7 nguyên nhân gây vị chua trong miệng

Mất nước, hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng kém, một số loại thuốc có thể ảnh hưởng vị giác của bạn, gây vị chua trong miệng.

7 nguyen nhan gay vi chua trong mieng

Nhiều lý do có thể dẫn đến tình trạng miệng bị chua. Ảnh: Dentistryatwindermere.

Bạn có nhận thấy vị chua trong miệng gây khó chịu giữa các bữa ăn không? Hay cảm giác thèm ăn của bạn bị ảnh hưởng vì thức ăn không ngon như bình thường? Điều gì gây ra tình trạng này?

Dưới đây là những lý do phổ biến nhất là nguyên nhân gây ra vị chua trong miệng.

Mất nước

Tiến sĩ Amber Tully, bác sĩ y học gia đình tại Cleveland Clinic, cho biết trong một số trường hợp, vị chua trong miệng có thể đến từ nguyên nhân đơn giản như không uống đủ nước. Mất nước có thể khiến miệng bạn bị khô và làm thay đổi vị giác.

Cách khắc phục: Hãy cố gắng uống ít nhất 6-8 ly nước mỗi ngày để tăng cường hydrat hóa cho cơ thể. Hydrat hóa giúp loại bỏ mùi vị khó chịu trong miệng theo một số cách. Nó không chỉ giữ ẩm cho miệng mà còn khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Đi tiểu thường xuyên có thể giúp loại bỏ bất kỳ chất nào trong cơ thể góp phần gây ra các triệu chứng của bạn. Thêm một ít nước cốt chanh vào nước có thể giúp che đi mùi vị khó chịu trong miệng.

Hút thuốc

Đây là một trong những thủ phạm phổ biến khác. Thuốc lá không chỉ là nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong cao, mà còn làm giảm vị giác của bạn và có thể để lại vị chua hoặc khó chịu trong miệng.

Cách khắc phục: Thêm tác dụng phụ này vào danh sách các lý do để cố gắng bỏ hút thuốc. Bạn có thể nhai kẹo cao su khuyến khích miệng tiết ra nước bọt, giúp ngăn không cho miệng quá khô. Hương vị của kẹo cao su cũng có thể che đậy mùi vị khó chịu.

7 nguyen nhan gay vi chua trong mieng-Hinh-2

Những người hút thuốc cần bỏ thói quen xấu này vì có thể làm thay đổi vị giác của mình. Ảnh: Kauveryhospital.

Không đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách

Vệ sinh răng miệng kém thường có thể gây ra vị chua trong miệng.

Cách khắc phục: Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần. Và đừng bỏ qua việc làm sạch bằng nước súc miệng kháng khuẩn và kiểm tra răng miệng thường xuyên.

Nhiễm trùng hoặc bệnh tật

Khi bạn bị ốm (ví dụ cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang), vị giác có thể cảm nhận được những tác động ảnh hưởng. Khi bạn khỏe hơn, vị chua cũng sẽ biến mất.

Cách khắc phục: Giảm khả năng mắc bệnh hoặc nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên. Không để tay chạm vào mặt (đặc biệt là miệng, mũi và mắt). Và tất nhiên, tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh là điều quan trọng.

Thuốc

Đôi khi không phải do nhiễm trùng hay bệnh tật mà do loại thuốc bạn đang dùng để điều trị bệnh khiến miệng bạn có mùi khó chịu. Tiến sĩ Tully cho biết một số loại kháng sinh có thể gây ra vị chua. Các loại thuốc không kê đơn như thuốc kháng histamine cũng có thể gây ra vấn đề này. Đôi khi nó cũng là tác dụng phụ của xạ trị vùng đầu hoặc cổ hoặc hóa trị để điều trị ung thư.

Ít nhất 250 loại thuốc khác nhau có thể gây ra vị chua trong miệng. Hiệu ứng này có thể do:

  • Thuốc tác động đến các thụ thể vị giác trong não như thế nào.
  • Mùi vị của thuốc khi trộn với nước bọt.
  • Một phân tử thuốc trong mạch máu của lưỡi tương tác với các thụ thể nụ vị giác.
  • Cách khắc phục: Bác sĩ cần phải loại trừ các nguyên nhân có thể khác gây ra vị chua trong miệng của bạn trước khi cho rằng đó là tác dụng phụ của loại thuốc bạn đang dùng. Nếu nguyên nhân là thuốc, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thay đổi liều lượng của mình - ví dụ: Uống thuốc vào ban đêm thay vì ban ngày.

