Xôn xao bằng chứng mới về sự tồn tại hành tinh thứ 9

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế vừa tìm thấy thứ được coi như là bằng chứng mới về sự tồn tại của hành tinh thứ 9 bí ẩn, lâu nay luôn kích thích trí tò mò của các nhà khoa học.

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu cho rằng hành vi của đối tượng thiên văn Trans-Neptunian có thể là do trọng lực của hành tinh thứ 9 gây nên.
Một vật thể được gọi là 2015 BP519 (viết tắt là Caju), lần đầu tiên được ghi nhận khoảng ba năm trước, nhưng gần đây hình dạng quỹ đạo của nó được phát hiện là rất khác thường - nó nằm gần vuông góc với mặt phẳng của các hành tinh đã biết.
Xon xao bang chung moi ve su ton tai hanh tinh thu 9
 Nguồn ảnh: Space.
2015 BP519, hiện nằm trong khoảng cách nhật tâm 55 AU và độ lớn tuyệt đối Hr = 4.3.
Quỹ đạo hiện tại được xác định từ một vòng cung quan sát 1110 ngày, có trục bán chính ≈ 450 AU, độ lệch tâm ≈ 0,92 và độ nghiêng i≈ 54 độ. Với các thông số quỹ đạo này, 2015 BP519 được đánh giá là có hành vi cực đoan nhất được phát hiện cho đến nay.

Mời quý vị xem video: 10 hành tinh bí ẩn và kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Các nhà nghiên cứu cho hay, sau khi Caju được phát hiện lần đầu tiên, các nhà khoa học nỗ lực tính toán quỹ đạo của nó, nhưng tất cả đều thất bại. Giờ đây, họ tin rằng, chính đối tượng này đã và đang bị hành tinh thứ 9 bí ẩn nào đó chi phối hoạt động.

Phát hiện vật thể bất thường gần sao Hải Vương

Gần đây các nhà thiên văn vừa khám phá được một vật thể lạ có quỹ đạo quanh Mặt trời, nhưng lại quay ngược hướng những hành tinh còn lại.

Hiện giờ họ vẫn chưa hiểu được cơ chế nào khiến vật thể lạ được đặt tên Niku vận hành "ngược đời" như vậy. Cơ chế động học và cấu trúc bao gồm bụi và khí gas khiến các hành tinh đều quay cùng chiều duy nhất với mặt trời, nhưng Niku lại cao hơn vành đai này một chút nên chắc chắc có ngoại lực tác động.

Thú vị kế hoạch khảo sát ngoại hành tinh mới của NASA

(Kiến Thức) - NASA đưa ra một sứ mệnh mới, hy vọng khám phá ra hàng ngàn ngoại hành tinh bên ngoài hệ mặt trời. Vệ tinh TESS đã được phóng bởi một tên lửa SpaceX Falcon 9 nhắm đến một quỹ đạo bất thường sẽ kéo dài tới tận mặt trăng.

Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh (TESS) đã được phóng từ Mũi Canaveral. Nó sử dụng bốn camera để săn lùng các hành tinh xung quanh một số ngôi sao gần nhất và sáng nhất trên bầu trời.
Tiếp tục sứ mệnh khám phá ra nhiều ngoại hành tinh mới nối gót tàu Kepler đã tìm thấy hơn 2600 hành tinh ngoại lai cho tới hiện tại dành cho giới khoa học, vệ tinh TESS đã được phóng bởi một tên lửa SpaceX Falcon 9 nhắm đến một quỹ đạo bất thường sẽ kéo dài tới tận mặt trăng.

Tìm thấy các hành tinh giống Trái đất có khả năng trữ nước

(Kiến Thức) - Đây được xem là một khám phá đáng kinh ngạc, vào khoảng hơn một năm trước, 7 hành tinh giống Trái đất xung quanh TRAPPIST-1, một sao lùn cực kỳ mát mẻ cách Trái đất chưa đến 40 năm ánh sáng được phát hiện.
 
 

Tiếp tục từ khám phá trên, dự án của SPECULOOS do EU tài trợ tập trung vào các hành tinh lân cận nhỏ nhất và mờ nhất trong hệ thống và nhận thấy các hành tinh giống Trái đất xung quanh TRAPPIST-1 cũng có những ưu điểm khác.
Thời gian quay quanh quỹ đạo ngắn của chúng dao động trong khoảng từ 1,5 đến 18,7 ngày, tạo nhiều cơ hội quan sát từ Trái đất khi chúng đi qua trước ngôi sao chủ.