Ý tưởng táo bạo để con người sống được trên cung Trăng

Trong cổ tích, Mặt trăng là một nơi tuyệt đẹp, và tùy theo từng nền văn hóa mà vẻ đẹp ở đó sẽ khác nhau. Như trong cổ tích Á Đông, Mặt trăng có cung điện, có Hằng Nga và Thỏ ngọc, hoặc có cây đa với chú Cuội ngồi bên...

Nhưng thực tế thì Mặt trăng chẳng đẹp đẽ gì đâu. Vệ tinh 4,5 tỉ năm tuổi của Trái đất chỉ là một khối đá khổng lồ, không có khí quyển, nhiệt độ thì hoặc cực lạnh hoặc cực nóng, và dĩ nhiên chẳng ai có thể sống nổi.
Y tuong tao bao de con nguoi song duoc tren cung Trang
Ý tưởng của ESA là đưa con người sống "trong lòng đất" của Mặt trăng. 
Tham vọng đưa loài người lên Mặt trăng sinh sống không vì thế mà nguôi ngoai, chỉ là chưa thể thành công. Tuy nhiên mới đây, ESA - Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã đưa ra một ý tưởng cực kỳ táo bạo, nghe vô lý mà hóa ra cực kỳ hợp lý để đưa con người lên sống ở vệ tinh này. Ý tưởng đó là: đưa con người sống "trong lòng đất" của Mặt trăng.
Trên thực tế, Mặt trăng đã được khám phá rất nhiều nhưng chủ yếu chỉ ở bề mặt. Nhân loại đã đi bộ trên đó, thậm chí là... chơi golf ở đó, nhưng phía dưới bề mặt thì còn rất nhiều bí ẩn. Vậy nên, ESA muốn khai phá bí ẩn này, thông qua một cái hố được cho là được hình thành do dung nham sụp đổ từ hơn 1 tỉ năm trước.
Cấu tạo địa chất của khu vực này gần như giống hệt với đá tại Hawaii. Sự khác biệt có thể là do nơi đây phải tiếp xúc với các mảnh thiên thạch từ vũ trụ rơi xuống.
Y tuong tao bao de con nguoi song duoc tren cung Trang-Hinh-2
Trên thực tế, Mặt trăng đã được khám phá rất nhiều nhưng chủ yếu chỉ ở bề mặt. 
"Việc khai phá và đánh dấu những ống dung nham này sẽ không chỉ cung cấp thông tin mới về cấu tạo địa chất của Mặt trăng, mà còn đưa ra những lựa chọn thú vị hơn, như tạo ra hầm trú ẩn dài hạn cho loài người chẳng hạn" - Francesco Sauro, giám đốc huấn luyện ESA cho biết.
"Hầm trú ẩn sẽ giúp các phi hành gia tránh khỏi tác động từ bức xạ vũ trụ và thiên thạch, đồng thời có thể cho phép tiếp cận nguồn nước đóng băng được cho là đang ẩn giấu dưới bề mặt của vệ tinh".
Hiện tại, ESA đang kêu gọi các ý tưởng từ cộng đồng để khai phá khu vực này. Họ muốn có phương án thiết thực để định vị chúng một cách dễ dàng hơn, và đồng thời cho phép thông tin liên lạc từ dưới hang lên mặt đất và truyền xuống Trái đất không bị cản trở.
"Các ý tưởng có thể dựa trên hệ thống robot tự hành, hoặc một vệ tinh, hoặc kết hợp cả hai" - Loredana Bessone, người đứng ra thu nhận ý tưởng cho biết.
"Ngoài ra, chúng tôi đang hướng đến một hệ thống cho phép hạ cánh trên Mặt trăng, thu thập và xác định các hang động và đóng góp được cho cuộc khai phá của các nhà khoa học".

Đủ thứ "quái đản" con người vứt lại trên Mặt Trăng

Các phi hành gia bỏ lại đủ thứ từ túi nôn cho tới máy ảnh trong 6 nhiệm vụ chinh phục Mặt Trăng từ năm 1969 tới 1972.
 

Phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin trải qua 21 giờ và 36 phút chớp nhoáng trên Mặt Trăng với chuyến đi lịch sử Apollo 11, nhưng 5 lần hạ cánh sau đó đều kéo dài đến ba ngày mỗi lần.

NASA hé lộ thú vị về điểm thăm dò tiềm năng tiếp theo

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học tại một hội nghị ở Houston đã trình bày sơ lược về một nhiệm vụ thăm dò tiếp theo để nghiên cứu một mặt trăng bí ẩn có thể chứa đại dương, khiến nhiều người cảm thấy phấn khích.

Theo đó, các nhà khoa học đại diện cho Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA đã đề xuất một tàu vũ trụ và sứ mệnh thăm dò mới để khám phá Triton, mặt trăng lớn nhất của Sao Hải Vương.

NASA he lo thu vi ve diem tham do tiem nang tiep theo
 Nguồn ảnh: Phys.

Kinh ngạc hình ảnh siêu nét về sao Mộc

(Kiến Thức) - Kính viễn vọng không gian Hubble thu được một hình ảnh chi tiết của sao Mộc vào ngày 27/ 6/2019, khi Mộc tinh đạt khoảng cách 400 triệu dặm (644 triệu km) từ Trái đất, mô phỏng Great Red Spot và những đám mây xoáy.

Màu sắc và những thay đổi của các đối tượng cung cấp manh mối quan trọng cho các quá trình đang diễn ra trong bầu khí quyển của sao Mộc. Các dải được tạo ra bởi sự khác biệt về độ dày và chiều cao của các đám mây băng amoniac. Các dải màu sặc sỡ, di chuyển theo hai hướng ngược nhau ở các vĩ độ khác nhau, là kết quả của các áp suất khí quyển khác nhau.

Bên cạnh đó, Great Red Spot là một cơn bão giống như lốc xoáy ở phía nam xích đạo của sao Mộc.