    Nếu bạn thấy có vị chua trong miệng do dùng thuốc ngắn hạn, chẳng hạn thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể chỉ muốn bạn cố gắng đợi hết cho đến khi điều trị xong. Không bao giờ ngừng dùng thuốc mà không hỏi bác sĩ.

    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

    Theo Very Well Health, nếu cơ mở và đóng lỗ mở giữa thực quản và dạ dày không đóng lại hoàn toàn sau khi bạn ăn, thức ăn và axit dạ dày có thể trào ngược lên thực quản. Đây là nguyên nhân phổ biến khác của vị chua hoặc khó chịu.

    GERD cũng có thể gây ra các triệu chứng khác bao gồm ợ nóng, đau ngực, hôi miệng, nóng rát trong cổ họng, khó nuốt, cảm giác như có cục u trong cổ họng, ho, khàn tiếng.

    Cách khắc phục: Bạn có thể giúp kiểm soát GERD bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, chẳng hạn giảm khẩu phần ăn, không ăn vài giờ trước khi đi ngủ và kê cao đầu khi nằm, bỏ thuốc.

    7 nguyen nhan gay vi chua trong mieng-Hinh-3

    GERD có thể gây ra vị chua trong miệng kèm theo tình trạng ợ nóng, đau ngực, hôi miệng... Ảnh: Livestrong.

    Thiếu kẽm

    Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến miệng bạn có vị chua sau khi ăn. Vị chua do nguyên nhân này rất khó diễn tả, nhưng mọi người thường nói đó là vị "lạ", "không ngon".

    Trong khi nguyên nhân chưa được làm rõ, kẽm làm tăng lượng protein gọi là gustin. Vì cơ thể sử dụng loại protein này để tạo ra các chồi vị giác, việc không có đủ protein này có thể dẫn đến vấn đề về vị giác.

    Cách khắc phục: Nếu được chẩn đoán đúng là bạn bị thiếu kẽm, bạn có thể hấp thụ nhiều kẽm bằng cách thêm một số loại thực phẩm vào chế độ ăn uống hàng ngày, như động vật có vỏ, thịt đỏ, các loại đậu, trứng, sản phẩm bơ sữa.  

    Có nên cho gia vị vào món ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi?

    Gia vị là thứ không thể thiếu trong chế biến các món ăn, nó vừa giúp tạo hương vị cho món ăn đồng thời còn giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho trẻ nhỏ.

    Trẻ dưới 1 tuổi không nên nêm nếm gia vị

    Nhiều mẹ lo lắng món ăn nấu không có gia vị sẽ khiến bé không cảm nhận ngon miệng và không ăn, vì vậy từ khi bé bắt đầu ăn dặm mẹ đã nêm nếm gia vị vào món ăn cho bé. Tuy nhiên đây là quan niệm và hành động hoàn toàn sai lầm.

    Thực phẩm vị chua 'càng ăn càng gầy', muốn giảm cân nên lưu lại

    Với chế độ luyện tập thể dục thường xuyên, bạn sẽ có xu hướng tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn để bù lại lượng calorie đã mất trong cơ thể.

    Vậy làm sao vừa ăn nhiều vừa không lo tăng cân? Dưới đây là một số thực phẩm có vị chua giúp thúc đẩy giảm cân lành mạnh mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

    Về Hà Nam ghé thăm ngôi chùa gắn với câu "vắng như chùa Bà Đanh"

    Trải qua hàng trăm năm, cùng với sự phát triển của du lịch, chùa Bà Đanh hiện cũng không còn quá vắng vẻ như câu nói "vắng như chùa Bà Đanh".

    Ve Ha Nam ghe tham ngoi chua gan voi cau
    Chùa Bà Đanh còn có tên gọi khác là Bảo Sơn Tự. Tọa lạc ở thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung. 
    Ve Ha Nam ghe tham ngoi chua gan voi cau
    Lối vào chùa. Chùa Bà Đanh Hà Nam với hơn 300 năm vang danh lịch sử, nổi tiếng với câu “vắng như chùa Bà Đanh”.
    Ve Ha Nam ghe tham ngoi chua gan voi cau

    Chùa quay mặt ra hướng nam mạn sông Đáy. Phía ngoài cùng, giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan của chùa. Công trình này được tôn cao vượt hẳn lên năm bậc và hai đầu xây bít đốc. Tam quan có ba gian, hai tầng, trên nóc đắp một đôi rồng chầu vào giữa.

