Xôn xao UFO khổng lồ du hành trong tinh vân Orion

(Kiến Thức) - Một vật thể dài khổng lồ nghi UFO xuất hiện trong tinh vân Orion gây ngạc nhiên giới khoa học. Hiện các chuyên gia vẫn chưa thể xác định vật thể khổng lồ hình điếu xì gà này là gì.

Vào ngày 11/2/2019, kênh vệ tinh thăm dò không gian 'Moonshot23' bất ngờ thăm dò khu vực hệ thống tinh vân Orion trong dự án khảo sát Stellarium và phát hiện một vật thể lạ.
Khi phóng to bức ảnh, có thể thấy vật thể lạ khổng lồ hình trụ dài, tựa điếu xì gà di chuyển tàng hình lúc ẩn lúc hiện trong vùng sao tối của tinh vân.
Xon xao UFO khong lo du hanh trong tinh van Orion
Nguồn ảnh: MUFON. 
Theo dõi kỹ, có thể thấy vật thể di chuyển từ phía Bắc hệ thống tinh vân xuống phía Đông Nam.
Hiện các chuyên gia vẫn chưa thể xác định vật thể khổng lồ hình điếu xì gà này là gì. Nhưng nhiều người cho rằng, nó có thể là một UFO.
Được biết, tinh vân Orion (Messier 42, M42 hay NGC 1976) là tinh vân phát xạ có vị trí biểu kiến nằm trong chòm sao Lạp Hộ, được nhà thiên văn học người Pháp Nicolas-Claude Fabri de Peiresc phát hiện năm 1610.
Đây là một trong những tinh vân sáng nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhờ cấp sao biểu kiến 4m, nằm ở khoảng cách 1.600 năm ánh sáng với bề rộng 33 năm ánh sáng.

Mời quý vị xem video: Top 9 hành tinh đáng sợ nhất trong vũ trụ

Bí ẩn phân tử hữu cơ phức tạp quanh sao trẻ V883 Ori

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học sử dụng Đài Quan sát ALMA, Chi Lê phát hiện các phân tử hữu cơ phức tạp xung quanh ngôi sao trẻ V883 Ori, một ngôi sao trẻ nằm cách Trái đất 1300 năm ánh sáng.
 

Nhóm nghiên cứu do Jeong-Eun Lee (Đại học Kyung Hee, Hàn Quốc) dẫn đầu qua Đài ALMA đã phát hiện các phân tử hữu cơ phức tạp bao quanh ngôi sao trẻ V883 Ori gồm metanol (CH 3 OH), acetone (CH 3 COCH 3 ), acetaldehyd ( CH 3 CHO), methyl formate (CH 3 OCHO) và acetonitril (CH 3 CN).

Đây là lần đầu tiên mà dạng hợp chất hữu cơ kiểu Acetone phức tạp được phát hiện rõ ràng trong một ngôi sao trẻ như thế này.

Phát hiện bất ngờ từ khí quyển "siêu sao Mộc" cực nóng

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học phát hiện titan trong bầu khí quyển của một "siêu sao Mộc" cực nóng có tên khoa học là  KELT-9b, một hành tinh ngoại lai nóng nhất được biết cho đến nay.

Sở dĩ hành tinh này được gọi "siêu sao Mộc", bởi nằm cách 620 năm ánh sáng trong chòm sao Cygnus, KELT-9b có đường kính gấp đôi sao Mộc trong Hệ Mặt trời và có khối lượng gấp ba lần.

KELT-9b là một hành tinh khí nóng, quay xung quanh ngôi sao mẹ của chúng, với nhiệt độ lớn hơn 7.800 độ F (4.300 độ C), khiến nó trở nên quá nóng để có thể ở được.

Sửng sốt phát hiện mới trong khu vực hình thành sao

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà thiên văn học quốc tế tiến hành quan sát nhiều bước sóng hồng ngoại trong khu vực hình thành sao G345.5 + 1.5, phát hiện hàng chục ngôi sao khổng lồ cũng như các sao và các cụm sao lạ trong khu vực.

Các khu vực hình thành sao rất cần thiết cho các nhà thiên văn học để hiểu rõ hơn về quá trình hình thành sao và quá trình tiến hóa của sao trong vũ trụ.

Nằm cách Trái đất khoảng 5.900 năm ánh sáng và cách thiên hà Milky Way khoảng 850 năm ánh sáng, G345.5 + 1.5 là khu vực hình thành sao gồm hai cấu trúc giống như vòng bụi (được gọi là G345,45 + 1,5 và G345. 10 + 1.35) và được phân loại là dạng vùng sao H II.