5 lý do khiến trẻ dễ ốm vặt trong hè và 3 cách chủ động giúp mẹ tăng đề kháng cho trẻ

Mùa hè nhiều trẻ gặp vấn đề về sức khỏe, nhất là tình trạng hay bị ốm vặt. Để phòng ốm vặt cho trẻ, các bậc phụ huynh cần phải biết nguyên nhân trẻ ốm, từ đó mới đưa ra được phương án phù hợp và hiệu quả.

Đâu là lý do khiến trẻ dễ ốm vặt mùa hè?

Từ khi kỳ nghỉ hè bắt đầu, tình trạng trẻ nhập viện vẫn không hề thuyên giảm, thậm chí sau những đợt nắng nóng, lượt trẻ phải đến viện khám có phần gia tăng. Đa số mắc các bệnh liên quan đến viêm đường hô hấp, tiêu hóa khiến trẻ ốm vặt kéo dài, với trường hợp này thì trẻ không cần nhập viện, chỉ cần theo dõi, điều trị, chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, vẫn còn số ít trẻ mắc bệnh nặng hơn liên quan đến truyền nhiễm, có biến chứng nguy hiểm phải nhập viện điều trị. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ hay ốm vặt, mắc bệnh trong mùa hè? Dưới đây là một số lý do chính được các bác sĩ Nhi khoa chỉ ra:

Sự thay đổi thời tiết của mùa hè      

Mùa hè với đặc điểm thời tiết khắc nhiệt, thay đổi bất thường, đây là một trong số những nguyên nhân gây ốm vặt cho trẻ. Cụ thể, với thời tiết chủ đạo là nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ lên xuống liên tục, cùng với sự phát triển chưa hoàn thiện của hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus tấn công bởi các tác nhân gây bệnh.

Mùa hè nắng ẩm thất thường là nguyên nhân gây nhiều bệnh và khiến trẻ ốm vặt thường xuyên. Ảnh minh họa. 

Không chỉ có vậy, với nhiệt độ thay đổi và chênh lệch giữa ngày và đêm khá lớn, hay việc sử dụng điều hòa không khoa học, hợp lý cũng là nguyên nhân gây nên những bệnh đường hô hấp ở trẻ. Theo đó, sự chênh lệch nhiệt độ quá cao khiến cơ thể của trẻ không kịp thích nghi, dẫn đến giãn nở không đều của phế quản, gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp.                    

Ngoài những vấn đề trên, với đặc tính thích vui chơi, khám phá trẻ cũng rất dễ mắc các vấn đề về da, say nắng, say nóng, sốt khi vận động nhiều ngoài trời nắng hoặc khi thời tiết có nhiệt độ cao. Đây là vấn đề rất nguy hiểm, không chỉ khiến trẻ dễ bị ốm, sốt mà còn có khả năng đe dọa đến tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời.

Môi trường, du lịch đến những nơi đông đúc, tiềm ẩn mầm bệnh 

Mùa hè cũng là thời điểm trẻ được nghỉ hè, vì thế các gia đình thường cho trẻ đi du lịch hoặc đến các khu vui chơi, điều này mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, nhất là về mặt tinh thần. Tuy nhiên, đây cũng là một trong số những nguyên nhân khiến nguy cơ mắc bệnh vặt ở trẻ gia tăng.

Khi đi du lịch, đặc biệt đến những nơi đông người, trẻ em có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh truyền nhiễm. Môi trường đông đúc, tiếp xúc gần gũi với nhiều người làm tăng khả năng lây lan vi khuẩn, virus, đặc biệt là các bệnh như cảm cúm, tay chân miệng, sởi và các bệnh về đường hô hấp.

Việc trẻ đi du lịch, thay đổi môi trường cũng là nguyên nhân gây bệnh. Ảnh minh họa. 

Không chỉ có vậy, việc di chuyển khi đi du lịch từ vùng này đến vùng khác, khi đó sẽ có sự thay đổi về thời tiết, khí hậu đây cũng là điều kiện khiến trẻ dễ ốm vặt. Đó là chưa kể, nhiều trẻ mải vui chơi, quên ăn uống hoặc không phù hợp khẩu vị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa của trẻ.

Sự thay đổi chế độ sinh hoạt, thói quen không tốt                  

Trong những ngày hè nắng nóng, cơ thể trẻ còn non nớt chưa kịp điều tiết cũng sẽ khiến trẻ dễ bị ốm. Không chỉ có vậy, những thói quen không tốt trong sinh hoạt cũng sẽ tác động làm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ và tăng nguy cơ mắc bệnh, trong đó việc cho trẻ ăn đồ lạnh ngày hè và nằm điều hòa sai cách là hai thói quen thường gặp nhất.

