WHO cảnh báo nguy cơ mới của đại dịch COVID-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia phải cảnh giác khi số ca mắc mới trên toàn cầu có xu hướng gia tăng.

Theo Reuters, sau một tháng giảm, các ca mắc COVID-19 trên thế giới bắt đầu tăng lên vào tuần trước. Đặc biệt, hai tâm chấn lớn nhất của dịch là châu Âu và châu Á. Tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc) và nhiều nơi ở châu Á đang trải qua đợt phong tỏa lớn, kéo dài.

WHO nhận định nhiều yếu tố kết hợp là nguyên nhân gây ra tình trạng này như Omicron có khả năng lây truyền cao cùng chủng phụ BA.2 đang dần chiếm ưu thế ở nhiều nơi; các biện pháp giãn cách xã hội, sức khỏe cộng đồng được nới lỏng.

Người đứng đầu WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết: “Số ca mắc mới trên toàn cầu đang tăng nhanh mặc dù việc xét nghiệm ở một số quốc gia không còn nhiều như trước. Điều này có nghĩa những trường hợp chúng ta đang thấy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”.

Các quan chức của WHO cho biết tỷ lệ tiêm chủng thấp ở một số quốc gia, một phần do "lượng lớn thông tin sai lệch", cũng giải thích cho sự gia tăng này.

Số ca nhiễm mới tăng 8% trên toàn cầu so với tuần trước, với 11 triệu ca mắc và hơn 43.000 ca tử vong mới được báo cáo từ ngày 7 đến 13/3.

Bước nhảy vọt lớn nhất là ở khu vực Tây Thái Bình Dương, Hàn Quốc và Trung Quốc. Những nơi này số ca mắc tăng 25%, số ca tử vong tăng 27%.

Châu Phi cũng chứng kiến số ca mắc mới tăng 12% và số ca tử vong tăng 14%. Tại châu Âu, bệnh nhân mới cũng tăng thêm 2% nhưng số người qua đời không thay đổi. Các khu vực khác báo cáo số ca mắc giảm như đông Địa Trung Hải, dù đã chứng kiến mức tăng 38% số ca tử vong.

Một số chuyên gia bày tỏ sự lo ngại châu Âu phải đối mặt với làn sóng COVID-19 mới. Từ đầu tháng 3, hàng loạt quốc gia nhiều lần báo cáo số ca bệnh kỷ lục trong ngày như Áo, Đức, Thụy Sỹ, Hà Lan và Anh.

TS Maria Van Kerkhove, chuyên gia WHO, cho biết dòng phụ BA.2 của Omicron đang cho thấy là biến chủng dễ lây lan nhất hiện nay. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy BA.2 gây bệnh nặng hơn hay bằng chứng về sự xuất hiện của biến chủng mới.

Bức tranh dịch COVID-19 tại châu Âu không đồng đều. Ví dụ, Đan Mạch chứng kiến đỉnh dịch ngắn vào nửa đầu tháng 2 do BA.2 nhưng nhanh chóng giảm.

Dù vậy, tại Mỹ, các chuyên gia cảnh báo quốc gia này có thể phải đối mặt làn sóng tương tự châu Âu và nguyên nhân chính vẫn là biến chủng BA.2, việc dỡ bỏ hạn chế, khả năng miễn dịch từ vaccine suy giảm theo thời gian.

Giáo sư miễn dịch học Antonella Viola, Đại học Padua, Italy, cho biết: “Tôi đồng ý với việc nới lỏng các hạn chế. Bởi chúng ta không thể coi đây là trường hợp khẩn cấp sau hai năm. Song, thế giới không thể cho rằng COVID-19 đã biến mất. Việc duy trì các biện pháp nghiêm ngặt, theo dõi liên tục ca mắc mới, đeo khẩu trang ở không gian kín hoặc nơi đông người là cần thiết”.

Giáo viên mầm non mặc gợi cảm, quyến rũ gây mê người nhìn

Sở hữu khuôn mặt xinh đẹp sắc sảo và dáng vóc cao ráo, thanh mảnh nhưng không kém phần quyến rũ, nữ giáo viên mầm non Nini "đốn tim" người hâm mộ.

Giao vien mam non mac goi cam, quyen ru gay me nguoi nhin
Nữ giáo viên mầm non Nini, người Trung Quốc, nổi tiếng với gương mặt xinh đẹp sắc sảo không thua kém gì hot girl, người mẫu. 

Cấm F0 ra khỏi nhà là không còn phù hợp

Chúng ta đã cởi mở với du khách quốc tế. Vậy với người mắc Covid-19 trong nước, cũng nên nới lỏng quy định nếu quy định đó không còn phù hợp.

Hiện nay, số ca mắc mới Covid-19 mỗi ngày của cả nước đã trên 100.000 trường hợp, nhưng theo tôi, con số thực tế còn lớn hơn nhiều lần. Mặc dù vậy, điều đáng mừng là tỷ lệ tử vong rất thấp vì chúng ta đã làm tốt công tác tiêm vắc xin.

Việt Nam là một trong các quốc gia được phủ vắc xin Covid-19 tốt nhất thế giới. Đó là thành công không thể phủ nhận với chính sách của Nhà nước, sự nỗ lực của Bộ Y tế.

F0 không được ra khỏi nơi cách ly: Quy định một đằng, thực tế một nẻo

Bộ Y tế khẳng định F0 không được ra khỏi nhà, chỉ được ra khỏi phòng cách ly với điều kiện đeo khẩu trang và đảm bảo giãn cách. Tuy nhiên, thực tế có như vậy?

Chị T.T.H.A (25 tuổi), TP Thủ Đức mệt mỏi, sốt, sổ mũi đã 3 ngày. Chị tự nhủ mình đã mắc COVID-19, nhưng test nhanh mỗi ngày vẫn chỉ có 1 vạch.  Nếu là F0, chị H.A sẽ được nghỉ làm một tuần theo quy định công ty. Mãi đến ngày thứ 4 khi có triệu chứng, kết quả test nhanh của chị mới lên 2 vạch.

“3 ngày đầu tôi mỏi mệt vô cùng, biết chắc mắc bệnh rồi mà không thể xin nghỉ vì không chứng minh được F0. Thế nên tôi vẫn đi làm bình thường, chỉ hạn chế tiếp xúc với đồng nghiệp. Cảm giác tội lỗi lắm vì nhỡ may lây bệnh cho người khác".