Xem tên lửa chống tăng Kornet-EM Nga diệt mục tiêu

(Kiến Thức) -Kornet-EM là hệ thống tên lửa chống tăng tự hành cực mạnh đặt trên khung gầm xe bọc thép hạng nhẹ cơ động cao Tigr.

Clip hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-EM đặt khung gầm xe bọc thép hạng nhẹ Tigr chiến đấu:

Kornet-EM là một hệ thống tên lửa chống tăng phức tạp được thiết kế dựa trên tên lửa chống tăng có điều khiển 9M119M Refleks, đây là biến thể nâng cấp của tên lửa Kornet-E. Tên lửa được dùng để tiêu diệt các mục tiêu bọc thép bao gồm cả những phương tiện chiến đấu bọc giáp hạng nặng và hệ thống bảo vệ tiên tiến.
Bên cạnh đó biến thể nâng cấp Kornet-EM còn có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không ở tầm thấp. Tên lửa được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực phức tạp cho phép giải quyết triệt để các vấn đề chiến thuật trong khu vực phụ trách với phạm vi 10km.
Biến thể Kornet-EM trang bị trên xe trinh sát bọc thép Tigr được giới thiệu trong một cuộc triển lãm.
Biến thể Kornet-EM trang bị trên xe trinh sát bọc thép Tigr được giới thiệu trong một cuộc triển lãm.

Sự khác biệt lớn của Kornet-EM so với tên lửa chống tăng 9K111 Fagot, 9K115 Metis, 9M113 Konkurs là tên lửa được dẫn hướng bám chùm laser bán tự động, tên lửa bay đến mục tiêu theo quỹ đạo xoắn ốc. Giá phóng tên lửa được đặt trên khung gầm xe bọc thép BMP-2, BMP-3 và xe trinh sát bọc thép Tigr.

Mỗi giá phóng mang theo 4 tên lửa cùng một hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu quang-hồng ngoại cùng thiết bị chỉ thị mục tiêu laser để dẫn đường cho tên lửa đến mục tiêu. Mỗi xe trinh sát bọc thép Tiger được trang bị 2 giá phóng có thể gập lại được với cơ số 8 đạn tên lửa.

Kornet-EM có chiều dài 1.210mm, đường kính 152mm, trọng lượng phóng từ 27-33kg tùy loại đầu đạn được trang bị, tên lửa có khả năng xuyên giáp từ 1.100-1.300mm giáp đồng nhất sau khi phá giáp phản ứng nổ. Tên lửa có tầm bắn từ 8-10km.

Kho tên lửa chống tăng Trung Quốc có gì?

Tổ hợp tên lửa chống tăng điều khiển HJ-73 do Trung Quốc tự phát triển dựa trên tên lửa 9M14M của Liên Xô. HJ-73 đi vào phục vụ từ năm 1979 và cho tới ngày nay nó vẫn còn tiếp tục duy trì sử dụng.
Tổ hợp tên lửa chống tăng điều khiển HJ-73 do Trung Quốc tự phát triển dựa trên tên lửa 9M14M của Liên Xô. HJ-73 đi vào phục vụ từ năm 1979 và cho tới ngày nay nó vẫn còn tiếp tục duy trì sử dụng.

Tên lửa chống tăng TQ có “gốc” từ Việt Nam

Hiện nay, trong biên chế vũ khí chống tăng có điều khiển của Quân đội Trung Quốc, HJ-8 được xem là tên lửa chống tăng vác vai tốt nhất nước này.

Lực lượng vũ trang Ukraine ráo riết tập trận “phòng” Nga

(Kiến Thức) - Các đơn vị thuộc quân đội, biên phòng, phản ứng nhanh Ukraine những ngày qua đang tăng cường tập trận do lo ngại một cuộc tấn công vào miền Đông từ nước Nga.

Lo ngại cuộc tấn công từ phía Nga vào miền Đông – nơi có nhiều công dân gốc Nga, nói tiếng Nga, chính quyền Ukraine bên cạnh các giải pháp ngoại giao, các lực lượng vũ trang Ukraine (quân đội, biên phòng) ráo riết thực hiện nhiều cuộc tập trận có bắn đạn thật.
Lo ngại cuộc tấn công từ phía Nga vào miền Đông – nơi có nhiều công dân gốc Nga, nói tiếng Nga, chính quyền Ukraine bên cạnh các giải pháp ngoại giao, các lực lượng vũ trang Ukraine (quân đội, biên phòng) ráo riết thực hiện nhiều cuộc tập trận có bắn đạn thật.

Khrizantema: tên lửa “sát thủ” diệt mọi loại xe tăng

Khrizantema (NATO định danh là AT-15 Springer) là hệ thống tên lửa chống tăng tầm xa mới nhất của Nga. Nó được thiết kế để tiêu diệt những loại xe tăng chủ lực tốt nhất hiện nay và cả trong tương lai.

Kinh hoàng khoảnh khắc T-72 bị TOW-2B xé tan

(Kiến Thức) - Chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 bật tung tháp pháo, thân xe như bị xé thành từng mảnh sau khi trúng đạn tên lửa TOW-2B.

Đoạn clip xuất hiện trên trang mạng Youtube cho thấy một chiếc xe tăng T-72 (Liên Xô sản xuất) được đem ra làm mục tiêu thử nghiệm tên lửa chống tăng có điều khiển TOW-2B (hay gọi là BGM-71F) do Mỹ chế tạo được thiết kế với quỹ đạo bay hướng vào nóc xe tăng - nơi được phủ giáp mỏng nhất.
Khoảnh khắc đạn TOW-2B đánh trúng tháp pháo T-72.
 Khoảnh khắc đạn TOW-2B đánh trúng tháp pháo T-72.