Theo đó, khi cho trẻ ăn uống nhiều đồ lạnh sẽ dễ khiến trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa và dễ viêm họng. Còn với việc dùng điều hòa, đa số mắc sai lầm khi để nhiệt độ thấp và phả thẳng hướng gió vào người khi ngủ. Việc sử dụng điều hòa nhiệt độ quá thấp so với môi trường sẽ dẫn tới chênh lệch nhiệt độ khi ở trong điều hòa ra ngoài hay ở ngoài trời nóng vào điều hòa và dễ bị sốc nhiệt. Nhiệt độ trong phòng được khuyến nghị nên thấp hơn khoảng 6-7°C so với nhiệt độ ngoài trời và cần có thời gian chuyển tiếp khi ra vào phòng điều hòa để cơ thể kịp điều chỉnh thân nhiệt.

Dùng điều hòa sai cách là thói quen sinh hoạt dễ khiến trẻ ốm. Ảnh minh họa. 

Ngoài ra, trong mùa hè, trẻ em thường có xu hướng thay đổi thói quen sinh hoạt, đặc biệt là giờ giấc và chế độ ăn uống, dẫn đến việc trẻ có thể biếng ăn, ăn ít hơn hoặc bỏ bữa điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và bị sụt cân.

Trẻ ăn thả ga dịp hè, mất cân bằng dinh dưỡng                     

Thời gian hè, trẻ được ăn uống thả ga, thiếu sự quản lý từ người lớn vì thế sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng, không hề tốt cho sức khỏe.

Khi trẻ ăn nhiều đồ chiên rán, đồ ngọt nhưng lại ít vận động, ngồi xem tivi, điện thoại nhiều càng làm mất cân bằng dinh dưỡng. Từ đó khiến cơ thể trẻ yếu ớt, không đủ sức đề kháng để chống lại những tác nhân gây bệnh và rất hay bị ốm vặt.

Do vậy, ăn cần hạn chế các món rán, chiên nhiều dầu mỡ; tăng cường rau xanh, trái cây. Nên cho trẻ vận động nhiều hơn qua các lớp học năng khiếu thể chất hoặc bơi, đạp xe đạp, nhảy dây… Hoặc cách đơn giản là khuyến khích, dạy trẻ làm các việc đơn giản như dọn dẹp nhà cửa vừa giúp ích trong gia đình, vừa giúp trẻ tập thói quen vận động, tránh để cơ thể ì ạch, nặng nề sau khi xa trường lớp.

Đồ uống có đường và thức ăn chiên rán là nguyên nhân khiến trẻ mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu vi chất. Ảnh minh họa. 

Hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, dễ chịu tác động         

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ phải khi 7 tuổi trở lên mới bắt đầu được coi là hoàn thiện và phát triển đầy đủ. Do vậy, ở dưới độ tuổi này, miễn dịch của trẻ còn non nớt, nếu không bảo vệ tốt sẽ rất dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, gây nên tình trạng ốm vặt liên miên.

Đặc biệt, trong mùa hè trẻ phải đối diện với hàng loạt tác nhân gây bệnh, các loại virus, vi khuẩn và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có mặt ở khắp mọi và những trẻ có hệ miễn dịch yếu sẽ bị tấn công đầu tiên. Để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh cho con, các mẹ cần phải kết hợp nhiều biện pháp, từ đó tạo được lá chắn hiệu quả giúp con ít bị ốm vặt.               

Chủ động phòng tránh, không đợi có dịch bệnh mới lo

Để con hạn chế bị ốm vặt, các chuyên gia Nhi khoa cho rằng, các phụ huynh phải chủ động phòng tránh, tuyệt đối không để khi con ốm hoặc có dịch bệnh mới lo bổ sung dinh dưỡng hay tìm cách phòng tránh kiểu “chữa cháy”.

Dưới đây là một số biện pháp chủ động phòng bệnh, để trẻ ít bị ốm vặt:                   

Lên thời gian biểu về việc ăn - ngủ - nghỉ cho trẻ

Thời gian ăn-ngủ và vui chơi với trẻ rất quan trọng, điều này sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, tạo miễn dịch từ bên trong cho trẻ. Theo đó, khi cho trẻ ăn đủ bữa, đúng giờ sẽ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động theo đúng thời gian, từ đó hạn chế được các vấn đề về đường tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa của trẻ được bảo vệ và hoạt động trơn tru trẻ sẽ có miễn dịch tốt và chống lại nhiều tác nhân gây bệnh, cũng như phát triển về mặt thể chất.

Cùng với xây dựng hệ tiêu hóa, cần lên kế hoạch vận động, vui chơi cho trẻ cả về thể chất và tinh thần. Với trẻ nhỏ, việc tắm nắng buổi sáng để nhận vitamin tự nhiên có vai trò quan trọng, do vậy cần phải cho trẻ ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ để đón “ánh nắng vàng” chỉ có vào sáng sớm.

Ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ giúp trẻ tăng miễn dịch phòng bệnh tật. Ảnh minh họa. 

Tùy theo từng độ tuổi trẻ sẽ có thời gian ngủ khác nhau. Theo đó:

- Trẻ sơ sinh: ngủ 16 – 18h/ ngày, trừ những lúc thức để ăn còn lại là trẻ ngủ.

- Trẻ 2 – 12 tháng cần ngủ 14 -16h/ ngày.

