Phát hiện bất ngờ từ khí quyển "siêu sao Mộc" cực nóng

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học phát hiện titan trong bầu khí quyển của một "siêu sao Mộc" cực nóng có tên khoa học là  KELT-9b, một hành tinh ngoại lai nóng nhất được biết cho đến nay.

Sở dĩ hành tinh này được gọi "siêu sao Mộc", bởi nằm cách 620 năm ánh sáng trong chòm sao Cygnus, KELT-9b có đường kính gấp đôi sao Mộc trong Hệ Mặt trời và có khối lượng gấp ba lần.

KELT-9b là một hành tinh khí nóng, quay xung quanh ngôi sao mẹ của chúng, với nhiệt độ lớn hơn 7.800 độ F (4.300 độ C), khiến nó trở nên quá nóng để có thể ở được.

Phat hien bat ngo tu khi quyen
Nguồn ảnh: phys. 

Không chỉ có nhiệt độ cực cao mà các chuyên gia còn phát hiện ra titan trong bầu khí quyển của hành tinh KELT-9b. Ở nhiệt độ cao như vậy, các đám mây không ngưng tụ, có nghĩa là các nguyên tử riêng lẻ của các kim loại khác nhau tự do di chuyển trong khí quyển.

Bằng cách nghiên cứu quang phổ ánh sáng của các vật thể trong không gian, các nhà khoa học có thể phát hiện các yếu tố cụ thể, vì mỗi nguyên tố có "dấu vân tay" riêng, có thể phát hiện được ở độ phân giải cao.

Kevin Heng thuộc Đại học Bern ở Thụy Sĩ lưu ý rằng, titan phân tử và hai nguyên tử oxy từng được tìm thấy trong bầu khí quyển của một ngoại hành tinh khác tên là Kepler-13A, từng được phát hiện  qua  Kính viễn vọng Không gian Hubble ( HST ).

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Khám phá sửng sốt về việc siêu tân tinh phát nổ

(Kiến Thức) - Khi thăm dò tàn dư siêu tân tinh G54.1 + 0.3, các chuyên gia nhận định, vụ nổ siêu tân tinh này từng tạo ra nhiều silica, một vật liệu dùng để làm kính, lý giải được sự hiện diện của silica trên Trái đất.

Theo đó, các nhà khoa học tại Đài Quan sát ALMA, Chi Lê đã dùng công cụ thăm dò hồng ngoại IRS trong tàn dư siêu tân tinh G54.1 + 0.3, phát hiện nhiều sự thật thú vị.

Cụ thể, trong tàn dư siêu tân tinh này chứa rất nhiều silica (silicon dioxide, SiO 2), mà nguyên tố silica này chứa nhiều trong cát và sỏi công nghiệp để làm bê tông vỉa hè, đường xá và các tòa nhà.

Mê mẩn đám mây xoáy trên sao Mộc gây mê hoặc thị giác

(Kiến Thức) - Tàu vũ trụ Juno của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp được bức tranh đầy màu sắc của những đám mây xoáy trên bề mặt của sao Mộc, giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu khí quyển sao Mộc trong tương lai. 

Công cụ JunoCam trên tàu Juno chụp ảnh những đám mây xoáy trên cực nam của sao Mộc vào khoảng thời gian không lâu sau khi tàu vũ trụ này tiếp cận điểm gần nhất của hành tinh khí khổng lồ vào ngày 1/5.

Cảnh sao khổng lồ sinh ra sao nhỏ tiết lộ điều bất ngờ

(Kiến Thức) - Cái nhìn cận cảnh về sự ra đời của một đôi sao, cụ thể là cách thức ngôi sao khổng lồ sinh ra đôi sao nhỏ đã tiết lộ nhiều thông tin bất ngờ về sự tiến hóa sao vũ trụ.

Tại Đài Quan sát ALMA, Chi Lê, các chuyên gia đã phát hiện một ngôi sao khổng lồ còn trẻ có tên MM 1a trong khu vực hình thành sao đang hoạt động của thiên hà Milky Way cách đó hơn 10.000 năm ánh sáng.

Khi phân tích dữ liệu, họ nhận ra rằng sao MM 1a đi kèm với một đối tượng mờ hơn thứ hai, mà họ đặt tên là MM 1b. Điều này cho thấy chúng là anh  em sinh ra từ một ngôi sao mẹ có tên là MM 1.