vương đã dần trở lại bình thường.
Bác sĩ nhắc nhở, không nên dùng bánh trung thu để thay thế ba bữa ăn trong ngày.
Bánh trung thu có đủ năng lượng nhưng chất dinh dưỡng lại tương đối đơn giản, không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể con người lại có hàm lượng đường, hàm lượng chất béo cao, gây khó chịu đường tiêu hóa, đồng thời gây gánh nặng cho hệ tim mạch, nên thận trọng với việc ăn bánh trung thu.

“So kè” bánh trung thu các nước, có gì độc đáo?

(Kiến Thức) - Không riêng ở Việt Nam và Trung Quốc đón tết trung thu, đây cũng là ngày hội truyền thống của nhiều quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia... Mỗi quốc gia đều có món bánh trung thu đặc biệt riêng.

“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?

Nhật Bản: Vào Tết Trung thu, người Nhật làm món bánh Tsukimi Dango truyền thống từ bột gạo nếp. Loại bánh này khá giống mochi (là một loại bánh gạo của Nhật), thường được dùng chung với trà.

“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-2

Nguồn gốc của những chiếc bánh trung thu của Nhật xuất phát từ việc dân gian nhìn thấy một chú thỏ ngọc giã bột làm bánh Tsukimi Dango trên mặt trăng.

“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-3
Tùy vào văn hóa và phong tục của từng vùng miền, Tsukimi Dango mang các hình dạng khác nhau. Nơi nặn bánh hình chữ nhật, nơi ép dẹt nhưng phổ biến nhất vẫn là hình tròn.
“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-4
Hàn Quốc: Trung Thu là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm ở xứ sở kim chi. Trong dịp này, người ta làm món bánh truyền thống, gọi là songyeon. Bánh trung thu của Hàn Quốc mang hình bán nguyệt.
“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-5
Người Hàn Quốc quan niệm trăng khi tròn khi khuyết giống như cuộc đời của con người, luôn biến đổi để đạt đến hoàn mỹ.
“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-6
Ngày nay, loại bánh này không chỉ có màu trắng. Người ta đã biến tấu songyeon với nhiều màu sắc như hồng, tím, xanh và vàng, trông rất bắt mắt.
“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-7
Malaysia: Bánh Trung Thu ở Malaysia có hình dáng rất đa dạng. Ngoài bánh truyền thống có hình tròn giống bánh trung thu theo phong cách Quảng Đông của Trung Quốc, bánh trung thu ở Malaysia còn có hình sò biển, bông hoa hoặc ngôi sao.
“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-8
Bên cạnh hình dạng phong phú, màu sắc bánh trung thu tại Malaysia cũng rất bắt mắt và đa sắc.
“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-9
Philippines: Bánh Trung Thu truyền thống của Philippines có tên gọi hopia. Đây là loại bánh nướng đơn giản, không nhiều màu sắc hay hoa văn cầu kỳ nhưng phần nhân rất phong phú và hấp dẫn.
“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-10
Thông thường, nhân bánh hopia là đậu xanh, khoai môn, đậu đỏ, khoai lang tím, sầu riêng hoặc thịt lợn. Phần bột bên ngoài bánh xếp thành từng lớp, ăn hơi giòn.
“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-11
Singapore: Bánh dẻo lạnh hay bánh dẻo tuyết là loại bánh đặc trưng của Singapore mỗi dịp Trung thu. Bánh có vỏ ngoài mềm và dai, bên trong là phần nhân quánh dẻo thơm mát.
“So ke” banh trung thu cac nuoc, co gi doc dao?-Hinh-12
Người dân đảo quốc sư tử ưa chuộng hình thức đẹp mắt nên bánh màu sắc rất đa dạng và phong phú. Vỏ bánh làm từ bột dẻo và mềm mịn, vẻ ngoài bắt mắt và ép khuôn sang trọng. Bánh luôn được giữ lạnh, hương vị mang đến cảm giác ngọt dịu, dễ chịu. Ảnh: Internet. 

Mời độc giả theo dõi video "Top 9 Loại Bánh Ngọt Ngon Nhất Thế Giới". Nguồn: Yannews.

Dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo sớm tiểu đường tuýp 2 nguy hiểm

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh, gây ngứa ran và đau, đồng thời có thể khiến bạn mất cảm giác ở bàn chân. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể phải cắt cụt chi.

Mirror đưa tin, bệnh tiểu đường tuýp 2 là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao, có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận cơ thể.
Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, tuyến tụy hoặc sản xuất quá ít insulin hoặc không sản xuất ra insulin và điều này khiến lượng đường trong máu tăng lên trong khi phần còn lại các tế bào bị thiếu năng lượng cần thiết.