Công bố 6 bài toán lớn về khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực Quốc phòng

Bộ Quốc phòng vừa công bố danh mục bài toán lớn về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025.

Bộ Quốc phòng khẳng định việc công bố danh mục các bài toán lớn về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025, thể hiện quyết tâm và bước đi cụ thể trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ-TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ-TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Danh mục gồm 6 bài toán tập trung vào những lĩnh vực có tính chiến lược, phục vụ trực tiếp mục tiêu hiện đại hóa quốc phòng và bảo vệ chủ quyền trong bối cảnh mới.

ten-lua-bo-1-08455358.jpg
Tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn 'Made in Vietnam' được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Ảnh: Trà Khánh

Một là, bài toán về nền tảng tính toán hiệu năng cao phục vụ hoạt động bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Kết quả cần đạt được của bài toán là nền tảng này được xây dựng và tối ưu hóa đặc biệt cho các hoạt động nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Cụ thể: Dự báo nguy cơ mất an toàn thông tin; đề xuất phương án ứng phó sự cố; phân tích mã độc, điều tra số; kiểm thử, đánh giá khả năng phòng vệ; đánh giá hiệu năng của hệ thống.

Hai là, bài toán về quản lý cơ sở hạ tầng, tiềm lực công nghệ thông tin phục vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Kết quả cần đạt được của bài toán: Thiết lập quản lý hồ sơ mạng; quản trị các hệ thống chuyên dùng; giám sát hạ tầng mạng, cảnh báo nguy cơ; huy động, tận dụng, tập trung nguồn lực giải quyết các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.

Ba là, bài toán về chia sẻ, khai thác dữ liệu an ninh mạng liên ngành và tự động nhận diện, ngăn chặn các mối đe dọa trên không gian mạng.

Kết quả cần đạt được của bài toán: Thu thập dữ liệu, cập nhật, đồng bộ dữ liệu từ nhiều nguồn; kiểm soát trao đổi, chia sẻ cơ sở dữ liệu; trao đổi dữ liệu một chiều an toàn; cảnh báo, nhận diện, ngăn chặn các mối đe dọa.

Bốn là, bài toán về xây dựng, phát triển hạ tầng, giải pháp kết nối an toàn liên mạng phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Kết quả cần đạt được của bài toán: Kiểm soát hoạt động kết nối Internet và lưu lượng mạng; cho phép truyền dữ liệu hai chiều an toàn; phòng, chống nguy cơ thất thoát dữ liệu.

Năm là, bài toán về ứng dụng công nghệ cho các hệ thống mô phỏng phục vụ huấn luyện.

Kết quả cần đạt được của bài toán là xây dựng các hệ thống mô phỏng 3D sát với thực tế.

Cụ thể: Mô phỏng hoạt động theo tính năng kỹ thuật; mô phỏng phục vụ huấn luyện khai thác, vận hành; mô phỏng phục vụ hoạt động huấn luyện; mô phỏng, phục vụ nghiên cứu cải tiến, nâng cấp.

Sáu là, bài toán về làm chủ công nghệ chế tạo phần cứng, hệ điều hành, các phần mềm cho các loại máy tính, máy tính bảng, điện thoại phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

Kết quả cần đạt được của bài toán: Làm chủ được các công nghệ phát triển điện thoại và hệ điều hành; phát triển chip bán dẫn; xây dựng dây chuyền sản xuất.

Bộ Quốc phòng công bố khu vực cấm bay, hạn chế bay UAV trên cả nước

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng, dữ liệu bản đồ khu vực cấm bay được chia ra làm 2 vùng màu sắc riêng biệt thể hiện vùng cấm bay và hạn chế bay của tất cả các tỉnh, thành trên cả nước.

Ngày 15/6, Bộ Quốc phòng chính thức công bố khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với máy bay không người lái (UAV) và các phương tiện bay khác (drone) trong vùng trời Việt Nam trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng.

Thực hiện Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg ngày 10/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thiết lập khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ, ngày 30/5/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg (Ban Chỉ đạo) đã ban hành Kế hoạch Công bố khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay khác trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng.

Việt Nam tham dự Diễn đàn và Triển lãm Quốc phòng Indonesia 2025

Việc Bộ Quốc phòng Việt Nam cử đoàn tham dự Indo Defence là một trong những hoạt động hợp tác quốc tế nhằm thiết thực triển khai chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng, phát triển nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam

Nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Indonesia, đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thiếu tướng Nguyễn Bá Lực, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn tham dự Triển lãm và Diễn đàn Quốc phòng Indonesia (Indo Defence) từ ngày 10 đến 13-6.

Đoàn đã tham dự lễ khai mạc, tham quan các gian hàng và khu trưng bày sản phẩm của một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới và có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các đối tác.

Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam và mong muốn thúc đẩy hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa hai bên.

Ngày 28/5, Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và đoàn công tác Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thăm và làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 28/5 đến 30/5.

Trong ngày làm việc đầu tiên, Thượng tướng Phạm Hoài Nam đã hội kiến Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Alpaslan Kavaklioglu.