- Trẻ 13 – 36 tháng cần ngủ 12 – 14h/ ngày.

- Trẻ từ 3 – 5 tuổi cần ngủ 10 – 12h/ ngày.

- Từ 6 tuổi – 10 tuổi cần ngủ 10 – 11h/ ngày.

- Từ 10 tuổi trờ lên ngủ bằng người lớn 8h/ ngày.

Lưu ý với các bậc phụ huynh rằng, tốt nhất hãy cho trẻ đi ngủ trước 21h, vì sau đó khoảng 1 tiếng khi trẻ ngủ sâu giấc hóc môn tuyến yên tiết ra và đây là hóc môn rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. 

Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ chất, tăng cường đề kháng nội sinh

Với trẻ dưới 6 tháng, việc bú sữa mẹ là quan trọng nhất, đây cũng là cách tăng miễn dịch và đề kháng tốt nhất cho trẻ. Khi trẻ bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi, ngoài tiếp tục bú sữa mẹ thì cần cho trẻ ăn dặm với đa dạng các loại thực phẩm tươi, ngon, giàu dinh dưỡng và phù hợp với lứa tuổi. Các chuyên gia khuyến cáo, từ khi trẻ ăn dặm trở đi, số lượng bữa ăn có thể thay đổi theo tuổi, nhưng chế độ ăn phải đủ các nhóm chất thiết yếu đó là tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Cùng với thực phẩm, việc bổ sung sữa là điều vô cùng quan trọng, để từ đó kết hợp với sữa mẹ, thực phẩm tạo nên “kiềng 3 chân” vững chắc tăng đề kháng nội sinh vững vàng cho trẻ. Trong mùa hè, muốn tăng sức đề kháng và miễn dịch cho trẻ, các mẹ cần phải lựa chọn sữa phù hợp, nên chọn sữa bộ 3 dưỡng chất là lactoferrin, sữa non 24 và công thức FDI với sự kết hợp giữa HMO và FOS.

Trẻ uống sữa phù hợp sẽ giúp tăng đề kháng rất tốt, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Ảnh minh họa. 

Trong đó, lactoferrin được khoa học chứng minh có khả năng ức chế vi khuẩn, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh qua cơ chế gắn sắt (giành thức ăn để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, virus). Tác động hiệp lực cùng lactoferrin, giúp trẻ tăng đề kháng hiệu quả là sữa non 24 giờ với hàm lượng kháng thể IgG cao. Theo đó, khi lactoferrin phối hợp cùng IgG sẽ tạo tác động hiệp lực, giúp tăng cường hiệu quả hệ miễn dịch và nâng cao đề kháng cho trẻ.

Cộng hưởng với đó, công thức FDI với sự kết hợp giữa HMO và FOS là giải pháp dinh dưỡng tiên tiến giúp hỗ trợ song song hai trụ cột quan trọng trong sức khỏe của trẻ đó là, tăng cường đề kháng và củng cố hệ tiêu hóa. Trong đó, HMO là prebiotic có trong sữa mẹ, “dưỡng chất vàng” cho hệ miễn dịch đường ruột, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa và hô hấp. Còn FOS là chất xơ hòa tan hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột như bifidobacteria và lactobacillus; giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu hóa, giảm táo bón, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Chủ động tiêm vắc xin, thăm khám sức khoẻ kịp thời                      

Ngoài các yếu tố trên, vắc xin là một phần không thể thiếu giúp bảo vệ trẻ chống lại tác nhân gây bệnh. Tiêm vắc xin cho trẻ cần phải được thực hiện đầy đủ, đúng lịch, đủ mũi-đủ liều và đúng độ tuổi.

Theo Bộ Y tế, về bản chất, tiêm chủng chính là sử dụng vắc xin nhằm kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu để chống lại một bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, hơn 20 bệnh nhiễm khuẩn có thể dự phòng được bằng tiêm vắc xin, trong đó có những căn bệnh rất quen mặt như cúm mùa, sởi, thủy đậu viêm não Nhật Bản…

Điều đặc biệt lưu ý đó là, cần phải tiêm nhắc lại một số loại vắc xin, việc nhiều người quên tiêm nhắc lại cũng chính là nguyên nhân gây bệnh, cũng như các biến chứng kèm theo.

Nutifood GrowPLUS+ Colostrum Lactoferrin với công thức được phát triển bởi Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI hỗ trợ Đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt.

Công thức PHỨC HỢP ĐỀ KHÁNG là sự kết hợp sữa non 24h chứa kháng thể IgG, tăng cường với Lactoferrin và 2'-FL HMO - FOS giúp giảm vấn đề về hô hấp và tiêu hóa, hỗ trợ tăng đề kháng cho bé phát triển khỏe mạnh.
Link mua sản phẩm cho mẹ và bé: Tại đây

5 lý do khiến trẻ dễ ốm vặt trong hè và 3 cách chủ động giúp mẹ tăng đề kháng cho trẻ ảnh 7


Bạn có thể quan tâm