    Ve Ha Nam ghe tham ngoi chua gan voi cau

    Hai bên cổng chính là hai cổng nhỏ có tám mái, cửa phía trên lượng cong hình bán nguyệt. Ngày thường, khách ra vào lễ chủ yếu đi bằng cửa bên này, chỉ khi nào nhà chùa có đại lễ thì cửa chính ở giữa mới được mở. 

    Ve Ha Nam ghe tham ngoi chua gan voi cau

    Chùa Bà Đanh là một hệ thống tổng thể bao gồm nhiều công trình với gần 40 gian nhà. Theo người dân địa phương cho biết thì ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ VII với diện tích rất nhỏ, đến thời vua Lê Thánh Tông thì chùa được cải biến rộng rãi như hiện tại.

    Ve Ha Nam ghe tham ngoi chua gan voi cau

    Các công trình chùa mang đậm kiểu dáng kiến trúc nghệ thuật Bắc bộ, dân gian đặc sắc, toát lên vẻ hoài cổ.

    Ve Ha Nam ghe tham ngoi chua gan voi cau

    Nhà Trung đường có 5 gian liền kề với Bái đường được bít 2 đầu và lợp ngói lam. Chùa thờ Tứ Pháp là tín ngưỡng Tứ Phủ bao gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.

    Ve Ha Nam ghe tham ngoi chua gan voi cau

    Từng lớp ngói, viên gạch và kiến trúc trang trí ở chùa đều toát lên vẻ cổ kính, trang nghiêm và đầy thanh tịnh của một nơi thờ tự linh thiêng với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

    Ve Ha Nam ghe tham ngoi chua gan voi cau

    Phía mặt sau cổng tam quan là đôi rồng đá và đôi hổ đá được bố trí dọc theo hai bên bậc lên xuống, theo thế đối xứng, chầu vào nhà Bái đường. Những thiết kế tại chùa được nghệ nhân xưa đều đắp nổi hình tứ linh: long, ly, quy, phượng theo thế đối xứng, cầu kỳ, uyển chuyển.

    Ve Ha Nam ghe tham ngoi chua gan voi cau

    Tương tự, đôi hổ đá ngồi chếch 45 độ phía sau, được chạm trổ đơn giản, hiền lành, không dữ tợn như tượng ngũ hổ các nơi thờ khác. Đây là những di vật thuộc loại quý hiếm đầy chất dân gian rất cần được bảo vệ.

    Ve Ha Nam ghe tham ngoi chua gan voi cau
    Không chỉ mang vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình, chùa Bà Đanh Hà Nam còn là “căn cứ địa” trong kháng chiến. Từ năm 1946 đến 1950, nơi đây là địa điểm tập luyện của du kích, nơi bộ đội đóng quân và là đầu mối giao thông quan trọng giúp cuộc kháng chiến giành thắng lợi.  
    Ve Ha Nam ghe tham ngoi chua gan voi cau
     Có nhiều cách lý giải về sự ra đời của câu nói “vắng như chùa Bà Đanh”, người xưa thường kể lại rằng, Bà Đanh là ngôi chùa rất linh thiêng, khách qua đường nếu dám cười cợt hay có bất kỳ hành động, câu nói bất kính đều sẽ bị trừng phạt nặng nề. Vì vậy, nhiều người lo sợ không giữ được lời ăn tiếng nói sẽ bị quở trách nên không dám đến gần chùa. Nhưng cũng có cách lý giải khác, là do chùa Bà Đanh nằm ở vị trí u tịch, xa dân cư và có thú dữ nên mọi người ngại hành hương qua đây.
    Ve Ha Nam ghe tham ngoi chua gan voi cau

    Trải qua hàng trăm năm, cùng với sự phát triển của du lịch, chùa Bà Đanh hiện cũng không còn quá vắng vẻ, hiu quạnh như trước. Ngày càng có thêm nhiều du khách thập phương tìm đến chùa Bà Đanh để  tham quan và tận hưởng sự thanh bình, tĩnh mịch hiếm khó ở một ngôi cổ tự linh thiêng. 

    Ve Ha Nam ghe tham ngoi chua gan voi cau
     Tên gọi Bà Đanh được cho là xuất phát từ truyền thuyết địa phương, chùa thờ nữ thần thiên nhiên giúp mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu nên người dân gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, sau gọi tắt là chùa Bà Đanh.
    Ve Ha Nam ghe tham ngoi chua gan voi cau

    Năm 1994 chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) cấp bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đầu tư gần 20 tỷ đồng để tôn tạo và nâng cấp chùa Bà Đanh.

    >>> Mời độc giả xem thêm video Hàng ngàn người tham dự Lễ hội tại chùa Tam Chúc (Nguồn: THĐT)